Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 21:08

1. Một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du:

- Nguyễn Du (1766? –1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút của ông.

- Sự nghiệp văn chương:

+ Tác phẩm chữ Hán: "Thanh Hiên thi tập" (78 bài thơ), Nam trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài thơ).

+ Tác phẩm chữ Nôm: "Đoạn trường tân thanh" (Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát; "Văn chiêu hồn" (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh).

- Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới. Tác phẩm của ông kết hợp giữa văn học phương Đông và phương Tây, từ đó tạo ra một thể loại mới mang tính cách riêng biệt và độc đáo. Truyện Kiều đã trở thành bản mẫu cho các tác phẩm truyện thơ Nôm sau này và là một trong những tác phẩm tiên phong trong việc phát triển văn học dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 3 2019 lúc 8:55

Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, truyện Bến quê gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 8 2017 lúc 17:50

Chọn đáp án: A.

Bình luận (0)
giang đáng iuuu
Xem chi tiết
My My
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
4 tháng 3 2018 lúc 10:47
Mở bài:

Nguyễn trãi là một nhà thơ, nhà văn, nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc ta; là danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ. Trong đó nổi bậc nhất là tập “Quân trung từ mệnh tập” – một tập đại thành về nghệ thuật đánh giặc và áng văn “Bình Ngô đại cáo” – một thiên cổ hùng văn nức tiếng đến muôn đời. Thế nhưng, cuộc đời của Nguyễn Trãi cũng là một cuộc đời phi thường và nghiệt ngã xưa nay chưa từng có. (Thuyết minh về Nguyễn Trãi)

Thân bài:

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.

* Nguyễn Trãi thời kì đi học:

Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh, một đại quan triều Hồ. Gia tộc ông có truyền thống hiếu học, lại nổi tiếng nghĩa khí, cương trực, luôn giúp đỡ và bảo vệ dân lành. Truyền thống tốt đẹp ấy gây ảnh hưởng sâu sắc đối với tài năng và tính cách của Nguyễn Trãi sau này.

Tròn 6 tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại Trần Nguyên Đán. Năm 1390, Trần Nguyên Đán cũng qua đời, Nguyễn Trãi theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê, Hà Nội. Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập. Ông nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân. Nhà sử học Phan Huy Chú từng nhận xét Nguyễn trãi tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, ông đều am hiểu cả.

* Nguyễn Trãi thời kì làm quan:

Năm 1400, nhà Hồ thành lập và mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự và đỗ Thái học sinh. Năm đó ông đứng thứ tư, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng.

Năm 1407, nhà Minh xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly do khinh địch, không kịp phòng bị, lại không được lòng dân nên kháng chiến thất bại. Nguyễn Phi Khanh, cha Nguyễn Trãi, cùng nhiều quan lại khác bị bắt giải về Trung Quốc. Nguyễn Trãi cùng người em đi theo chăm sóc cha. Nghe lời cha dặn, Nguyễn Trãi tìm đường trở về, tính kế trả thù cứu nước.

* Nguyễn Trãi thời mười năm phiêu dạt tìm đến núi Lam Sơn, quyết tâm đánh giặc cứu nước:

Khi trở về nước, Nguyễn Trãi quyết chí phục thù, đánh giặc cứu cha. Ông rong ruổi khắp nơi vừa để trốn tránh bị bắt vừa mong gặp người hiền tài, kêu gọi những ai cùng chung ý chí đứng lên chống giặc.

Năm 1416, nghe tiếng Lê lợi, một người anh hùng có chí lớn đang chiêu binh, ông tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩmBình Ngô sách. Ông nhanh chóng được Lê Lợi thâu nhận và trọng dụng. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn.

Không những tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp, Nguyễn Trãi còn đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân. Ông góp công sức rất lớn tạo nên những chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

Năm 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô. Từ đó, ông làm quan dưới triều Lê, góp công xây dựng, phát triển đất nước vững bền. Thời kì làm quan thăng trầm trôi nổi. Nhiều lúc chứng kiến kẻ gian thần lộng hành mà ông can gián vua không nghe, bất mãn ông xin từ quan ở ẩn một thời gian ở núi Côn Sơn.

