Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
25 tháng 6 2023 lúc 10:22

Cảm ơn sự nhiệt tình của anh vì gần đến kì thi THPTQG đã đăng rất nhiều học liệu có ích về môn Văn. Thật ra mấy đề của các tỉnh hên xui sẽ có thể trúng vào bài thi THPTQG nên cứ xem qua các đề tỉnh một chút biết đâu bất ngờ. 

Bình luận (1)

XEM THÊM - [NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC VĂN TRONG GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT]:  https://hoc24.vn/cau-hoi/nhung-dieu-can-biet-khi-hoc-van-trong-giai-doan-nuoc-rutday-la-kinh-nghiem-ca-nhan-cua-anh-pop-trong-giai-doan-nuoc-rut-hoc-mon-ngu-van-on-thi-thptq.8086541123947

Bình luận (1)
Mẫn Nhi
25 tháng 6 2023 lúc 14:13

Tham khảo một số đề thi gợi ý đáp án :

 ( Ngữ Văn )https://huongnghiep.hocmai.vn/dap-an-goi-y-de-thi-mau-ky-thi-tot-nghiep-thpt-2023-mon-ngu-van/

- https://huongnghiep.hocmai.vn/dap-an-goi-y-de-thi-mau-ky-thi-tot-nghiep-thpt-2023-tat-ca-cac-mon/ . - Tất cả các môn .

Bình luận (0)
Bạch Dương Đáng Yêu
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
7 tháng 5 2016 lúc 20:30

Bài tập làm văn khi thi sẽ gồm có :

_ Tả loài cây em yêu

_ Tả cảnh sân trường em giờ ra chơi

_ Tả người thân thiết với em

_ Tả con đường đến trường

_ Tả tưởng tượng sáng tạo.

Đây là số bài văn cô kiêu về tham khảo trong thi của mình. Bạn có thể về tham khảo số bài văn này, có thể giúp ích cho việc thi !

Mình cũng sắp thi ! Chúc thi tốt nhé !

Bình luận (0)
Hạnh Nguyên
Xem chi tiết
Thân Trọng Thắng
19 tháng 12 2017 lúc 17:08

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Câu 1. (1 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4

“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa .”

(Thánh Gióng, Ngữ văn 6,tập 1)

Câu 1.1 (0,25đ). Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là

A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận

Câu 1.2 (0,25đ). Đoạn văn trên nói về nội dung gì?

A. Gióng xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì.

B. Những chi tiết kì lạ cho thấy hình ảnh Thánh Gióng đẹp kì vĩ.

C. Đứa bé cất tiếng nói đầu tiên, đòi đi đánh giặc.

D. Hình ảnh đẹp kì vĩ.

Câu 1.3 (0,25đ). Trong các từ sau từ nào là từ mượn?

A. Chân núi B. Vang dội C. Hoảng hốt D. Sứ giả

Câu 1.4 (0,25đ). “Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm”. Từ “lẫm liệt” được giải nghĩa theo cách nào?

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị C. Đưa ra từ trái nghĩa

B. Đưa ra từ đồng nghĩa D. Không phải ba cách trên

Câu 1.5 (2đ)

a. Em hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích trên và tác dụng? (1điểm)

b. Từ đoạn trích trên, em hãy viềt 3 đến 5 câu về lịch sử dân tộc ta? (1điểm)

Câu 2 (1 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 2.1 đến câu 2.3) bằng cách lựa chọn vào trước một câu trả lời đúng.

Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.

(Ngữ văn 6- tập 1)

Câu 2.1. (0,5điểm) Trong các cụm từ sau cụm từ nào là cụm động từ?

A. Không hề nao núng C. Đánh nhau ròng rã

B. Bốc từng quả đồi D. Sơn Tinh vững vàng

Câu 2.2. (0,25 điểm). Đoạn trích trên có mấy danh từ chỉ tên riêng của người?

