Vì sao nói văn học là hình thái ý thức thẩm mĩ và ngôn từ văn học là nghệ thuật ngôn từ?
Vì sao nói văn học là hình thái ý thức thẩm mĩ và ngôn từ văn học là nghệ thuật ngôn từ?
Trước hết thì mình sẽ giải quyết lần lượt từng vế một:
- Văn học là hình thái ý thức thẩm mĩ:
+ Ý thức thẩm mĩ ở đây có thể hiều là "cái đẹp" phản ánh và bị quy định bởi thực tại khách quan và tồn tại xã hội đồng thời nó là sự phản ánh đặc thù của thế giới hiện thực.
+ Trong văn chương, ý thức thẩm mĩ được truyền tải bằng hệ thống ngôn từ, hình tượng, hình ảnh nghệ thuật.
- Văn học là nghệ thuật ngôn từ: ngôn từ chính là chất liệu của văn học. Thông qua hệ thống ngôn từ mà người đọc được hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng mà nhà văn/ nhà thơ muốn truyền tải
=> Nghệ thuật ngôn từ là một phần của ý thức thẩm mĩ và qua đó truyền tải đến độc giả hình thái ý thức thẩm mĩ.
- Bàn luận:
+ Để đánh giá một tác phẩm hay không chỉ ở phần nội dung mà còn nằm ở hình thức. Bao đời này thứ làm người ta ấn tượng đầu tiên vẫn là tính thẩm mĩ và sự trau truốt ngôn từ cùng các hình thức nghệ thuật khác. Để tôn lên giá trị của tác phẩm không thể thiếu sự đầu tư công phu về ngôn từ.
+ Hình thái ý thức thẩm mĩ chính là thứ người đọc sẽ cảm nhận được qua mỗi trang sách. Nhờ ngôn từ giàu đẹp và nội dung phong phú mà ý thức thẩm mĩ cũng dần hình thành trong trí nhờ người đọc. Qua đó những nét đẹp từ ngàn đời được truyền lại từ đời này qua đời khác, giữ gìn những truyền thống đáng quý, đáng trân trọng
Bạn có thể bổ sung thêm nữa nhé
Nói Văn học là một hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ vì tồn đọng trong bản chất những con chữ biết nói để bật ra những hình tượng: về đời sống, con người, tình cảm, lịch sử, xã hội; vì nó hiện thể nên những phẩm chất tính cách tự giác biết bản thân tác giả và người đọc cần làm những điều gì, tức là nó thôi thúc con người ta đến những cái chuẩn tốt đẹp trong cuộc sống. Hơn hết Văn học không thể không là thẩm mĩ, nếu không có những cái tinh tế sâu sắc, cách nói cách gợi đẹp đẽ thì đâu còn chi là Văn học nữa; đồng thời thực ngôn từ Văn học chính là nghệ thuật ngôn từ bởi để truyền đạt đến đọc giả nhiều hơn thì nó đâu thể chứa chại trong mình những con chữ thô kệch như Văn nói, nó là ngôn từ gợi những cái đẹp và cảm xúc phải dùng tất thảy những gì nghệ thuật tinh túy nhất để ngôn từ của nó đạt đến độ là tiếng nói chung của cả dân tộc thể hiện cả tâm hồn dân tộc đó. Bởi thế, Văn học là một hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ!
Vì sao nói văn học là 1 hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ?
Nói Văn học là một hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ vì tồn đọng trong bản chất những con chữ biết nói để bật ra những hình tượng: về đời sống, con người, tình cảm, lịch sử, xã hội; vì nó hiện thể nên những phẩm chất tính cách tự giác biết bản thân tác giả và người đọc cần làm những điều gì, tức là nó thôi thúc con người ta đến những cái chuẩn tốt đẹp trong cuộc sống. Hơn hết Văn học không thể không là thẩm mĩ, nếu không có những cái tinh tế sâu sắc, cách nói cách gợi đẹp đẽ thì đâu còn chi là Văn học nữa; đồng thời thực Văn học chính là nghệ thuật ngôn từ bởi để truyền đạt đến đọc giả nhiều hơn thì nó đâu thể chứa chại trong mình những con chữ thô kệch như Văn nói, nó là Văn học phải dùng tất thảy những gì nghệ thuật tinh túy nhất để ngôn từ của nó đạt đến độ là tiếng nói chung của cả dân tộc thể hiện cả tâm hồn dân tộc đó. Bởi thế, Văn học là một hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ!
Văn học là một hình tượng vì nó sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những hình ảnh, âm thanh, ý tưởng,... trong tâm trí người đọc. Những hình ảnh này có thể là cụ thể, có thể là trừu tượng, nhưng chúng đều có tác dụng gợi lên những cảm xúc, suy nghĩ và liên tưởng ở người đọc.
