Trình bày và giải thích 1 số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh
trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới lạnh , môi trường hoang mạc
HEIP ME
* Môi trường đới lạnh
- Vị trí : nằm khoảng từ hai vòng cực đến hai cực
- Đặc điểm : khí hậu vô cùng khắc nghiệt; nhiệt độ và lượng mưa rất thấp, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi. Mùa đông rất dài, nhiệt độ dưới -10oC. Mùa hạ kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ không quá 10oC. Đất đóng băng quanh năm. => Do vị trí địa lí nằm ở cực, góc nhập xạ thấp, thời gian được chiếu sáng thấp, có 6 tháng không nhận được ánh sáng mặt trời nên nhiệt lượng nhận được thấp, và vì không khí quá lạnh, không thể có mưa và mưa dưới dạng tuyết rơi.
* Môi trường hoang mạc :
- Vị trí : nằm dọc hai bên chí tuyến Bắc, Nam và nằm sâu trong nội địa hoặc nơi có dòng biển lạnh đi qua
- Đặc điểm : khí hậu rất khô hạn, khắc nghiệt. Lượng mưa trong năm rất thấp nhưng lượng mưa bốc hơi nước rất lớn. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng rất lớn. => Nằm ở 2 đường chí tuyến là 2 đai áp cao, lượng mưa nhận được thấp, hầu như không có mưa. Diện tích lục địa lớn, gió biển không vào sâu được đất liền nên tạo ra được các hoang mạc lớn như sahara. Mặt khác diện tích đất liền lớn, đặc điểm của đất là hấp thụ nhiệt nhanh, tản nhiệt cũng nhanh nên tạo ra biên độ nhiệt lớn giữa ngày và đêm.
Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới nóng và đới ôn hòa
1. Môi tường Đới ôn hòa.
- Vị trí địa lí: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực ở hai bán cầu. Phần lớn nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có một phần nhỏ ở bán cầu Nam.
- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa.
- Môi trường ôn đới hải dương.
- Môi trường ôn đới lục địa.
- Môi trường Địa Trung Hải.
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm.
- Môi trường hoang mạc ôn đới.
2. Môi trường Đới nóng.
* Môi trường xích đạo ẩm.
- Khí hậu nóng, ẩm quanh năm.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1500 mm đến 2500 mm, mưa quanh năm.
- Độ ẩm cũng rất cao, trung bình trên 80%.
* Môi trường nhiệt đới.
- Khí hậu nóng.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.
- Lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến 1500 mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
* Môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa và thời tiết diễn biến thất thường.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.
- Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8oC.
- Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm.
* Môi trường hoang mạc.
- Khí hậu khắc nghiệt và khô hạn.
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn.
- Lượng mưa trong năm rất thấp.
#Riin
trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa?
https://hoc247.net/hoi-dap/dia-ly-7/trinh-bay-dac-diem-tu-nhien-cua-moi-truong-nhiet-doi-gio-mua-faq161357.html
I. Các môi trường địa lí:
1. Xác định vị trí của các môi trường hoang mạc, môi trường đới lạnh, môi trường vùng núi.
2. Trình bày và giải thích đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường hoang mạc, môi trường đới lạnh, môi trường vùng núi.
II. Thế giới rộng lớn và đa dạng: Phân biệt, kể tên các lục địa và châu lục trên thế giới.
III. Châu Phi
1. Xác định giới hạn, phạm vi châu Phi.
2. Trình bày và giải thích đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế của châu Phi.
3. So sánh đặc điểm tự nhiên các khu vực của châu Phi.
2,
ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.
trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên (khí hậu) cơ bản của các môi trường đới nóng (xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa).
Đặc điểm khí hậu của đới ôn hòa.
ai giúp mình đi
1.Trình bày và giải thích 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường ở đới ôn hòa? 2. Giải thích vì sao mỗi lần kinh tế thế giới biến động thì kinh tế châu phi rơi và khủng hoảng?
