Thuyết minh về truyện dân gian ?
câu 1: truyền thuyết con rồng cháu tiên em rút ra cho mình bài học gì ?
câu2:viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu ) nêu cảm nhận của em về một chi tiết trong truyện truyền thuyết mà em thích.
câu3:hãy viết bài văn thuyết minh về lễ hội văn hóa dân gian mà e được tham gia hoạc tìm hiểu
Câu 1:
- Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.
- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng Cháu Tiên. Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc
- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng “đồng bào” (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) Truyền thống đoàn kết của dân tộc
- Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên … 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng.
Tham khảo
truyền thuyết là loại truyện dân gian Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ thường có yếu tố tưởng tượng Kì Ảo truyền thuyết truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và Nhân vật lịch sử cụ thể hãy chứng minh truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh đã thể hiện được những điều trong định nghĩa trên
- Nhắc đến đời vua Hùng thứ 18
- Yếu tố tưởng tượng kì ảo
- Thể hiện thái độ của nhân dân: ca ngợi Sơn Tinh, vị thần giúp nhân dân chống bão lụt.
- Lí giải hiện tượng mưa lũ ở miền Bắc nước ta vào mùa thu "năm năm báo oán đời đời đánh ghen".
Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết?
A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.
B. Những câu chuyện hoang đường, li kì
C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật
D. Những câu chuyện có thật
Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết?
A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.
B. Những câu chuyện hoang đường, li kì
C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật
D. Những câu chuyện có thật
Đề văn thuyết minh
a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).
b) Giới thiệu một tập truyện.
c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.
g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).
i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.
k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.
l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).
m) Giới thiệu về tết Trung thu.
n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.
- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên
- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.
- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…
- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:
+ Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…
+ Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh
Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam.
Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.
Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.
Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực.
Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh thần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, niu giữ nét đẹp truyền thống này.
Em tham khảo nhé !!
Dàn ý chung
a) Mở bài
- Giới thiệu về trò chơi dân gian bạn sẽ thuyết minh: kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm,...
b) Thân bài
* Giải thích khái niệm:
+ Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ, phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.
+ Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian.
* Thuyết minh về một trò chơi cụ thể
- Tìm hiểu về nguồn gốc của trò chơi:
+ Trò chơi ra đời khi nào, lấy cảm hứng từ đâu ?
+ Ngày nay trò chơi có còn phổ biến không hay được lưu giữ tại bảo tàng?
- Nêu những đặc điểm đặc trưng của trò chơi:
+ Số lượng người chơi
+ Độ tuổi thường chơi
+ Thời gian chuẩn bị
+ Thời gian chơi
+ Các kỹ năng cần thiết
- Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu...)
- Đối tượng tham gia trò chơi: độ tuổi, giới tính, ...
- Giới thiệu về cách thức chơi và luật chơi
- Ý nghĩa của trò chơi dân gian:
+ Giải trí, tạo niềm vui cho con người
+ Nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
c) Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người.
Tham khảo:
Nước Việt Nam là một trong những nước có nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngoài việc biểu hiện qua các câu hát dân gian thì còn thể hiện qua các trò chơi nhảy dây.
Nhảy dây được xem chính là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, đặc biệt là ở những vùng quê, vùng nông thôn ở Việt Nam. Ta dường như cũng giống như trò chơi chi chi chành chành hay chơi xóc hòn thì trò nhảy dây ở đây cũng vô cùng đơn giản. Bạn cũng chỉ cần một sợi dây là mọi người có thể tham gia. Một trong những đặc trưng riêng biệt của các trò chơi dân gian đó chính là tính cộng đồng cao. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà bất kể trò chơi dân gian nào cũng đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể, nó cũng đã giúp gắn kết quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng. Trò chơi này dường như cũng sẽ mang tính giải trí cao bởi thời gian lễ hội diễn ra các trò chơi dân gian thường là vào khoảng thời gian nông nhàn dỗi nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt vào cuối những mùa vụ, khi những người nông dân đã hoàn thành công tác mùa vụ, đang trong thời gian chờ bước vào mùa vụ mới tiếp theo.
