Bài 2: Hãy cho biết 67,2 lít khí oxi (đktc)
- Có bao nhiêu mol oxi?
- Có bao nhiêu phân tử khí oxi?
- Có khối lượng bao nhiêu gam?
- Cần phải lấy bao nhiêu gam khí N2 để có số phân tử có trong 3,2 g khí oxi
Bài 3: Một hỗn hợp gồm 1,5 mol khí O2; 2,5 mol khí N2; 1,2.1023 phân tử H2 và 6,4 g khí SO2
- Tính thể tích của hỗn hợp khí đó ở đktc
- Tính khối lượng của hỗn hợp khí trên
Bài 4: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hỗn hợp chất: NaNO3 ; K2CO3; Al(OH)3 ; SO2; SO3; Fe2O3
Bài 5: Hợp chất B có %Al = 15,79%; %S= 28,07%, còn lại là O. Biết khối lượng mol B là 342. Viết CTHH dưới dạng
Alx(SO4)y . Xác định CTHH.
Bài 6: Xác định CTHH của hợp chất giữa nguyên tố X với O có %X=43,67%. Biết X có hóa trị V trong hợp chất với O.
Bài 7: Một hợp chất khí X có tỉ khối đối với khí hirdro là 8,5. Hãy xác định CTHH của X biết hợp chất có thành phần theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H.
Bài 8: Một hợp chất X của S và O có tỉ khối đối với không khí là 2,207
Tính Mx . Tìm CTHH của hợp chất X biết nguyên tố S chiếm 50% khối lượng , còn lại là O.
Bài 9: Hợp chất Crx(SO4)3 có phân tử khối là 392 đvC. Tính x và ghi lại CTHH
Bài 10: Tính x và ghi lại CTHH của các hợp chất sau:
1) Hợp chất Fe2(SO4)x có phân tử khối là 400 đvC
2) Hợp chất FexO3 có phân tử khối là 160 đvC
3) Hợp chất Al2(SO4)x có phân tử khối là 342 đvC
4) Hợp chất K2(SO4)x có phân tử khối là 174 đvC
5) Hợp chất Cax(PO4)2 có phân tử khối là 310 đvC
6) Hợp chất NaxSO4 có phân tử khối là 142 đvC
7) Hợp chất Zn(NO3)x có phân tử khối là 189 đvC
8) Hợp chất Cu(NO3)x có phân tử khối là đvC
9) Hợp chất KxPO4 có phân tử khối là 212 đvC
10) Hợp chất Al(NO3)x có phân tử khối là 213 đvC
Bài 11: Cho 11,2 g Fe tác dụng với dung dịch HCl. Tính :
a) Thể tích khí H2 thu được ở đktc
b) Khối lượng HCl phản ứng
c) khối lượng FeCl2 tạo thành
Bài 12: Cho phản ứng : 4Al + 3O2 ------> 2Al2O3. Biết 2,4.1023 nguyên tử Al phản ứng
a) Tính thể tích O2 đã tham gia phản ứng ở đktc. Từ đó tính thể tích không khí cần dùng. Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí
b) Tính khối lượng Al2O3 tạo thành
Bài 13: Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ (SO2). Phương trình hóa học của phản ứng là
S+O2 --------> SO2. Hãy cho biết :
a) Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên , chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Vì sao?
b) Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol nguyên tử lưu huỳnh
c) Khí sunfurơ nặng hay nhẹ hơn không khí?