Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 8 2018 lúc 16:34

Chọn đáp án: C

HòΔ ThΔnh-8Δ3
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
11 tháng 1 2022 lúc 13:06

Câu 1: Văn bản nào sau đây sử dụng thể loại hồi kí?

A. Tôi đi học

B. Trong lòng mẹ

C. Tức nước vỡ bờ

D. Lão Hạc

Câu 2: Điền từ còn thiếu cho nội dung câu sau:

“Bằng ngòi bút hiện thực sinh động,......... đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại”.

A. Văn bản Lão Hạc

B. Tác giả Nam Cao

C. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ

D. Nguyên Hồng

Câu 3: Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Biểu cảm

Câu 4: Văn bản  “Cô bé bán diêm” của tác giả An-đéc-xen mang tính nhân văn cao cả, bởi vì?

A. Thức tỉnh lòng thương yêu của con người;

B. Tưởng tượng ra cái chết đầy mộng tưởng đẹp thay cho cuộc sống khổ đau;

C. Em như hồi chuông cảnh báo sự vô tâm của xã hội;

D. Cả câu A, B, D đúng.

Câu 5: Văn bản Bài toán dân số có thể xếp vào thể loại văn bản nào?

A. Văn bản nhật dụng

B. Văn bản thuyết minh

C. Văn bản nghị luận

D. Văn bản miêu tả

Câu 6: Vấn đề mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản Bài toán dân số là gì?

A. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng, việc hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển của loài người;

B. Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội;

C. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình;

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7:  Nhà văn nào nổi tiếng với truyện kể dành cho trẻ em?

A. Nguyên Hồng

B. Xéc-van-tét

C. An-đéc-xen

D. Thanh Tịnh

Câu 8: Văn bản“Trong lòng mẹ” được trích từ chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?

A. Chương V

B. Chương IV

C. Chương VI

D. Chương IX

Câu 9: Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc với các sáng tác về đề tài chủ yếu nào?

A. Người nông dân nghèo đói bị vùi dập;

B. Người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ;

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 10: Nhận định nào nói đúng nhất về ý nghĩa cái chết của lão Hạc?

A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần;

B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng;

C. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của người nông dân;

D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.

Câu 11: Trợ từ là gì?

A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp;

B. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó;

C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau;

D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai về trường từ vựng?

A. Mỗi từ chỉ thuộc một trường từ vựng;

B. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại;

C. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau;

D. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn;

Câu 13: Những từ như: “trao đổi, buôn bán, sản xuất” được sắp xếp vào trường từ vựng nào?

A. Hoạt động kinh tế.

B. Hoạt động văn hóa.

C. Hoạt động chính trị.

D. Hoạt động giáo dục.

Câu 14: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?

A. Miêu tả và thuyết minh.

B. Tự sự và miêu tả.

C. Nghị luận và biểu cảm.

D. Tự sự và biểu cảm.

Câu 15: Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ dùng để cầu khiến?

A. Thế nó cho bắt à?

B. Em xin chào bác nhé.

C. Xin hãy đợi tôi với!

D. Con không dám đâu ạ!

Câu 16: Cho các ví dụ sau: đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, nghiêng nước nghiêng thành,... 

Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

A. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh;

B. Là các thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá;

C. Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh;

D. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

Câu 17: Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

(Tây Tiến, Quang Dũng)

A. Sự yên bình

B. Sự nguy hiểm.

C. Sự vất vả, gian khổ

D. Sự hi sinh (cái chết)

Câu 18: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?

A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt;

B. Là câu có 2 cụm chủ - vị và chúng không bao chứa nhau;

C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau tạo thành;

D. Là câu do 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau tạo thành.

Câu 19: Câu nào trong các câu ghép sau chỉ quan hệ tương phản?

A. Vì trời mưa to nên đường ngập nước.

B. Giá tôi chịu khó học tập thì tôi đâu bị điểm kém.

C. Gió càng to, lửa càng cao.

D. Tuy trời mưa gió nhiều nhưng cây cũng không bị ngã.

Câu 20: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

A. Tôi chạy, nó cũng chạy.

B. Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.

C. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay.

D. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:58

Chọn B

1234
Xem chi tiết
do linh phuong
Xem chi tiết
Nghiêm Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
Phan Cả Phát
20 tháng 9 2016 lúc 21:12