Văn học là ý thức vì nó phản ánh những quan niệm, tư tưởng, tình cảm của con người về cuộc sống. Những quan niệm, tư tưởng này có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp qua các hình tượng trong tác phẩm văn học.
Văn học là thẩm mỹ vì nó mang lại cho người đọc những trải nghiệm đẹp đẽ về cuộc sống. Những trải nghiệm này có thể là về tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, sự cô đơn,... nhưng chúng đều có tác dụng làm cho tâm hồn người đọc trở nên phong phú và đẹp đẽ hơn.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ vì nó sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo để tạo ra những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao. Ngôn ngữ trong văn học không chỉ được sử dụng để truyền tải thông tin, mà còn được sử dụng để tạo ra những hình ảnh, âm thanh, ý tưởng,... có tác dụng gợi lên những cảm xúc, suy nghĩ và liên tưởng ở người đọc.
- Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ biểu đạt đặc thù của sáng tác văn học. Trên cơ sở ngôn ngữ chung của đời sống do nhân dân sáng tạo nên, ngôn ngữ văn học hình thành và phát triển phong phú nhờ lao động tinh thần đặc biệt và đầy cảm hứng của nhà văn. Bởi vậy, ngôn ngữ văn học thể hiện rõ cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của người viết. Tính hình tượng và tính thẩm mĩ là hai tính chất quan trọng nhất của ngôn ngữ văn học, chi phối các tính chất khác như tính chính xác, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm, tính cá thể hóa…
- Đa nghĩa là một trong những tính chất rất nổi bật của ngôn từ trong tác phẩm văn học. Ở đây, từ ngữ không chỉ có nghĩa đen, nghĩa gốc, nghĩa bản đầy mà còn có nghĩa mới, nghĩa phát sinh, do chúng thường được đặt trong những cấu trúc hay ngữ cảnh đặc biệt.
Đặc điểm ngôn ngữ nào sau đây không phải của văn bản văn học?
A. Giàu biện pháp tu từ, có tính thẩm mĩ cao.
B. Biểu hiện tư tưởng, cảm xúc của con người.
C. Có tính chính xác, khách quan, khoa học.
D. Mang tính biểu tượng và đa nghĩa.
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoan trích sau:
Ở đây phải chú ý ba khâu:
Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của ta (tôi không muốn dùng chữ “từ vựng”).
Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ “ngữ pháp”).
Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể loại văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật…).
(Phạm Văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn trích bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
- Về từ ngữ: sử dụng nhiều từ ngữ chuyên ngành ngôn ngữ: vốn chữ, ngữ pháp, thể văn, phong cách…
- Về câu: viết rõ ràng, trong sáng, các luận điểm trình bày mạch lạc, logic
- Dấu câu: ngắt nghỉ đúng chỗ, câu văn đúng nghĩa
- Phần chú thích cung cấp thêm thông tin cho người viết
Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại). Cần nắm được đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại theo các gợi ý sau:
a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển. b) Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh. c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo
- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian
+ Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)
- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.
+ Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.
+ Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.
- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)
+ Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...
+ Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...
- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):
+ Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt
+ Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...
Đọc đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở đây, trong câu chuyện kể, nó có tác dụng như thế nào?
Đoạn văn từ “Ông nói gì với chị?” đến “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn
Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này: Bình luận ngoại đề (hay “trữ tình ngoại đề”)
+ Trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm...
+ Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ những tư tưởng tiến bộ, những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn với người đọc...
- Lưu ý: nếu lạm dụng trữ tình ngoại đề sẽ làm cho tác phẩm tản mạn, sai lệch về tư tưởng, thiếu kinh nghiệm sống, ảnh hưởng chất lượng tác phẩm
Nhận định nào không thỏa đáng khi bàn về ý nghĩa quan trọng của ngôn từ trong văn bản văn học?
A. Không có ngôn từ thì nhà văn không có phương tiện, chất liệu để sáng tạo văn bản văn học.
B. Không có ngôn từ thì người đọc không có căn cứ cụ thể để tìm hiểu, thưởng thức văn bản văn học.
C. Không có ngôn từ thì nhà văn và người đọc không thể hiểu biết, thông cảm và quý trọng lẫn nhau.
D. Không có ngôn từ thì không tồn tại chi tiết, tình tiết, hình tượng, nhân vật,... nghĩa là không có văn bản văn học.
Điền từ vào […] trong đoạn văn dưới đây sao cho phù hợp nhất?
“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản […](kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"
A. Nghệ thuật.
B. Khoa học.
C. Văn học.
D. Chính luận.
“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"
Đáp án cần chọn là: B
Đáp án là B nha bn
“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"
Đáp án cần chọn là: B
Đoạn văn từ câu: “ Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở đây, trong câu chuyện kể, nó có tác dụng như thế nào?