A. Có 3 danh từ C. Có 5 danh từ

B. Có 4 danh từ D. Có 6 danh từ

Câu 2.3 (0,25 điểm). Nghĩa của từ ” nao núng” là

A. Lung lay, không vững tin ở mình nữa

B. Nôn nao, khó chịu trong người

C. Ngại ngùng không nói nên lời

D. Trằn trọc, suy nghĩ lo việc lớn

Phần II. Tập làm văn (6 điểm)

Câu 3. (6 điểm)

Hãy kể về một người thân của em.

Bình luận (1)
thao trinh
20 tháng 12 2017 lúc 15:35

mình có đề thi thật nè, lấy ko

hihi

Bình luận (0)
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
15 tháng 6 2021 lúc 19:56

Đề tỉnh khác khó quá, không biết đề tỉnh e ra sao :v, đang chờ các e thi

Bình luận (5)
Linh Linh
15 tháng 6 2021 lúc 19:57

đề sáng ni zừa thi xog nek 

Bình luận (1)
missing you =
15 tháng 6 2021 lúc 20:14

lạy trời câu cuối(:((()

Bình luận (1)
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
_Jun(준)_
10 tháng 6 2021 lúc 17:37

Câu 1: - Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa"

 - Đoạn văn trên được viết theo thể loại : Truyện ngắn.

Câu 2: Trong hai câu văn:

"Chưa hòa thuận đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc."

-Từ ngữ liên kết trong câu văn trên là từ : "Nhưng".

-Phép liên kết trong câu văn trên là : phép nối

Bình luận (0)
💢Sosuke💢
10 tháng 6 2021 lúc 18:30

Các bạn tham khảo Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn chuyên tỉnh Lâm Đồng:

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long. Tác phẩm được viết theo thể loại truyện ngắn.

Câu 2:

Từ liên kết: Nhưng

Phép liên kết: Phép nối

Câu 3:

1. Mở đoạn

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: sống có ích.

2. Thân đoạn

- Giải thích: Sống có ích là một lối sống lành mạnh, vì lợi ích cho chính mình cũng như cho cộng đồng, xã hội

- Bàn luận:

- Biểu hiện của sống đẹp:

+ Sống văn minh

+ Sống khoan dung, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh

+ Sống đúng với lương tâm của mình, không đi ngược đạo lí làm người

+ Sống lạc quan, yêu đời

- Ý nghĩa của sống đẹp:

+ Được mọi người yêu quý

+ Làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn

+ Giúp cuộc sống và xã hội tươi đẹp hơn

- Làm thế nào để có đạo lí sống đẹp:

+ Sống phải biết nghĩ cho người khác

+ Phải biết cống hiến

+ Biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi.

- Chứng minh: Các hoạt động ngày thường, yêu thương ông bà cha mẹ, học tập tốt, biết bảo vệ môi trường...

- Phản đề: những lối sống không lành mạnh, thiếu lạc quan sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chính con người họ và ảnh hưởng cho cả xã hội.

- Bài học, liên hệ: Mỗi cá nhân phải nhận thức được lối sống có ích, có những hành động, việc làm đúng đắn.

 

3. Kết đoạn

Mở rộng, kết luận lại vấn đề.

II. LÀM VĂN

I. Mở bài

-Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà:

Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966 khi miền Bắc đang trong thời kỳ hòa bình còn miền Nam vẫn đang trong ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nhiều người con đất Bắc phải lên đường vào Nam để tham gia cuộc kháng chiến ác liệt.

- Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng không chiến tranh nào có thể tàn phá.

II. Thân bài

* Khái quát cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người ba trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà mấy ngày sau tám năm xa cách.

1. Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, tương ngạnh

- Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, khi nghe tiếng ông Sáu ở bến xuồng, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác lạ lùng nhìn rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má, má”.

- Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép bé Thu bướng bỉnh không nhận cha:

+ Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba

+ Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ ông chắt nước cơm nhưng lại nói trồng

+ Bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba

+ Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại – Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha

2. Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt

- Trước lúc ông Sáu lên đường

+ Tình cha con trở lại vào khoảnh khắc ly biệt ngắn ngủi đem lại cho người đọc xúc động nghẹn ngào

+ Trước khi ông Sáu vào chiến khu, bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu, con bé lăn lọn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn

- Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu

+ Bé Thu chia tay ba nhưng tâm trạng khác trước, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa

+ Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi

+ “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông

+ Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi

– Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ

III. Kết bài

- Tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt tâm lý nhân vật trẻ em rất tinh tế, điều này thể hiện tấm lòng yêu thương của nhà văn với con người.