Khi Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại làm quan. Vua cho ông giữ chức Tả gián nghị đại phu. Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo nhân tài.

Năm 1442, một lần ghé thăm gia đình Nguyễn Trãi ở vườn Lệ Chi, vua Lê Thái Tôn chẳng may băng hà. Lợi dụng sự việc này, bọn gian thần vốn xưa nay ganh ghét Nguyễn Trãi đã vu cho ông tội giết vua và nhận án bị tru di tam tộc. Đây là một kì án thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Mãi 20 năm sau, vua Lê Thánh Tông mới giải được hàm oan này, khôi phục lại danh dự cho Nguyễn Trãi.

* Nhận xét chung:

Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ. Ông kiên quyết chiến đấu chống bạo lực xâm lược và chống gian tà. Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh của một chiến sĩ dũng cảm.

Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo. Trên cơ sở của thực tiễn và kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.

Nguyễn Trãi còn vận dụng rất thành công thuật tâm công (đánh vào tâm lí) trong cuộc chiến chống kẻ thù. Bởi ông nắm vững tâm lí của con người, thấu hiểu quy luật vận động của nó, sự biến chuyển của thời cuộc, nên đã có những lời lẽ đi thằng vào lòng người làm nên những đổi thay to lớn theo chiều hướng mà ông mong muốn. Bộ Quân trung từ mệnh tập được Phan Huy Chú đánh giá có sức mạnh hơn mười vạn quân là cũng bởi vì thế. Có thể nói, Nguyễn Trãi là người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng chiến tranh nhân dân.

* Sự nghiệp văn học Nguyễn Trãi:

Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, bao gồm các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi…

* Văn chính luận:

Bình Ngô đại cáo là bài cáo tổng kết toàn bộ công cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. Có thể nói, công lao lớn đầu tiên của Nguyễn Trãi trên lĩnh vực tư tưởng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc và cũng rất sớm đối với lịch sử thế giới, Nguyễn Trãi đã khẳng định một cách mạnh mẽ và đanh thép sự tồn tại của dân tộc Việt Nam. Đó là quyền độc lập dân tộc, quyền dân tộc tự quyết và quyền bảo tồn phát triển nền văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Quân trung từ mệnh tập là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi gửi cho các thủ lĩnh các cứ, các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ năm 1423 đến năm 1427. Nội dung chính là trình bày quan điểm, khẳng định lập trường, nhận định thời thế, kêu gọi chiêu hàng.

Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quyển này Nguyễn Trãi kết hợp với các sử quan triều đình biên soạn theo lệnh của Lê Thái Tổ năm 1431

Văn bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi soạn năm 1433, kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.

* Địa lý

Dư địa chí là quyển sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam.

* Thơ phú

Ức Trai thi tập là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ. Tập thơ thể hiện sâu sắc phong thái thanh cao và tinh thần cứng cỏi của một bậc đại Nho.

Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm duy nhất của Nguyễn Trãi và cũng là tập thơ chữ Nôm đầu tiên của nền văn học Việt Nam. Cho đến nay, tập thơ này được lưu truyền và bảo tồn khá nguyên vẹn, trở thành nguồn tư liệu quý giá trong công tác nghiên cứu chữ Nôm.

Chí Linh sơn phú là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422.

Băng Hồ di sự lục là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời ông ngoại Trần Nguyên Đán.

Ngoài ra, Nguyễ

n Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay.

Kết Bài:

Trong tâm trí thế hệ các con cháu hôm nay và mai sau, ngôi sao Khuê Nguyễn Trãi mãi mãi còn chiếu sáng, mãi mãi là một vị anh hùng dân tộc, thể hiện trong ông ý chí kiên cường, sáng suốt của một vị cố vấn quan trọng, một thi sĩ tài ba, một nhà ngoại giao và là nhà chiến lược quân sự xuất sắc. Nguyễn Trãi là sản phẩm của dân tộc, là sự kết tinh của tinh hoa dân tộc và thời đại, là người phát ngôn tư tưởng lí tưởng lớn của thời đại. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
4 tháng 3 2018 lúc 11:23
Mở bài:

Nguyễn trãi là một nhà thơ, nhà văn, nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc ta; là danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ. Trong đó nổi bậc nhất là tập “Quân trung từ mệnh tập” – một tập đại thành về nghệ thuật đánh giặc và áng văn “Bình Ngô đại cáo” – một thiên cổ hùng văn nức tiếng đến muôn đời. Thế nhưng, cuộc đời của Nguyễn Trãi cũng là một cuộc đời phi thường và nghiệt ngã xưa nay chưa từng có. (Thuyết minh về Nguyễn Trãi)

Thân bài:

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.

