mối liên quan giữa khối lượng cơ thể và nhịp tim?
Nghiên cứu bảng 19.1 và trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể.
- Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?
- Quan sát bảng 19.1 ta thầy: những loài động vật có khối lượng càng lớn thì nhịp tim càng chậm và người lại (hay nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể).
- Sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật này do: những loài động vật có kích thước càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất và năng lượng càng nhanh do đó nhu cầu oxi cao và ngược lại.
Mối liên hệ giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể là:
A. Tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể
B. Tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể
C. Ở cá và bò sát thì tỷ lệ thuận, ở chim và thú thì tỷ lệ nghịch
D. Tùy thuộc vào trạng thái hoạt động của cơ thể
Đáp án A
Khối lượng càng lớn thì nhịp tim càng chậm
Bảng dưới đây cho thấy nhịp tim của một số động vật:
Cho nhận xét về mối liên quan giữa nhịp tim và kích thước cơ thể động vật. Tại sao nhịp tim lại khác nhau ở các loài động vật?
Tham khảo!
- Mối liên quan giữa nhịp tim và kích thước cơ thể động vật: Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
- Nhịp tim khác nhau ở các loài động vật vì: Đặc điểm cấu tạo cũng như việc thực hiện các hoạt động sống (trao đổi chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,…) ở các loài là khác nhau, dẫn đến nhu cầu về sự vận chuyển các chất trong cơ thể là khác nhau. Kết quả dẫn đến nhịp tim khác nhau ở các loài động vật. Nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể vì càng xa tim thì áp lực máu càng nhỏ $→$ cơ thể lớn thì máu về tim càng chậm $→$ nhịp tim càng chậm.
Nêu tên và vai trò chính của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người?
Nêu mối liên hệ giữa các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người? Mô tả một cách tổng quát mối liên hệ giữa các cơ quan, hệ cơ quan, giải thích vì sao cơ thể là một thể thống nhất?
Nghiên cứu Hình 1.2, trình bày mối liên quan giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể sinh vật.
Tham khảo!
- Mối liên quan giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể sinh vật: Chất dinh dưỡng được cơ thể lấy vào và chuyển tới tế bào. Tại đây, các chất tham gia vào quá trình đồng hóa tổng hợp nên chất hữu cơ xây dựng cơ thể và dự trữ năng lượng. Một phần chất hữu cơ được phân giải, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Chất thải sinh ra từ quá trình dị hóa tế bào được cơ thể thải ra ngoài môi trường. Như vậy, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào là cơ sở cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể sinh vật.
Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền
II. Vận tốc máu trong hệ mạch không liên quan tới tổng tiết diện của mạch mà liên quan tới chênh lệch huyết áp giữa hai đầu mạch
III. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể
IV. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co
V. Trong suốt chiều dài của hệ mạch thì huyết áp tăng dần
VI. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử màu với nhau khi vận chuyển
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Đáp án A
I - Đúng. Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim. Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim
II - Sai. Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây. Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch > tĩnh mạch > mao mạch
(vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với tổng tiết diện của động và tĩnh mạch)
III - Đúng. Vì động vật càng nhỏ thì tỉ lệ Diện tích/ Thể tích càng lớn => Tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu tốn nhiều năng luợng, nhu cầu O2 cao => nhịp tim và nhịp thở càng cao
IV - Sai. Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương). Huyết áp cực đại ( huyết áp tối đa ) ứng với lúc tim co và đẩy máu và động mạch Huyết áp cực tiểu ( huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim giãn.
V - Sai. Càng xa tim thì huyết áp càng giảm( huyết áp động mạch> huyết áp mao mạch > huyết áp tĩnh mạch)
VI - Đúng.
→ Có 3 kết luận đúng
Nhịp tim của thú có khối lượng nhỏ nhanh hơn thú có khối lượng cơ thể lớn vì:
A. Động vật càng nhỏ càng dễ bị tác động trực tiếp của điều kiện nhiệt độ, ánh sáng,..từ môi trường.
B. Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn, nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hóa tăng lên, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ôxi cho quá trình chuyển hóa.
C. Động vật càng nhỏ hiệu quả trao đổi chất càng thấp, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ôxi cho quá trình chuyển hóa.
D. Động vật nhỏ, một hoạt động nhỏ của cơ thể cũng ảnh hưởng đến tim làm chúng đập nhanh hơn.
Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút
- Động vật có khối lượng càng nhỏ thì tim đập càng nhanh và ngược lại động vật có khối lượng càng lớn thì tim đập càng chậm
- Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn → nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều → bù lại lượng nhiệt đã mất các quá trình chyển hóa vật chất tăng lên →tim đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể
1.Phân tích sơ đồ 3.2 SGK , trình bày mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với cơ thể và môi trường?
2.Prôtêin trong chất tế bào được tổng hợp là nhờ có năng lượng. Vậy năng lượng lấy từ đâu?
3.Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường thể hiện như thế nào? Tế bào trong cơ thể có chức năng gì
4.Vì sao nói : tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ? Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh họa ?
1.
là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống.
Sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên và sinh sản
Cảm ứng giúp cơ thể phản ứng với kích thích từ môi trường bên ngoài
Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào
So với trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi thì khi hoạt động thể thao có sự thay đổi như thế nào về nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ quan tiêu hóa và lượng máu đến cơ xương? Giải thích.
- So với trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi thì khi hoạt động thể thao sẽ có nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ xương tăng lên còn lượng máu đến cơ quan tiêu hóa giảm.
- Khi hoạt động thể thao, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng $O_2$ trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao $O_2$), hàm lượng $CO_2$ trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra $CO_2$), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ xương, đồng thời, gây co mạch máu đến cơ quan tiêu hóa làm giảm lượng máu đến cơ quan tiêu hóa để đảm bảo cung cấp đủ $O_2$ và đào thải kịp thời $CO_2$ cho các tế bào cơ xương hoạt động.