câu 2 trình bày và giải thích đặc điểm tự nhiên của các môi trường hoang mạc, đới lạnh, vùng núi help vs
tham khảo
Môi trường | Đặc điểm | Sự thích nghi của thực vật và động | Hoạt động kinh tế |
Hoang mạc | Khí hậu khắc nghiệt | Hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể | _ Cổ truyền: Chăn nuôi du mục, chuyển hàng hóa qua sa mạc, trồng trọt ở các ốc đảo _ Hiện đại: Khai thác dầu mỏ, du lịch, khai thác nước ngầm |
Đới lạnh | Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo | Thực vật: Còi cọc, thấp lùn, chủ yếu là rêu và địa y Động vật: Lớp da, lông, mỡ dày và không thấm nước. Một số động vật di cư, số còn lại ngủ đông | Chăn nuôi (Tuần lộc), đánh bắt cá, săn bắt thú có lông quý để lấy thịt, da và lông |
Vùng núi | Khí hậu thay đổi theo độ cao và theo hướng sườn núi | Thực vật phân tầng theo độ cao và phát triển nhiều tại phía sườn đón nắng | Cổ truyền: Chăn nuôi, trồng trọt, khai thác và chế biến nông sản. Thủ công: dệt vải, dệt len, làm đồ mĩ nghệ Hiện đại: Khai thác khoáng sản, du lịch, thủy điện, chuyển hàng hóa bằng phương tiện giao thông |
Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của châu Âu.
a. Khí hậu:
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;
+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.
+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.
- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.
- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.
* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.
b . Sông ngòi:
- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.
- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.
- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.
c. Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)
+ Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)
+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)
+ Ven biển ĐịaTrung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.
+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.
Trình bày đặc điểm tự nhiên môi trường đới ôn hòa, hoang mạc, đới lạnh, vùng núi? Giải thích đặc điểm khí hậu môi trường hoang mạc, đới lạnh, vùng n
trình bày và giải thích một số đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới?
Tham Khảo
- Môi trường nhiệt đới:
+ Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5°C đến chi tuyến cả hai bán cầu.
+ Khí hậu nhiệt đới được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm và trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn.
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. Tuy nóng quanh năm, nhưng vẫn có sự thay đổi theo mùa. Thời kì nhiệt độ tăng cao là khoảng thời gian mặt trời đi qua thiên đỉnh.
+ Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
- Môi trường nhiệt đới gió mùa:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á.
+ Ở khu Vực Nam Á và Đông Nam Á, mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và M Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn. Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh. Càng về gần Xích Đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa mùa đông thổi thành từng đợt. Mỗi khi gió về, ở những vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài đến hàng tuần. Mùa đông ở Hà Nội, nhiệt độ có thể xuống dưới 10°c trong vài ngày.
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.
+ Nhiệt độ trung bình năm ở đây trên 20°c. Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8°c.
+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thay đổi tùy thuộc vào vị tr gần biển hay xa biển, vào sườn núi đón gió hay khuất gió. Sê-ra-pun-di nằm ờ sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới (12.000 mm). Mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung từ 70% đến 95% lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV), lượng mưa tuy ít nhưng vẫn đi cho cây cối sinh trưởng.
+ Thời tiết diễn biến thất thường. Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây ra hạn hán hay lụt lội.
- Môi trường xích đạo ẩm:
+ Môi trường xích đạo ẩm chủ yếu nằm trong khoảng từ 5°B đến 5°N.
+ Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng và ẩm quanh năm. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất với tháng thấp nhất rất nhỏ (khoảng 3°C), nhưng sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lại tới hơn 10°c. Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến 2500mm, mưa quanh năm ; càng gần Xích đạo mưa càng nhiều. Độ ẩm cũng rất cao, trung bình trên 80%, nên không khí ẩm ướt, ngột ngạt.
- Môi trường đới ôn hòa:
Khí hậu đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.
Do vị tri trung gian nên thời tiết đới ôn hoà thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh, có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người, đặc biệt là những vùng ở sâu trong nội địa, ở phía đông của Hoa Kì, mỗi khi có đợt khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10°c - 15°c trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền cũng làm cho thời tiết đới ôn hoà luôn biến động, rất khó dự báo trước.
Thiên nhiên đới ôn hoà thay đổi theo bốn mùa : xuân, hạ, thu, đông.
Môi trường đới ôn hoà cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác tuỳ thuộc vào vĩ độ, vào ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.
Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên có trường ôn đới hải dương : ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. Càng vào sâu trong đất liền, tính chất lục địa càng rõ nét : lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng. Thảm thực vật thay : dần từ tây sang đông : rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.
ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn. Gần chí tuyến có môi trường địa trung hải : mùa hạ nóng và khô. mùa đông ấm áp, mưa vào mùa thu - đông. Thảm thực vật cũng thay đổi từ bắc xuống nam : rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.
Tham khảo:
Nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 20 độ C, có một thời kỳ khô hạn từ 3-9 tháng