- Bé Thu là nhân vật được khắc họa với nhiều biến chuyển về tâm lý, ở em là đứa trẻ hồn nhiên, bướng bỉnh và giàu tình yêu thương vô bờ bến dành cho cha.

Bình luận (1)
Trần Nam Khánh
10 tháng 6 2021 lúc 19:31

1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm ''Lặng lẽ Sa Pa'' của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Thể loại viết: Truyện ngắn.

2. "Chưa hòa thuận đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc."

+ TNLK: ''Nhưng''.+ PLK: Sử dụng phép nối (từ ''nhưng'').
Bình luận (0)
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
💢Sosuke💢
22 tháng 5 2021 lúc 17:15

Love <3

Bình luận (0)
💢Sosuke💢
22 tháng 5 2021 lúc 17:16

Em ở Yên Dũng - Bắc Giang này cô !

Bình luận (0)
nguyễn mạnh tuấn
22 tháng 5 2021 lúc 19:00

em hiệp hòa bắc giang

 

Bình luận (0)
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
26 tháng 5 2021 lúc 6:46

thanks you

Bình luận (0)
Lưu Quang Trường
26 tháng 5 2021 lúc 8:43

thanks for your help

Bình luận (0)
Lê Quốc Bảo
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Yến Linh
13 tháng 5 2019 lúc 20:34

Mình thi rồi nè nhưng nhớ 2 câu à, 2 câu còn lại là lý thuyết đó bạn.

1.Qua bài văn '' Ý nghĩa văn chương'' của Hoài Thanh hãy viết đoạn văn 5-7 câu nói lên sự say mê văn học của em.

2.Bằng những dẫn chứng trong văn học và trong thực tế đời sống hãy chứng minh rằng '' Bác Hồ là người sống vô cùng giản dị và thanh bạch''

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Khánh Huyền
13 tháng 5 2019 lúc 20:15

len mang mak tim nhieu lam bn oilimdim

Bình luận (7)
Hậu Vệ Thép
Xem chi tiết
Người
12 tháng 12 2018 lúc 19:27

trả lời:

ôn tất

làm gì đã ai thi

\(\text{rất vui vì bạn chưa chết}\)

Bình luận (0)
Người dùng hiện không tồ...
12 tháng 12 2018 lúc 19:28

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?

b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:

Nếu.........thì............

Tuy.........nhưng.........

Câu 2: (2,0 điểm)

a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.

b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?

Câu 3: (6,0 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

Đáp án 

Câu 1: 

a) Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5đ)

Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) (0,25đ)

Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. (0,25đ)

b)  Nếu trời mưa thì lớp em không đi tham quan nữa. (0,5đ)

Tuy nhà nghèo nhưng bạn Nam học rất giỏi. (0,5đ)

Câu 2: 

a) Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa. (Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm). (1,0đ)

b) 

* Nghệ thuật: (0,5đ)

Từ ngữ giản dị, tinh luyện.Miêu tả kết hợp với biểu cảm.

* Nội dung:

Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. (1,0đ)

Câu 3: 

* Mở bài: (1,0đ)

Giới thiệu những hiểu biết về Bác HồGiới thiệu bài thơ "Cảnh khuya" và cảm nghĩ khái quát về bài thơ

* Thân bài:

Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ. 

Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến rung Việt Bắc: 

Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa. (1,0đ)Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo...tạo nên một bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. (1,0đ)

Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: 

Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. (1,0đ)Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà. (1,0đ)

* Kết bài:

Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). (0,5đ)Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.  (0,5đ)
Bình luận (0)
_____Teexu_____  Cosplay...
12 tháng 12 2018 lúc 19:28

- Link : https://dethihocki.com/de-thi-ki-1-mon-van-lop-7-thcs-pa-long-nam-2018-2019-a13118.html

Bình luận (0)