  Chị Dậu là một người phụ nữ nghèo khổ, đau khổ. Một gia đình hai vợ chồng và 3 đứa con thơ. Cày thuê, cuốc mướng " đầu tắt mặt tối" quanh năm mà vẫn " cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc". Mấy gian nhà gianh như một túp lều trống không. Sau hai cái tang mẹ chồng và đứa em chồng, gia đình chị Dậu trở nên thành "hạng cùng đinh". Tai họa dồn dập. Giữa ngày mà mà trong nhà không có một hạt gạo, mấy đứa con thơ chỉ biết ăn khoai, nhá rễ khoai. Hai suất sưu của chồng và đứa em chồng đã chết, cái "món nợ nhà nước" ấy là tai họa khủng khiếp nhất giáng xuống đầu gia đình chị Dậu, bản thân chị Dậu. Vì cái tội thiếu sưu, " chết cũng không trốn được món nợ nhà nước", mà anh Dậu bị lí trưởng làng Đông Xá " bắt trói như chói chó làm thịt". Chị Dậu là một tội đồ đáng thương, xin nới lỏng dây trói cho chồng, chị liền bị tên cai lệ " đánh đấm túi bụi". Xin khất sưu cho chồng thì bị tên cai lệ " tát đánh bôm bốp" vào mặt và " bịch mấy bịch vào ngực". Lúc thì bị bọn cường hào bắt trói giải huyện. Lúc thì bị vợ chồng Nghị Quế bắt bí, mua rẻ đứa con và ổ chó. Xin cái triện đóng vào văn tự bán con mà chị Dậu phải cấy không công cho cụ lí một mẫu ruộng, Đau khổ nhát của chị Dậu là phải đứt ruột bán đứa con gái đầu lòng lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế với giá một đồng bạc để nộp sưu cho chồng. Nhục nhã nhất, chị đã bị tri phủ Tư Ân và cụ cố Thượng xâm phậm đến phẩm giá, nhân phẩm. Có điều kì lạ là người đàn bà nhà quê này, tuy phải đổ nhiều nước mắt, nhiều tiếng thở dài... nhưng đã đứng vững trước bao thử thách, tai họa. Ngô Tất Tố bằng tấm lòng nhân đạo đã dành cho nhân vật chị Dậu bao tình thương xót và cảm thông chứa chan.

        Chị Dậu là một người vợ, một người mẹ đảm đang, đôn hậu. Mấy lần chị nhẫn nhục cất tiếng van xin cụ lí, tên cai lệ, tên hầu cận lí trưởng nới dây lỏng dây trói cho chồng, xin khất sưu cho chồng vì muốn chồng bớt đau bớt khổ. Mấy lần chị Dậu mồ hôi và nước mắt thánh thót xin vợ chồng Nghị Quế " gión tay làm phúc" mua đứa con và ổ chó... Tất cả vì lòng thương chồng và thương con " Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột" là một cảnh tượng cảm động của người vợ hiền thảo trong cái gia đình Việt Nam xưa nay "Tay bưng chén muối địa gừng - Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau"

        Trước cảnh chồng bị bắt giam, bị trói đánh thập tử nhất sinh, chị Dậu chạy ngược chạy xuôi đi vay mượn, bòn mót bán gánh khoai, bán con, bán chó. Bán con dù đau đớn như "đứt ruột", nhưng đó là một giải pháp tình thế để cứu chồng qua tai họa trước mắt. Tình thương chồng của chị Dậu gắn liền với tình thương con không thể nào kể xiết. Một củ khoai chị cũng nhịn nhường lại cho con. Trước khi dẫn cái Tí sang nhà " cụ Nghị", lòng chị Dâu tan nát buồn " rũ rượi", nghe các con kêu khóc mà chị " thổn thức". Như một linh hồn đau khổ, tội lỗi, chị Dậu " chùi nước mắt" tự nói với lòng mình : "Thôi, phải tội với trời, mẹ chịu ! Cảnh nhà đã thế, mẹ đành dứt tình với con!". Chị Dậu vừa khóc vừa van xin đứa con gái ngây thơ bị mẹ bán đi... Mỗi tiếng kêu là một nhát dao cắt vào lòng ! Mỗi tiếng kêu là một giọt lệ. Nghe thật não lòng ai oái : "U van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì cón cứ đi với u, đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm...". Nỗi thương con, nỗi lo cho tính mạng của chồng là tâm trạng của chị Dậu, vì trong tai họa, chị tự biết hành động bán con của người mẹ là " phải tội với trời", nhưng đó là con đường cùng, vì không có tiền nộp sưu cho chồng chị, bố của đàn con thơ " sẽ chết ở đình chứ không sống được". Qua đó, ta càng thấy rõ, trong bị kích gia đình, trái tim đôn hậu và đức hy sinh của chị Dậu, của người vợ, người mẹ đã bừng sáng lên.

       Chị Dậu là một phụ nữ nông dân cứng cỏi, dám đấu tranh chống áp bức, lức nào chị cũng cố " bươm ra, vùng vẫy" để thoát khỏi tai họa. Chị rất nhẫn nhục trong xưng hô với bọn cường hào. Chị tự xưng là "cháu", "nhà cháu". Gọi bọn cai lệ là "ông", "cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !". Khi bị "tát đánh bốp", bị "bịch" vào ngực, khi tên cai lệ " giật phắt cái dây thừng" trong tay tên hầu cận lí trưởng "chạy sầm sập" đến trói anh Dậu, khi anh còn "ốm rề rề", thái độ chị Dậu trở nên quyết liệt. Chị Dậu "xám mặt", "nghiến hau hàm răng" cự lại : "Chồng tôi đau ốm, không được phép hành hạ". Lũ thú dữ lồng lên, chị căm giận thách thức : "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho xem!". "Cháu" đã trở thành " bà"; "ông" đã biến thành "mày". Uy thế bọn cường hào đã bị hạ bệ. Tay thước, roi song, dây thừng của lũ đầu trâu mặt ngựa trở nên vô nghĩa với chị. Chị Dậu đã dũng cảm đánh ngã nhào tên cai lệ và tên hầu cận lí trưởng. Chị đã dạy cho bọn chúng một bài học đích đáng. Chị dậu đã phủ nhận tất cả. Hình ảnh chị Dậu sừng sững hiên ngang. "Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được."