* Nguyễn Trãi thời kì đi học:

Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh, một đại quan triều Hồ. Gia tộc ông có truyền thống hiếu học, lại nổi tiếng nghĩa khí, cương trực, luôn giúp đỡ và bảo vệ dân lành. Truyền thống tốt đẹp ấy gây ảnh hưởng sâu sắc đối với tài năng và tính cách của Nguyễn Trãi sau này.

Tròn 6 tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại Trần Nguyên Đán. Năm 1390, Trần Nguyên Đán cũng qua đời, Nguyễn Trãi theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê, Hà Nội. Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập. Ông nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân. Nhà sử học Phan Huy Chú từng nhận xét Nguyễn trãi tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, ông đều am hiểu cả.

* Nguyễn Trãi thời kì làm quan:

Năm 1400, nhà Hồ thành lập và mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự và đỗ Thái học sinh. Năm đó ông đứng thứ tư, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng.

Năm 1407, nhà Minh xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly do khinh địch, không kịp phòng bị, lại không được lòng dân nên kháng chiến thất bại. Nguyễn Phi Khanh, cha Nguyễn Trãi, cùng nhiều quan lại khác bị bắt giải về Trung Quốc. Nguyễn Trãi cùng người em đi theo chăm sóc cha. Nghe lời cha dặn, Nguyễn Trãi tìm đường trở về, tính kế trả thù cứu nước.

* Nguyễn Trãi thời mười năm phiêu dạt tìm đến núi Lam Sơn, quyết tâm đánh giặc cứu nước:

Khi trở về nước, Nguyễn Trãi quyết chí phục thù, đánh giặc cứu cha. Ông rong ruổi khắp nơi vừa để trốn tránh bị bắt vừa mong gặp người hiền tài, kêu gọi những ai cùng chung ý chí đứng lên chống giặc.

Năm 1416, nghe tiếng Lê lợi, một người anh hùng có chí lớn đang chiêu binh, ông tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩmBình Ngô sách. Ông nhanh chóng được Lê Lợi thâu nhận và trọng dụng. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn.

Không những tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp, Nguyễn Trãi còn đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân. Ông góp công sức rất lớn tạo nên những chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

Năm 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô. Từ đó, ông làm quan dưới triều Lê, góp công xây dựng, phát triển đất nước vững bền. Thời kì làm quan thăng trầm trôi nổi. Nhiều lúc chứng kiến kẻ gian thần lộng hành mà ông can gián vua không nghe, bất mãn ông xin từ quan ở ẩn một thời gian ở núi Côn Sơn.

Khi Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại làm quan. Vua cho ông giữ chức Tả gián nghị đại phu. Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo nhân tài.

Năm 1442, một lần ghé thăm gia đình Nguyễn Trãi ở vườn Lệ Chi, vua Lê Thái Tôn chẳng may băng hà. Lợi dụng sự việc này, bọn gian thần vốn xưa nay ganh ghét Nguyễn Trãi đã vu cho ông tội giết vua và nhận án bị tru di tam tộc. Đây là một kì án thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Mãi 20 năm sau, vua Lê Thánh Tông mới giải được hàm oan này, khôi phục lại danh dự cho Nguyễn Trãi.

* Nhận xét chung:

Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ. Ông kiên quyết chiến đấu chống bạo lực xâm lược và chống gian tà. Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh của một chiến sĩ dũng cảm.

Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo. Trên cơ sở của thực tiễn và kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.

Nguyễn Trãi còn vận dụng rất thành công thuật tâm công (đánh vào tâm lí) trong cuộc chiến chống kẻ thù. Bởi ông nắm vững tâm lí của con người, thấu hiểu quy luật vận động của nó, sự biến chuyển của thời cuộc, nên đã có những lời lẽ đi thằng vào lòng người làm nên những đổi thay to lớn theo chiều hướng mà ông mong muốn. Bộ Quân trung từ mệnh tập được Phan Huy Chú đánh giá có sức mạnh hơn mười vạn quân là cũng bởi vì thế. Có thể nói, Nguyễn Trãi là người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng chiến tranh nhân dân.

