Trình bày quy trình các công việc làm đất áp dụng với các loại cây cụ thể lúa, ngô. help meeee please!!!
ai có thể giải để thi kì 1 lớp 7 ko?
1:các cách bón phân ? phân biệt bón lót và bón thúc?
2:những điều kiện để bảo quản tốt hạt giống cây trồng
3:mục đích và phương pháp sự dụng hạt giống
4:tác hại sâu bệnh đối với cây trồng?côn trùng có lợi hay có hại?vì sao
5:trình bày mục đích sử dụng đất?các công việc làm đất và tác dụng của chúng?các công cụ làm đất ở địa phương âu nhược điểm của của công cụ đó
2. Bảo quản hạt giống
- Hạt giống phải đạt chuẩn:khô, mẩy, k lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp,k bị sâu bệnh,....
- Nơi bảo quản(cất giữ)phải có nhiệt độ và độ ẩm ko khí thấp, phải kín để tránh chim, chuột, côn trùng phá hoại
- Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời
-Trong trường hợp bảo quản lâu dài, hạt giống cần được bảo quản trong kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động
c1 :
- cos2 cách : bón lót và bón thúc
-bón lót : bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ngay khi nó ms mọc , ms bén rễ
- bón thúc: bón trong thời gian sinh trưởng của cây nhằm đáp ứng nhu cầu của cây trong từng thời kì , tạo điều kiện cho cây sinh trưởng , phát triển tôt
1. Có nhiều cách bón: có thể bón vãi, bón theo hàng, bó theo hốc hoặc phun trên lá.
Bón lót và bón thúc:
* Khác nhau:
- Bón lót: bón trước khi gieo trồng.
- Bón thúc: bón trong thời gian sinh trưởng của cây.
2. Những điều kiện để bảo quản tốt hạt giống cây trồng là: chọn hạt chắc, phơi khô và bảo quan nơi kín đáo hoặc kho lạnh.
3. Mục đích sử dụng hạt giống là: giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng xuất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm.
Phương pháp sử dụng hạt giống là:
1. Phương pháp chọn lọc:
- Từ nguồn giống khởi đầu chọn cây có đặc tính tốt thu lấy hạt làm giống. Gieo hạt đã chọn nếu có đặc tính tốt hơn giống bình thường thì được chọn làm giống.
2. Phương pháp lai:
- Lấy phấn hoa của cây dùng làm bố thụ phấn cho nhị hoa của cây là mẹ. Sau đó lấy hạt của cây là mẹ gieo trồng, ta được cây lai.
3. Phương pháp gây đột biến:
- Dùng tác nhân vật lí, hóa học để gây đột biến.
4. Phương pháp nuôi cấy mô:
- Tách lấy mô ( hoặc tế bào ) sống của cây nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, sau thời gian sẽ hình thành cây mới.
4. Tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng là: ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.
Con trùng có: hại. Vì:
- Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành chân khớp, cơ thể có 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh và đầu có 1 đôi râu.
- Vì nó ăn lá và phá hoại mùa màn.
5. Mục đích sử dụng đất là: làm đất có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng, đồng thời tiêu diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Các công việc làm đất như là:
* Cày đất: là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 đến 30cm, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
* Bừa và đập đất: để làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san phẳng mặt rộng.
* Lên luống: để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
Các công cụ làm đất ở địa phương em là: cuốc => đập đất.
Help me
Giúp vs mai mik thi r
Câu 1: Đất trung tính có chỉ số Hp là bao nhiêu
Câu 2: Kể tên những loại phân bón hóa học, hữu cơ
Câu 3: Trình bày tác dụng của việc làm đất
Câu 4: kể quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt
Câu 5:Thế nào là bón thúc, bón lót. Trình bày ưu nhược điểm của bón vãi,bón theo hàng, bón theo hốc, bón phun trên lá
Câu 6: Đất trồng là gì. Đất trông gồm những thành phần nào, vai trò cả từng thành phần
Câu 7: Là h/s em phải làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên môi trường đất
Câu 8: Trình bày khái niệm côn trùng, so sánh sự giống và khác nhau giữa côn trùng biến thái hoàn toàn và ko hoàn toàn
Ai lm đc hết thì mik xim cảm ơn trước còn ai ko lm đc hết thì biết câu nào trả lời câu đó giúp mik vs nha chứ mai thi òi
Tham khảo!