      Có người cho rằng hành động chị Dậu đánh lại bọn cai lệ là hành động phản kháng mang tính chất tự phát. Nhà văn Nguyễn Tuân đã bình luận thật hay : " trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu". Chương "Tức nước vỡ bờ" thật hay. Giọng văn của Ngô Tất Tố tràn đầy niềm vui hả hê. Thái độ yêu ghét của Ngô Tất Tố rất rõ ràng. Ông lên án chính sách sưu thuế dã man, ông khinh bỉ bọn quan lại thì dâm ô, bọn cường hào thì tham lam, bê tha, độc ác. Ông đã dành cho vợ chồng chị Dậu và đàn con thơ, nhất là cái Tí bao tình thương và lòng trắc ẩn.

      Chị Dậu, chồng con chị cũng như hàng triệu nông dân là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. Sưu cao thuế nặng, ách áp bức của bọn cường hào địa chủ đã tước đoạt quyền sống làm người của họ. Nhân vật chị Dậu là hiện thân cho bao phẩm chất tốt đẹp của người nữ nông dân như đảm đang, đôn hậu, giàu tình thương chồng , thương con, dũng cảm chống áp bức.

       Bức chân dung chị Dậu đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo trong tiểu thuyết "Tắt đèn". Ta càng cảm thấy " Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra", như Nguyễn Tuân đã nhận xét.

Sat
27 tháng 12 2017 lúc 20:01

chị chơi ảo đấy chị nhung ak

Hoàng Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Đoàn Nguyễn
2 tháng 10 2021 lúc 12:56

THAM KHẢO:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Trân Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:13

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.

 

Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.

Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:13

Mình gửi bạn đáp án bài tóm tắt nhé!

Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:15

Giai đoạn 1930 – 1945, trào lưu văn học hiện thực phê phán nổi lên, là một nhà văn tiêu biểu trong thời điểm bấy giờ, Nam Cao cũng không nằm ngoài guồng quay của trào lưu đó. Ông cho ra đời tác phẩm “Tắt đèn” như muốn gửi gắm tới người đọc “bộ mặt thật” của xã hội lúc này. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chị Dậu – một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều, thế nhưng, đằng sau sự nhẫn nhịn chịu đựng của người phụ nữ mỏng manh đó chính là tinh thần phản kháng vô cùng mạnh mẽ. Một trong những đoạn trích thể hiện rõ tinh thần ấy là “Tức nước vỡ bờ”.

Đón chồng trở về nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực.

Trước đó, vì không có tiền nộp sưu nên chồng chị bí trói và lôi đi. Một mình chị thân gái chạy vạy khắp nơi để vay tiền mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Túng quẫn, ngay cả đàn chó trong nhà còn chưa mở mắt chị cũng phải mang đi bán. Và người mẹ khốn khổ đó phải chịu cảnh đau đớn đến cùng cực khi dằn lòng mình dẫn đứa con gái đầu lòng ngoan hiền mang đi bán. Ruột đau như cắt khi nghe con van xin “U đừng bán con” nhưng chị vẫn buộc lòng phải làm vậy bởi chỉ còn cách này mới có thể cứu được chồng chị ra. Đắng cay thay, ngay sau khi phải hy sinh quá nhiều thứ quý giá mới có thể đánh đổi được tự do cho chồng thì lại một lần nữa, bọn tay sai đi thúc thế đã đến “quấy nhiễu” nhà chị. Chúng bắt chị phải nộp khoản thuế thân cho người em chồng đã mất cách đây mấy năm. Một bên thì chồng ốm đau thoi thóp, bên kia thì bọn tay sai thúc giục đòi tiền, người phụ nữ bé nhỏ như đang chơ vơ giữa biển đời chấp chới.

“Con giun xéo lắm cũng quằn”, ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ, thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Cho tới khi chị thấy tên cai lệ định lôi anh Dậu đi thì lúc này sự tức giận trong con người chị mới trào dâng lên tới đỉnh điểm. Chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa. Chị “găng” lên với giọng điệu đanh thép: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, chị chỉ thẳng tay vào mặt chúng với một lời thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng đành lủi thủi bỏ đi.

Nam Cao đã rất tài tình khi lồng ghép những biến chuyển tâm lý vào trong một nhân vật chỉ trong một đoạn ngắn. Đó không chỉ là những biến chuyển bình thường mà còn là sự hỗn đoạn nội tâm của một người phụ nữ phải trải qua quá nhiều biến cố. Tiếc rằng ý thức đấu tranh đó chỉ đến bột phát chứ không có sự định hướng nào cả, thế nên nó sớm lụi tàn như chính cuộc đời chị phải vùng chạy và lao vào màn đêm đen tối.

Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn”. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.

 Đây là câu 2 nhé!