Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
31 tháng 7 2017 lúc 4:59

Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu XX:

- Từ khi bị thực dân phương Tây xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ, liên tục và rộng khắp.

      + Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản ra đời.

      + Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc Cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị Mĩ thôn tính.

      + Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866-1867).

      + Ở Lào, năm 1901 nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-vẹn, lan sang cả Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.

      + Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần Vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, mà tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).

- Các phong trào lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai cho đế quốc, các cuộc đấu tranh lại thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, không có đường lối đấu tranh. 

Bình luận (0)
Kim Ngân
Xem chi tiết
Linh Hồ
Xem chi tiết
Phạm Đức Minh
Xem chi tiết
Sĩ Bí Ăn Võ
Xem chi tiết
cong chua gia bang
26 tháng 10 2016 lúc 15:46

Xã hội phong kiến lạc hậu, cản trở sự phát triển kinh tế
- Sự xuất hiện các công trường thủ công - nền móng kinh tế tư bản chủ nghĩa
- ã hội phân hóa và mâu thuãn sâu sắc: Giai cấp địa chủ phong kiến, quan lại, vua, quý tộc luôn muón bảo vệ quyền lợi bản thân và duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, trong khi tầng lớp tư sản ngày càng giàu có và bị những chính sách phong kiến ràng buộc, hạn chế phát triển
----> Cách mạng tư sản bùng nổ.

Bình luận (1)
cong chua gia bang
26 tháng 10 2016 lúc 15:48

3.Kỹ thuật luyện kim được cải tiến, nhiên liệu mới nhưu than đá, dầu mỏ được sử dụng. Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, nhiều máy chế tạo công cụ ra đời. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
 

Bình luận (0)
cong chua gia bang
26 tháng 10 2016 lúc 15:47

2. Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực này, trừ Xiêm (Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở khu vực này.
- Hiểu được trong khi giai cấp phong kiến trở thành tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Thấy rõ những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Ở các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội In-đô-nê-xi-a có nhiều biến đổi, việc đầu tư của tư bản nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc, giai đoạn công nhân và tư sản ra đời, ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc. Vì vậy, phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
-nhận xét về phong trào đấu tranh 3 nước Đông dương:
+ Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
+ Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát.
+ Phong trào do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo.
+ Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.
+ Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
TÓM LẠI :Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
27 tháng 1 2018 lúc 16:06

* Khoảng giữa thế kỉ XIX:

- Ở Nhật Bản: năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành Duy Tân trên tất cả các lĩnh vực. Sau đó trở thành nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

* Nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Ở Ấn Độ:

     + 1857 – 1859: Khởi nghĩa Xipay.

     + 1885: thành lập Đảng Quốc Đại, đưa giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.

     + 1885 – 1908 : phong trào dân tộc chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ.

- Ở Trung Quốc:

     + 1851 – 1898: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn(1/1/1851); cuộc Duy Tân Mậu Tuất(1898),… cuối cùng bị đán áp.

     + 1911: Cách mạng Tân Hợi thành công, lật đổ Triều đại Mãn Thanh

- Ở các nước Đông Nam Á: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ và liên tục ở hầu khắp các nước:

     + 1825 – 1830: cuộc đấu tranh chống thực dân Hà lan của In-đô-nê-xi-a (KN nông dân của Sa-min)

     + Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỉ XIX.(xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan; xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.). Về sau chuyển sang đấu tranh chống Mĩ.

     + Từ nửa sau thế kỉ XIX: Phong trào đấu tranh chống thực dân và tình thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia diễn ra mạnh mẽ và đều giành được những thắng lợi nhất định.

- Xiêm : Ra-ma V tiến hành cải cách năm 1892, giúp giữ được nền độc lập, tuy nhiên vẫn bị lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào các nước đế quốc.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
11 tháng 4 2017 lúc 10:34

Chia theo mốc thời gian : khoảng giữa thế kỉ XIX ; cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và xét các yếu tố như mục đích, hình thức đấu tranh, lực lượng, xu hướng cách mạng, kết quả, ý nghĩa và sự hạn chế (lưu ý nét mới để thấy được sự phát triển của phong trào).

Bình luận (0)
kidkaitou
Xem chi tiết
nthv_.
15 tháng 9 2021 lúc 9:21

D. Đông đảo lực lượng tham gia, dưới nhiều hình thức nhằm giải phóng dân tộc.

Bình luận (0)
Hà Trang Đào Nguyễn
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
6 tháng 12 2021 lúc 16:22

C

Bình luận (0)
Rin•Jinツ
6 tháng 12 2021 lúc 16:22

C

Bình luận (0)
Good boy
6 tháng 12 2021 lúc 16:24

C

Bình luận (0)