* Sự nghiệp văn học Nguyễn Trãi:

Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, bao gồm các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi…

* Văn chính luận:

Bình Ngô đại cáo là bài cáo tổng kết toàn bộ công cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. Có thể nói, công lao lớn đầu tiên của Nguyễn Trãi trên lĩnh vực tư tưởng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc và cũng rất sớm đối với lịch sử thế giới, Nguyễn Trãi đã khẳng định một cách mạnh mẽ và đanh thép sự tồn tại của dân tộc Việt Nam. Đó là quyền độc lập dân tộc, quyền dân tộc tự quyết và quyền bảo tồn phát triển nền văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Quân trung từ mệnh tập là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi gửi cho các thủ lĩnh các cứ, các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ năm 1423 đến năm 1427. Nội dung chính là trình bày quan điểm, khẳng định lập trường, nhận định thời thế, kêu gọi chiêu hàng.

Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quyển này Nguyễn Trãi kết hợp với các sử quan triều đình biên soạn theo lệnh của Lê Thái Tổ năm 1431

Văn bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi soạn năm 1433, kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.

* Địa lý

Dư địa chí là quyển sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam.

* Thơ phú

Ức Trai thi tập là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ. Tập thơ thể hiện sâu sắc phong thái thanh cao và tinh thần cứng cỏi của một bậc đại Nho.

Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm duy nhất của Nguyễn Trãi và cũng là tập thơ chữ Nôm đầu tiên của nền văn học Việt Nam. Cho đến nay, tập thơ này được lưu truyền và bảo tồn khá nguyên vẹn, trở thành nguồn tư liệu quý giá trong công tác nghiên cứu chữ Nôm.

Chí Linh sơn phú là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422.

Băng Hồ di sự lục là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời ông ngoại Trần Nguyên Đán.

Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay.

Kết Bài:

Trong tâm trí thế hệ các con cháu hôm nay và mai sau, ngôi sao Khuê Nguyễn Trãi mãi mãi còn chiếu sáng, mãi mãi là một vị anh hùng dân tộc, thể hiện trong ông ý chí kiên cường, sáng suốt của một vị cố vấn quan trọng, một thi sĩ tài ba, một nhà ngoại giao và là nhà chiến lược quân sự xuất sắc. Nguyễn Trãi là sản phẩm của dân tộc, là sự kết tinh của tinh hoa dân tộc và thời đại, là người phát ngôn tư tưởng lí tưởng lớn của thời đại. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Thời Sênh
13 tháng 2 2019 lúc 18:18
Mở bài:

Nguyễn Trãi là một nhà thơ, nhà văn, nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc ta; là danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ. Trong đó nổi bậc nhất là tập “Quân trung từ mệnh tập” – một tập đại thành về nghệ thuật đánh giặc và áng văn “Bình Ngô đại cáo” – một thiên cổ hùng văn nức tiếng đến muôn đời. Thế nhưng, cuộc đời của Nguyễn Trãi cũng là một cuộc đời phi thường và nghiệt ngã xưa nay chưa từng có.

Thân bài:

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Nguyễn Trãi thời kì đi học:

Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh, một đại quan triều Hồ. Gia tộc ông có truyền thống hiếu học, lại nổi tiếng nghĩa khí, cương trực, luôn giúp đỡ và bảo vệ dân lành. Truyền thống tốt đẹp ấy gây ảnh hưởng sâu sắc đối với tài năng và tính cách của Nguyễn Trãi sau này.

Tròn 6 tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại Trần Nguyên Đán. Năm 1390, Trần Nguyên Đán cũng qua đời, Nguyễn Trãi theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê, Hà Nội. Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập. Ông nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân. Nhà sử học Phan Huy Chú từng nhận xét Nguyễn trãi tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, ông đều am hiểu cả.

Nguyễn Trãi thời kì làm quan:

Năm 1400, nhà Hồ thành lập và mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự và đỗ Thái học sinh. Năm đó ông đứng thứ tư, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng.