Câu 1: là đất có giá trị pH từ 6.5 – 7.5.
Câu 2:
Phân hữu cơ :
+ Phân bắc
+ Phân ruộng
+ Phân xanh
+ Phân rác
Phân hóa học :
+ Phân lân
+ Phân đạm
+ Kali
Câu 3:
Các công việc làm đất: có 3 công việc chính
– Cày đất: Xáo trộn lớp đất mặt từ 20-30cm
-> Tác dụng: Làm đất tơi xốp, thoáng, vùi lớp cỏ dại
– Bừa và đập đất: Trộn đều đất làm nhỏ đất, làm đất vỡ nhỏ, san phẳng đất.
-> Tác dụng: Thu gom cỏ dại, đất nhỏ, đất bột, tạo điều kiện giữ ẩm.
– Lên luống: Thẳng, phẳng trên mặt, có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp cây trồng.
-> Tác dụng: Chống úng tạo lớp đất canh tác dày, dễ chăm sóc.
Câu 4:
Năm thứ nhất : Gieo hạt giống đã được phục tráng và duy trì
Năm thứ hai : Thu hạt những giống cây tốt gieo thành từng dòng, saui đó lấy những dòng tốt nhất để thu lấy hạt hợp thành giống siêu nguyên chủng.
Năm thứ ba : Nhân giống siêu nguyên chủng thành giống nguyên chủng
Năm cuối : Sản xuất đại trà.
Tham khảo!
Câu 5:
– Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
– Còn bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhắm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
* Căn cứ vào cách bón có:
- Bón theo hốc:
+ Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, cần dụng cụ đơn giản.
+ Nhược điểm: phân bón ít bị chuyển thành chất khó tan do hạn chế tiếp xúc với đất.
Tuy nhiên nếu bón lượng phân lớn vào gốc cây có thể làm cho cây bị chết. Ngoài ra bón theo hốc tốn công hơn.
- Bón theo hàng:
+ Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, cần dụng cụ đơn giản
+ Nhược điểm: Phân bón ít bị chuyển thành chất khó tan do hạn chế tiếp xúc với đất.
Tuy nhiên nếu bón lượng phân lớn vào gốc cây có thể bị chết. Ngoài ra bón theo hàng tốn công hơn.
- Bón vãi:
+ Ưu điểm: dễ thực hiện, cần dụng cụ đơn giản.
+ Nhược điểm: Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất. Phân bón được giải khắp mặt ruộng, không tập trung vào vùng rễ cây nên cây khó hấp thu và gây lãng phí.
- Phun trên lá:
+ Ưu điểm: Cây dễ sử dụng. Phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc nhiều với đất, tiết kiệm phân bón.
+ Nhược điểm: Có dụng cụ máy móc phức tạp.
Tham khảo!
Câu 6:
*Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.
- Đất trồng gồm 3 thành phần:
+ Phần khí.
+ Phần rắn.
+ Phần lỏng.
- Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).
- Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).
- Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.
Câu 7:
1. Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở
2. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi
3. Hạn chế sử dụng túi nilon
4. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt
5. Tích cực trồng cây xanh
6. Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường
7. Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường
Câu 8:
https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-7/neu-khai-niem-ve-bien-thai-va-so-sanh-bien-thai-hoan-toan-va-khong-hoan-toan-faq325804.html
a. Trình bày điều kiện lập vườn gieo ươm cây rừng?
b. Các công việc làm đất gieo ươm cây rừng.
a.
Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt,nơi đặt vườn gieo ươm cần có các điều kiện sau:
-Đất pha cát hay đất thịt nhẹ,không có ổ sâu,bệnh hại;
-Độ pH từ 6 đến 7(trung tính hay ít chua);
-Mặt đất bằng hay hơi dốc (từ 2 đến 4 độ);
-Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
b.
