Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 6 2017 lúc 14:48

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta

-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+

+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)

+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu

-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh

b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm

-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp

Trần Thị A Tiên
Xem chi tiết
Dương Ánh Ngọc
24 tháng 2 2016 lúc 14:45

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Mức độ tập trung công nghiệp : vào loại cao nhất cả nước

- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau của từng trung tâm công nghiệp  và cụm công nghiệp

    + Hướng đông : Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng)

    + Hướng đông bắc : Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón)

    + Hướng Bắc : Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim đen)

    +  Hướng Tây Bắc : Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì ( hóa chất, giấy, xenlulo, chế biến  thực phẩm)

    + Hướng tây nam : Hà Nội - Hà Đông - Hòa Bình (Thủy điện)

    + Hướng nam và đông nam : Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa ( cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng)

b) những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

- Vị trí địa lí : nằm trong vùng kih tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng

- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước nên có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt.

- Tập trung nhiều đô thị lớn, đông dân và có nguồn lao động kĩ thuật đông đảo

- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng

Trúc My
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 5 2018 lúc 4:07

a) - Thuận lợi:

      + Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê), thuận lợi cho việc phát triển cây lượng thực.

      + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ, và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

      + Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp.

      + Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống và kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

      + Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.

      + Thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

      + Một số nơi đất đã bị bạc màu.

      + Thiếu nước trong mùa khô.

      + Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán...

b) Vai trò của vụ ngô đông: Ngô đông có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng

c) Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng giảm mạnh là do việc triển khai chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả. Do đó, cùng với phát triển nông nghiệp, bình quân lương thực bằng 400kg/người. Đồng bằng sông Hồng đã bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu một phần lượng thực.

Lee Je Yoon
Xem chi tiết
Nguyễn Thuỳ Dung
30 tháng 9 2016 lúc 13:17

+ Thuận lợi:

- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ

- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

- Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh

* Điều kiện kinh tế – xã hội:

- Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.

- Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.

* Khó khăn:

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.

- Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…

- Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.


 

Phạm Thiên Hoa
19 tháng 5 2016 lúc 17:41

oho

Lee Je Yoon
19 tháng 5 2016 lúc 17:42

có ai trả lời giùm mình đi, gấp lắm khocroi

Mang Huỳnh Thùy Dương
Xem chi tiết
Hquynh
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 5 2021 lúc 15:29

chào mừng câu hỏi đầu tiên ^^

Minh Nhân
9 tháng 5 2021 lúc 15:31

a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ

* Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm

Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu

Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương

Hồ tiêu: Bình Phước, Đồng Nai

b. Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:

Bồi đắp phù sa tạo nên châu thổ lộng lớn màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp.

Có diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản

Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt

Đồng bằng đông dân, nông nghiệp trù phú, công nghiệp đô thị sôi động...

Chế độ nước thất thường gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân cư

Tốn kém việc xây dựng và bảo vệ thống đê.

* Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực:

Các cánh đồng bị vây bọc bới các con đê trở thành những ô trũng thấp, khó thoát nước về mùa lũ.

Bộ phân đất phù sa trong đê không được bồi đắp thường xuyên, khai thác lâu đời bị thoái hóa

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
1 tháng 4 2017 lúc 17:08

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng.
+ Thuận lợi:
– Đất phù sa sông Hồng màu mỡ
– Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
– Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh
* Điều kiện kinh tế – xã hội:
– Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.
– Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.
– Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.
* Khó khăn:
– Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.
– Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…
– Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.

b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng.
+ Thời tiết vụ đông (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau) thường lạnh, khô và hay biến động, hiện tượng sương muối, rét hại thường xảy ra, việc trồng lúa nước và nhiều loại nông sản nhiệt đới khác có hiệu quả kinh tế thấp.
+ Việc đưa vào gieo trồng các giống ngô có năng suất cao lại chịu rét, chịu hạn tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng được nguồn lương thực, vừa tạo nguồn thức ăn gia súc quan trọng để phát triển chăn nuôi.
+ Ngoài ra cùng với ngô, nhiều loại rau củ quả có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như khoai tây, cà rốt, súp lơ, su hào… cũng được trồng nhiều vào vụ đông, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

c) Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực ở đồng bằng sông Hồng
Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng trong các năm gần đây giảm mạnh đã dẫn đến:
-Bình quân lương thực trên đầu người của đồng bằng tăng từ 331 kg/người năm 1995 lên 477kg/người năm 2005).
– Đồng bằng sông Hồng đã có thể xuất khẩu một phần lương thực.

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng.

+ Thuận lợi:

- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ

- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

- Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh

* Điều kiện kinh tế – xã hội:

- Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.

- Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.

* Khó khăn:

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.

- Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…

- Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.

b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng.

+ Thời tiết vụ đông (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau) thường lạnh, khô và hay biến động, hiện tượng sương muối, rét hại thường xảy ra, việc trồng lúa nước và nhiều loại nông sản nhiệt đới khác có hiệu quả kinh tế thấp.

+ Việc đưa vào gieo trồng các giống ngô có năng suất cao lại chịu rét, chịu hạn tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng được nguồn lương thực, vừa tạo nguồn thức ăn gia súc quan trọng để phát triển chăn nuôi.

+ Ngoài ra cùng với ngô, nhiều loại rau củ quả có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như khoai tây, cà rốt, súp lơ, su hào… cũng được trồng nhiều vào vụ đông, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

c) Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực ở đồng bằng sông Hồng

Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng trong các năm gần ffaay giảm mạnh đã dẫn đến:

-Bình quân lương thực trên đầu người của đồng bằng tăng từ 331 kg/người năm 1995 lên 477kg/người năm 2005).

- Đồng bằng sông Hồng đã có thể xuất khẩu một phần lương thực.



Ng Hiền Anh
Xem chi tiết
Long Sơn
17 tháng 3 2022 lúc 20:05

a) Đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ,...

  Dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,..

 Cao nguyên: Kon Tum, Lâm Viên,..

b) Tham khảo

Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha. + Đất: có 3 loại: phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn. Trong đó đất phù sa ngọt có độ màu mỡ cao thuận lợi để thâm canh lúa nước. + Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

Huytd
17 tháng 3 2022 lúc 20:12

a)- Có 2 đồng bằng châu thổ:

+ĐB sông Cửu Long

+ĐB sông Hồng

- Các dãy núi: Pu đen đinh,Hoàng Liên Sơn,Con voi,Cánh cung sông Ngân,Cánh cung Ngâm Sơn,Cánh cung Bắc Sơn

-Các cao nguyên: Kon-Tum,Plây-ku,Đắk Lắk,Lâm Viên,Di Linh,Hơ-Nông

b)

*Thuận lợi:

-Với diện tích tương đối rộng,địa hình thấp và bằng phẳng,khí hậu nóng ẩm quanh năm,sự đa dạng sinh học.Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất như:

+Đất đai:Đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha→Đất đai phì nhiêu,màu mỡ thuận lợi cho sản xuất lương thực

+Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tíhc lớn,trong rừng giàu nguồn lợi động thực vật

+Khí hậu nóng ẩm,lượng mưa dồi dào,hệ thống sông ngòi,kênh rạch chằng chịt→Tạo nên tiềm năng cung cấp nước để cải tạo đất phèn,đất mặn,là địa bàn đánh bắt,nuôi trồng thủy sản,phát triển giao thông đường sông,du lịch,cung cấp phù sa cho đồng ruộng,.......

+Vùng biển và hải đảo:Có nhiều nguồn hải sản phong phú,biển ấm,ngư trường rộng thuận lợi cho khai thác hải sản,du lịch

*Khó khăn:

-Diện tích đất phèn,đất mặn lớn(2,5 triệu ha)

-Mùa khô thiếu nước cho sản xuất,sinh hoạt vì xâm nhập mặn

-Hằng năm,lũ lụt của sông Mê Công ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp,sinh hoạt

Nguyễn Ngọc Trâm
17 tháng 3 2022 lúc 20:27

a, Đồng bằng: 2 đồng bằng châu thổ lớn nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, dải đồng bằng ven biển miền Trung, ngoài ra còn các đồng bằng giữa núi: An Khê,..

Dãy núi: 

+ Núi cao: Dãy Hoàng Liên Sơn

+ Núi trung bình: dãy Bạch Mã, dãy Pu Sam Sao, ...

+ Núi thấp: dãy Tam Điệp, dãy Tam Đảo,..

Cao nguyên:

+ Cao nguyên ba dan: CN Mơ Nông, CN Kon Tum, CN Đăk Lăk, ...

+ Cao nguyên đá vôi: CN Sơn La, CN Mộc Châu,...

+ Cao nguyên đá hỗn hợp: CN Lâm Viên

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 7 2019 lúc 11:41

Gợi ý làm bài

a) Các trung tâm công nghiệp dệt may

- Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định.

- Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

b) Các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta, vì

- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và là nơi thu hút nhiều lao động từ các nơi khác đến, đặc biệt là lao động nữ.

- Có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.

- Có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) phát triển.

- Các nguyên nhân khác: truyền thông phát triển công nghiệp dệt may, mạng lưới phân phối sản phẩm phát triển,...