Năm 1407, nhà Minh xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly do khinh địch, không kịp phòng bị, lại không được lòng dân nên kháng chiến thất bại. Nguyễn Phi Khanh, cha Nguyễn Trãi, cùng nhiều quan lại khác bị bắt giải về Trung Quốc. Nguyễn Trãi cùng người em đi theo chăm sóc cha. Nghe lời cha dặn, Nguyễn Trãi tìm đường trở về, tính kế trả thù cứu nước.

Nguyễn Trãi thời mười năm phiêu dạt tìm đến núi Lam Sơn, quyết tâm đánh giặc cứu nước:

Khi trở về nước, Nguyễn Trãi quyết chí phục thù, đánh giặc cứu cha. Ông rong ruổi khắp nơi vừa để trốn tránh bị bắt vừa mong gặp người hiền tài, kêu gọi những ai cùng chung ý chí đứng lên chống giặc.

Năm 1416, nghe tiếng Lê lợi, một người anh hùng có chí lớn đang chiêu binh, ông tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩmBình Ngô sách. Ông nhanh chóng được Lê Lợi thâu nhận và trọng dụng. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn.

Không những tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp, Nguyễn Trãi còn đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân. Ông góp công sức rất lớn tạo nên những chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

Năm 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô. Từ đó, ông làm quan dưới triều Lê, góp công xây dựng, phát triển đất nước vững bền. Thời kì làm quan thăng trầm trôi nổi. Nhiều lúc chứng kiến kẻ gian thần lộng hành mà ông can gián vua không nghe, bất mãn ông xin từ quan ở ẩn một thời gian ở núi Côn Sơn.

Khi Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại làm quan. Vua cho ông giữ chức Tả gián nghị đại phu. Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo nhân tài.

Năm 1442, một lần ghé thăm gia đình Nguyễn Trãi ở vườn Lệ Chi, vua Lê Thái Tôn chẳng may băng hà. Lợi dụng sự việc này, bọn gian thần vốn xưa nay ganh ghét Nguyễn Trãi đã vu cho ông tội giết vua và nhận án bị tru di tam tộc. Đây là một kì án thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Mãi 20 năm sau, vua Lê Thánh Tông mới giải được hàm oan này, khôi phục lại danh dự cho Nguyễn Trãi.

Nhận xét chung:

Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ. Ông kiên quyết chiến đấu chống bạo lực xâm lược và chống gian tà. Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh của một chiến sĩ dũng cảm.

Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo. Trên cơ sở của thực tiễn và kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.

Nguyễn Trãi còn vận dụng rất thành công thuật tâm công (đánh vào tâm lí) trong cuộc chiến chống kẻ thù. Bởi ông nắm vững tâm lí của con người, thấu hiểu quy luật vận động của nó, sự biến chuyển của thời cuộc, nên đã có những lời lẽ đi thằng vào lòng người làm nên những đổi thay to lớn theo chiều hướng mà ông mong muốn. Bộ Quân trung từ mệnh tập được Phan Huy Chú đánh giá có sức mạnh hơn mười vạn quân là cũng bởi vì thế. Có thể nói, Nguyễn Trãi là người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng chiến tranh nhân dân.

Sự nghiệp văn học Nguyễn Trãi:

Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, bao gồm các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi…

Văn chính luận:

Bình Ngô đại cáo là bài cáo tổng kết toàn bộ công cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. Có thể nói, công lao lớn đầu tiên của Nguyễn Trãi trên lĩnh vực tư tưởng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc và cũng rất sớm đối với lịch sử thế giới, Nguyễn Trãi đã khẳng định một cách mạnh mẽ và đanh thép sự tồn tại của dân tộc Việt Nam. Đó là quyền độc lập dân tộc, quyền dân tộc tự quyết và quyền bảo tồn phát triển nền văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Quân trung từ mệnh tập là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi gửi cho các thủ lĩnh các cứ, các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ năm 1423 đến năm 1427. Nội dung chính là trình bày quan điểm, khẳng định lập trường, nhận định thời thế, kêu gọi chiêu hàng.

Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quyển này Nguyễn Trãi kết hợp với các sử quan triều đình biên soạn theo lệnh của Lê Thái Tổ năm 1431

Văn bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi soạn năm 1433, kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.

Nghiên cứu Địa lý:

Dư địa chí là quyển sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam.

Thơ phú:

Ức Trai thi tập là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ. Tập thơ thể hiện sâu sắc phong thái thanh cao và tinh thần cứng cỏi của một bậc đại Nho.

Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm duy nhất của Nguyễn Trãi và cũng là tập thơ chữ Nôm đầu tiên của nền văn học Việt Nam. Cho đến nay, tập thơ này được lưu truyền và bảo tồn khá nguyên vẹn, trở thành nguồn tư liệu quý giá trong công tác nghiên cứu chữ Nôm.

Chí Linh sơn phú là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422.

Băng Hồ di sự lục là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời ông ngoại Trần Nguyên Đán.

Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay.

Kết Bài:

Trong tâm trí thế hệ các con cháu hôm nay và mai sau, ngôi sao Khuê Nguyễn Trãi mãi mãi còn chiếu sáng, mãi mãi là một vị anh hùng dân tộc, thể hiện trong ông ý chí kiên cường, sáng suốt của một vị cố vấn quan trọng, một thi sĩ tài ba, một nhà ngoại giao và là nhà chiến lược quân sự xuất sắc. Nguyễn Trãi là sản phẩm của dân tộc, là sự kết tinh của tinh hoa dân tộc và thời đại, là người phát ngôn tư tưởng lí tưởng lớn của thời đại. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Duongleteach.com
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 4 2017 lúc 17:35

Chọn đáp án: C

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 10 2018 lúc 13:41

Cuộc đời của Nguyễn Du ảnh hưởng tới quá trình sáng tác của ông:

Nguyễn Du sinh ra trong gia đình đại quý tộc thời phong kiến

    + Tuổi thơ, niên thiếu ông sống trong nhung lụa, nên có điều kiện tốt nhất về giáo dục

    + Cuộc sống chốn quan trường ông có nhiều hiểu biết về giới quan trường, cuộc sống xa hoa của bậc đế vương.

- Sống trong thời loạn, trực tiếp chứng kiến sự khủng hoảng, xã hội phong kiến Việt Nam

Ông có nhiều trải nghiệm cả cuộc sống phong trần cho ông suy ngẫm về xã hội, thân phận con người

- Ông sống trong thời phong kiến nhiều loạn lạc, phức tạp khiến ông cảm thông sâu sắc hơn với nỗi đau khổ của nhân dân

- Nguyễn Du có điều kiện tiếp thu văn hóa nhiều vùng khác nhau: truyền thống hiếu học, yêu nước

→ Các yếu tố về cuộc đời ảnh hưởng tới tư tưởng, ngôn ngữ, phong cách… nghệ thuật của ông

Bình luận (0)
Angels of Death
Xem chi tiết
Phạm Thị Hồng Hạnh
28 tháng 8 2020 lúc 16:34

- Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự nghiệp văn học của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như "Thanh Hiên thi tập", "Đoạn trường tân thanh",...

- Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:

+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+ Hơn thế nữa, các tác phẩm mà đặc biệt là Truyện Kiều đều thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế. 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
4 tháng 5 2017 lúc 22:03

- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to (cha Nguyễn Du làm tới chức Tể tướng), có truyền thống học vấn uyên bác. Nguyễn Du đã thừa hưởng được ở gia đình, dòng họ trí tuệ và truyền thống ấy.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha lẫn mẹ. Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thìa bao nỗi ấm lạnh kiếp người. Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802), được phong tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm chánh sứ Trung Quốc... Nhưng Nguyên Du ít nói, lúc nào cần thầm lặng, ưu tư, tư tưởng của Nguyễn Du có mâu thuản phức tạp nhưng đó là sự phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Những phức tạp trong tư tường Nguyên Du phán nào được ông thể hiện trong những sáng tác của mình.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Bi kịch cuộc đời đã hun đúc thiên tài, Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương vói giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo lớn lao.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
5 tháng 5 2017 lúc 13:02

- Thời đại và gia đình

Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.

Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

- Cuộc đời:

Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.

Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc, ...

- Đánh giá: Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

Bình luận (0)