+ Dọn cây hoang dại.
+ Cày sâu bừa kĩ.
+ Đập và san phẳng đất.
+ Sau khi có đất ta có thể tiến hành lên luống hay đóng bầu đất.
a)
Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt, nơi đặt vườn gieo ươm cần có các điều kiện sau:
- Đất pha cát hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại;
- Độ pH từ 6 đến 7(trung tính hay ít chua);
- Mặt đất bằng hay hơi dốc (từ 2 đến 4 độ);
- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
b)
+ Dọn cây hoang dại.
+ Cày sâu bừa kĩ.
+ Đập và san phẳng đất.
+ Sau khi có đất ta có thể tiến hành lên luống hay đóng bầu đất.
Trình bày các công việc của làm đất và tác dụng của chúng? nêu ví dụ ở địa phương
tác dụng:
-Làm cho đất tơi xốp
-Tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
-Diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh
Trình bày quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt?sản xuất giống cây trồng bằng hạt đc áp dụng cho những loại cây nào?
sản xuất giống cây trồng bằng hạt đc áp dụng cho những loại cây nào?
Cây ngô
CÂU THỨ NHẤT : Năm thứ 1. Gieo nhất giống đã phục tráng và chon ra cây có đặc tính tốt.
Năm thứ 2 : hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.
Năm thứ 3 : Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng
Năm thứ 4 : Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.
Câu 31: Quy trình trồng cây con rễ trần là:
A. Đào lỗ trong hố đất. B. Đặt cây vào lỗ.
C. Lấp kín cổ rẽ cây, nén đất, vun gốc. D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 32: Quy trình trồng cây con rễ trần được áp dụng với loại cây nào?
A. Cây có bộ rễ yếu. B. Cây có bộ rễ khỏe, phục hồi nhanh.
C. Nơi đất tốt, ẩm. D. Cả 2 đáp án B và C.
Câu 33: Sau khi trồng rừng bao lâu thì phải chăm sóc cây ngay?
A. 1 – 3 tháng. B. 2 – 3 tháng.
C. 3 – 4 tháng. D. 4 – 5 tháng.
Trình bày quy trình làm đất trồng cây ở trong thùng xốp trên ban công
Trình bày vai trò và quy trình lên luống (liếp) trong công việc làm đất?
Lên luống (liếp) để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
Quy trình lên luống:
- Xác định hướng luống.
- Xác định kích thước luống.
- Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.
- Làm phẳng mặt luống.
Hãy kể một vật dụng trong cuộc sống xung quanh em mà theo em có thể sử dụng các loại dụng cụ gia công cầm tay để gia công. Trình bày các phương pháp gia công để tạo ra vật dụng đó.
Tham khảo
* Một vật dụng trong cuộc sống xung quanh em mà theo em có thể sử dụng các loại dụng cụ gia công cầm tay để gia công: kệ sách.
* Phương pháp gia công để tạo ra kệ sách là: Vạch dấu, cưa, đục, dũa
- Vạch dấu:
1. Bôi vôi, phấn màu lên bề mặt tấm gỗ tại những vị trí cần vạch dấu.
2. Kết hợp các dụng cụ (thước cuộn, thước đo góc) để vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi
3. Vạch các đường bao của tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao.
- Cưa: cưa theo đường vạch dấu.
- Đục: đục các chi tiết bằng búa, đục.
- Dũa: dũa bề mặt đạt độ nhẵn theo yêu cầu.
Gia công kệ sách mini
Dụng cụ: Thước đo độ dài - thước cuộn, thước cặp, thước đo góc, dụng cụ vạch dấu, cưa, đục, búa, dũa.
Thực hiện:
Vạch dấu:
1. Bôi vôi, phấn màu lên bề mặt tấm gỗ tại những vị trí cần vạch dấu.
2. Kết hợp các dụng cụ (thước cuộn, thước đo góc) để vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi
3. Vạch các đường bao của tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao.
Cưa: cưa theo đường vạch dấu.
Đục: đục các chi tiết bằng búa, đục.
Dũa: dũa bề mặt đạt độ nhẵn theo yêu cầu.