Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Quyên

Cùng thử sức với đề thi vào 10 môn Ngữ Văn của Sở GD&ĐT Đà Nẵng nhé các em.

Đỗ Thanh Hải
15 tháng 6 2021 lúc 19:56

Đề tỉnh khác khó quá, không biết đề tỉnh e ra sao :v, đang chờ các e thi

Linh Linh
15 tháng 6 2021 lúc 19:57

đề sáng ni zừa thi xog nek 

missing you =
15 tháng 6 2021 lúc 20:14

lạy trời câu cuối(:((()

minh nguyet
15 tháng 6 2021 lúc 20:34

nếu được chọn bài cuối thì em xin chọn Bài thơ về tiểu đội xe không kính :)))

Tiện thể mai bé 2k6 nào ở HY thì thi tốt nhé, chaizo ^^

Lê Trang
15 tháng 6 2021 lúc 21:39

Câu cuối được lựa chọn đề cơ à :> Hay thế :))

Tiện đây cũng chúc những bạn mới thi xong và sắp thi thi tốt, đạt điểm cao nha!

Gì Cái
16 tháng 6 2021 lúc 10:19

Câu 1 :

a) lời dẫn trên là lời dẫn trực tiếp 

b) Khởi ngữ là : Đối với tôi 

c) vì cậu bé đã mua được món quà cho anh trai mình 

d) nhân vật người cha là một người có sự yêu thương sâu sắc 

Câu 2 :

Lịch sự và tế nhị là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa, phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. Người biết lịch sự và tế nhị luôn có lời nói và việc làm đúng chuẩn mực, thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ con người với con người, tôn trọng và hoà nhã với người giao tiếp và những người xung quanh. Lịch sự trong hành động và tế nhị trong thái độ tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau. Lịch sự và nhã nhặn trong lời nói và hành động luôn được mọi người trân trọng, yêu mến và tin tưởng. Muốn trở thành người lịch sự, điều quan trọng nhất là phải luôn tôn trọng bản thân và người khác, sống vị tha, khoan dung, giàu lòng trắc ẩn. Tiếp đến, cần chăm chỉ học tập tốt để có kiến thức, hiểu biết; hoàn thiện nhân cách, nhân phẩm, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, chủ động kiểm soát cảm xúc và biết nhường nhịn người khác. Để xây dựng một lối sống thanh cao và tiến bộ, cần phê phán, lên án những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thiếu trong sáng, lành mạnh, xúc phạm nhân cách, nhan phẩm người khác, đồng thời giúp đỡ họ cùng rèn luyện và hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Tính lịch sự và tế nhị thể hiện và khẳng định bản lĩnh sống đẹp của con người. Đó là phẩm chất cần có ở mỗi con người trong thời đại ngày nay.

Câu 3 :

Nhà thơ Huy Cận sáng tác bài thơ Đoàn thuyền đánh cả vào năm 1958, tại vùng biển tỉnh Quảng Ninh. Bài thơ ra đời trong giai đoạn miền Bắc nước ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển kinh tế văn hóa sôi nổi. Đây được xem là một trong những bài thơ hay viết về đề tài cổ vũ lao động khi nhân dân làm chủ cuộc đời

Bài thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá gồm bảy đoạn thơ tường thuật lại hành trình đoàn thuyền của ngư dân Quãng Ninh ra khơi đánh bắt cá: Mở đầu là giới thiệu ra khơi lúc hoàng hôn chiều xuống, tiếp đến là cảnh đánh bắt cá trong đêm trăng sáng trên biển vịnh Hạ Long và trở về bến cảng vào lúc rạng đông. Ba khổ thơ cuối là khúc hát mê say của người lao động kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền buồm căng lộng gió trở về

Cảnh đánh cá về đêm giũa biển thật vất vả và cũng lắm hiểm nguy. Và để xua tan đi cái mệt nhọc ấy, những tiếng hát văng vẳng cất lên giữa không gian bao la. Âm thanh tiếng hát không bao giờ dứt giữa biển cả mênh mông. Tiếng hát căng đầy sức sống của người lao động mới:

Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyển đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Trăng in xuống nước, sóng xô bóng trăng dưới nước như gõ vào mạn thuyền tạo nên nhịp trăng để xua cá vào lưới. Thiên nhiên và con người cùng một nhịp lao động. Công việc đánh cá vào đêm vốn nặng nhọc, vất vả đã thành bài ca lao động đầy niềm vui nhịp nhàng, cùng thiên nhiên vừa hùng tráng vừa thơ mộng. Tiếng hát lạc quan của những người ngư dân lao động Hòn Gai làm cho công việc vơi đi nỗi mệt nhọc.

Hình ảnh gọi cá vào chính là công việc vất vả của ngư dân. Nhưng dưới ngòi bút của Huy Cận, ông đã biến công việc nặng nhọc này thành niềm vui say mang đầy chất thơ. Lời ca gọi cá vào lưới nâng cao thêm cái chất thơ mộng của bức tranh. Ngư dân gõ thuyền xua ca vào lưới. Nhưng ở đây không phải con người mà là ánh trăng in xuống nước óng ánh, trăng gõ vào mạn thuyền, muôn vàn ánh vàng tan ra theo làn sóng vỗ vào mạn thuyền. Hiện thực được trí tưởng tượng sáng tạo thành hình ảnh lãng mạn giàu chất thơ. Cái nhìn của tác giả đối với con người là cái nhìn tươi tắn đầy lạc quan. Từ gõ và hát trong câu thơ giúp ta hình dung cảnh đánh cá ngoài khơi thật sinh động và hấp dẫn. Biển hào phóng cho ta nhiều tôm cá, con người chinh phục thiên nhiên cũng đầy lòng biết ơn:

Biên cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buôi nào.