Có thể thấy được rằng chính trò chơi dân gian nhảy dây cũng có rất nhiều phiên bản và nhiều hình thức chơi. Cũng chính bởi ở những nơi khác nhau thì con người lại có xu hướng chơi những hình thức mà mình cho là thú vị nhất, phù hợp nhất với mình. Trước hết, ta có thể thấy được nói đến trò nhảy dây truyền thống, đây chính là trò chơi đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế và sự khéo léo của đôi chân. Theo đó, ta dường như thấy được sợi dây sẽ dùng trong trò chơi dân gian này chính là dây thừng, hay đó có thể chính là dây chão và dường như đây đều là những thứ rất dễ tìm trong cuộc sống xưa vì chính nó là thứ dùng để trói, buộc đồ đạc của người nông dân.
Lúc này đây thì chính người chơi sẽ bao gồm từ năm đến mười người, chia ra làm hai nhóm, một nhóm sẽ đảm nhận nhiệm vụ quất dây. Và ta như có thể thấy được chính nhiệm vụ này cần có hai người, mỗi người đứng ở một đầu của sợi dây và cũng như cùng ăn ý cùng quất sợi dây theo hướng xuôi kim đồng hồ. Qủa thật thoạt nghe thì lại có vẻ dễ dàng nhưng nhiệm vụ này đòi hỏi sự nhịp nhàng của bàn tay, sự ăn ý của đồng đội, bởi nếu như mà một người quất nhanh, một người quất chậm thì sợi dây thừng sẽ bị rối và đương nhiên rằng chính người chơi sẽ không thể nhảy vào sợi dây được. Và khi sợi dây thừng được quất lên sẽ tạo thành một vòng cung, nó phải có bán kính cao hơn đầu một người, bởi chỉ có như vậy người chơi mới có thể nhảy vào sợi dây, tương tác cùng với nó.
Đây là một trò chơi dân gian hết sức gần gũi với chúng ta, và nó không chỉ mang được tinh thần rèn luyện sức khỏe mà còn nói lên được sự đoàn kết, tinh thần đồng đội của chúng ta.
Các bn ơi, các thể loại truyện dân gian có phải là truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười không?
đúng rồi đó
truyện dân gian gồm các thể loại như :cổ tích;truyện cười;truyện ngụ ngôn và truyền thuyết
so sánh giữa các truyện dân gian:
a,truyện truyền thuyết với truyện cổ tích.
b,truyện ngụ ngôn và truyện cười
hình như tớ chưa nghe qua :((
"So sánh" thế mới lạ
Tập Làm Văn
Đề 1: Kéo co là 1 trò chơi dân gian quen thuộc. Em hãy viết 1 bài văn thuyết minh về cách chơi trò chơi đó.
Đề 2: Diều là đồ trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ. Em hãy viết 1 bài văn thuyết minh về cách làm diều và thả diều.
Đề 3: Thuyết minh về danh lam than thắng cảnh ở Hải Phòng.
( Ko chép văn tham khảo & làm 1 trong đề bạn có thể làm )
? Những cư dân đầu tiên xuất hiện ở Bình Phước vào khoảng thời gian nào? ? Tính đến nay tỉnh Bình Phước có bao nhiêu huyện thị ? ? Truyện Hai anh em mồ côi thuộc thể loại nào? ? Truyện Truyền thuyết về cây lúa nói về nguồn gốc của sự vật gì? ? Truyện Hai anh em mồ côi ca ngợi tình cảm gì? ? Tết Nguyên đán là dịp để: ?: Lễ cúng Ông Táo diễn ra vào thời gian nào? ? Các món ăn đặc trưng của ngày Tết là gì? ? Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc nằm ở xã nào? ? Cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở Bình Phước bao gồm những cây nào?