Biển như lòng mẹ ấm áp chan chứa nghĩa tình. Nghệ thuật so sánh độc đáo cho ta thấy sự phong phú của tài nguyên biển góp phần nuôi sống con người dưới bàn tay lao động khai thác của những ngư dân. Nếu như mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt ngào tinh khiết từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành thì biển cả, dù những ngày sóng lặng gió êm hay bão tố cuồng nộ thì lúc nào biển cũng hào phóng ban tặng cho ngư dân nguồn hải sản quý báu. Chính bà mẹ biển cả bao la đó đã nuôi sống con người bao thế hệ. Giọng thơ tha thiết chân thành. Niềm say sưa hào hứng và những ước mơ cháy bỏng của con người muốn hòa họp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động cùa mình:

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kẻo xoăn tay đàn cá nặng
Vay bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Hình ảnh sao mờ là tín hiệu thời gian: đêm sắp tàn, ngày đã đến – thời điểm công việc đánh cá diễn ra khẩn trương để thu hoạch cá. Công việc gần hoàn tất, người lao động vui mừng với thành quả gặt hái được chùm cá nặng. Bóng đêm tan dần, ngày bắt đầu đến, nhịp độ lao động càng khẩn trương. Nhịp thơ 2/2/3 phù họp nhịp điệu khẩn trương của đoàn thuyền. Yếu tố thực sao mờ giúp ta hiêu được đoàn người yêu lao động. Họ đã thức thâu đêm để kéo lưới. Hình ảnh lao động nhọc nhằn nhưng rất hào hùng ấy thể hiện qua nhũng từ ngữ gọi tả độc đáo kéo xoăn tay, chùm cá nặng là cách so sánh thú vị, sinh động giúp ta hình dung cá nhiều vô kể: chúng chen nhau như chùm quả. Chùm cá nặng còn tượng trưng cho thành quả lao động thắng lợi, nó chất chứa bao niềm vui hạnh phúc của ngư dân.

Từ lóe được dùng rất hay và gợi tả ánh bình minh đang lên, vừa gợi lên động tác nhảy nhót của đàn cá trong mẻ lưới. Lưới kéo lên, những tia nắng sớm rực rỡ chiếu trên khoang thuyền đầy ắp cá làm lấp lánh màu sắc tạo nên vay bạc đuôi vàng. Câu thơ có màu sắc rược rỡ nhưng bất ngờ nhất là hình ảnh lóe rạng đông, đuôi vẩy của những con cá. Khoang thuyền đầy ắp cá. Nghệ thuật sử dụng màu sắc thật hài hòa: màu sắc bạc, vàng tạo ánh hồng làm cho bức tranh có một gam màu lộng lẫy, rực rỡ. Tiếng hát căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi, giờ đây tiếng hát căng buồm cùng đoàn thuyền đầy ắp cá trở về. Trí tưởng tượng đã nối dái chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo:

Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biến nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Câu thứ nhất lặp lại câu cuối khổ thơ tạo một cảm giác tuần hoàn: câu hát căng buồm đưa thuyền đi thì nay vẫn câu hát ấy căng buồm đưa thuyền về. Nhưng bây giờ thuyền trở về một tư thế mới: Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Và trong cuộc chạy đua này, con người đã chiến thắng, đã về đích trước. Khi mặt trời đội biển đem màu đỏ sáng cho đất trời thì con người đã về bến. Lại thêm một sự hòa hợp nhịp nhàng giữa con người và vũ trụ. Biện pháp nói quá kết hợp hình ảnh hoán dụ mắt cả huy hoàng muôn dặm phơi, đã vẻ lên không khí được mùa cá thu hoạch thắng lợi và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân vùng biển. Ánh mặt trời điểm tô cho thành quả lao động thêm rực rỡ: muôn mắt cá như muôn ánh mặt trời tỏa ánh huy hoàng. Thuyền và người luôn nổi bật giữa vũ trụ lớn lao và niềm vui chiến thắng cũng mang tầm vóc lớn.

Đoạn thơ miêu tả cảnh biển khơi về đêm thật đẹp, thật tráng lệ thể hiện năng lực quan sát và đầu óc bay bổng của nhà thơ. Thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho những ngư dân chăm chỉ lao động thu hoạch được nhiều mẻ cá lớn. Công việc đánh cá về đêm thật vất vả, nặng nhọc nhung đã đem lại cho con người một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Niềm phấn khởi của ngư dân cũng là dấu hiệu của cuộc sống đang chuyển biến lên một tầm cao mới.

Với cách sử dụng màu sắc, cách vận dụng các thủ pháp nghệ thuật như ân dụ, hoán dụ, nhân hóa và thậm xưng, Huy Cận đã sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa. Ba khổ thơ cuối toát lên vẻ đẹp của vùng biền quê hương, của khung cảnh lao động, là niềm vui của con người đã làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.

Đoạn thơ còn là bài ca dành cho biển hào phóng, cho những con người cần cù, gan góc đang làm giàu cho đất nước. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả những người lao động mói đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi tới tưong lai tươi sáng

Đỗ Thanh Hải
16 tháng 6 2021 lúc 11:05

Các bạn tham khảo đáp án đề thi vào 10 môn ngữ văn 2021-2022 Đà nẵng

Source :tuyensinh247.com

undefinedundefinedundefinedundefinedundefined


Các câu hỏi tương tự
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Nguyễn Yuki
Xem chi tiết
Nguyễn Yuki
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Khánh Ngọc
Xem chi tiết