Nêu bài học kinh nghiệm của An Dương Vương trong việc để mất nước
Nêu nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm của An Dương Vương trong việc để mất nước
Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương gồm các nguyên nhân chính sau:
- An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt:
– Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hoà hiếu.
– Mất cảnh giác để Trọng Thuỷ vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.
– Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.
Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học :
Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất để cùng nhau chống giặc... Đây là bài học lớn về tinh thần đoàn kết, nâng cao cảnh giác trước mọi kẻ thù.
Do quá chủ quan vào nỏ thần mắc miu của TRIỆU ĐÀ đồng thời mất hết tướng giỏi nên thua trận
Cảm nhận đoạn văn bản sau trích trong An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ .Từ việc cảm nhận đó em hãy nêu lên bài học đã rút ra được từ đoạn trích này
- Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu kẻ thù.
- Luôn củng cố sức mạnh của dân tộc, không ỷ vào thành cao hào sâu vũ khí sắc bén mà chủ quan, khinh địch, lơ là cảnh giác.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình với quốc gia, dân tộc, cá nhân với tập thể.
Bài học gì rút ra khi An Dương Vương và Mị Châu làm mất nước vào tay Triệu Đà?, Sưu tầm các câu thơ, câu đố về các nhân vật lịch sử đã được học, nhớ được các mốc lịch sử chính như: các vị vua lên ngôi khi nào, lấy hiệu là gì, đặt tên nước là gì, kinh thành xây ở đâu, dưới thời các vị vua đó phải kháng chiến chống quân giặc nào? Vị vua đó có công như thế nào với đất nước? …
ủa Linh ơi câu này mình trả lời rồi mà
nêu nguyên nhân tất bại và ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc khởi nghía trong phong trào cần vương
Phong trào Cần Vương thất bại có nguyên nhân đến từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các lãnh đạo của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, khi họ bị bắt hoặc giết thì nghĩa quân đầu hàng hoặc giải tán.
Thứ hai: Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạoPhong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất; chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng đủ mạnh để chống Pháp.
Thứ ba: Quan hệ với nhân dânCác cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tin tưởng từ nhân dân bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân. Các đạo quân còn đi cướp bóc của dân chúng.
Thứ tư: Mâu thuẫn với tôn giáoViệc xung đột với Công giáo của quân Cần Vương buộc nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thông đồng với thực dân Pháp. Theo thống kê của người Pháp cho biết, có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.
Thứ năm: Mâu thuẫn sắc tộcSự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi. Các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương. Họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.
Thứ sáu: Vũ khíVới vũ khí tự túc, thô sơ, quân Cần Vương khó mà đối đầu với vũ khí hiện đại của quân đội Pháp.
Thứ bảy: Lực lượng chênh lệchLực lượng của phong trào Cần Vương quá chênh lệch so với đội quân hùng mạnh của Pháp. Họ chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng của địch.
Thứ tám: Tinh thần chiến đấuNgoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và hi sinh vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi. Vì vậy mới khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.
https://luathoangphi.vn/nguyen-nhan-that-bai-cua-phong-trao-can-vuong/
C1 : Những dấu tích nào chứng tỏ thuật luyện kim đã ra đời ở Phùng Nguyên - Hoa Lộc ?
C2 : Theo em, tên Âu Lạc có ý nghĩa gì ?
C3 : Hãy trình bày những thay đổi của đất nước ta thời Âu Lạc
C4 : Hãy trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang
C5 : Nêu nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm của An Dương Vương trong việc để mất nước
C2: ÂU LẠC: là quốc gia cổ đại của người Việt, ra đời tiếp sau nhà nước Văn Lang trên địa bàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Ở đây có hai tộc người lớn là Tây Âu và Lạc Việt sinh sống, có nhiều quan hệ giao lưu văn hoá, kinh tế. Đứng đầu Tây Âu là Thục Phán, đứng đầu Lạc Việt là Hùng Vương. Cuối thế kỉ 3 trước Công nguyên., trong kháng chiến chống quân xâm lược của đế chế Tần, Thục Phán đã hợp nhất hai tộc người này và thành lập nước Âu Lạc , đóng đô ở Cổ Loa . Cũng có thuyết nói nước Âu Lạc thành lập năm 257 trước Công nguyên. Nước Âu Lạc tồn tại đến 179 trước Công nguyên thì bị Triệu Đà thôn tính.
C3:
Sau nhiều thế kỉ phát triển, đất nước cuối thời Hùng Vương và đầu thời Âu Lạc đã có những tiến bộ đáng kể. Trong nông nghiệp, lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn. Lúa gạo, khoai, đậu, rau, cù... ngày một nhiều hơn. Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển.
Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền., đều tiến bộ. Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển. Giáo, mác, mũi tên đồng, rìu đồng, cuốc sắt, rìu sắt được sản xuất ngày càng nhiều.
Dân số tăng lên. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân cũng sâu sắc hơn.
C4
Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển, ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ. Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền.
Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn, người ta đã biết dùng mâm, bát, muôi. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
Ngày thường, nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất ; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu : hoặc cắt ngắn bó xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam thả sau lưng. Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
Câu 1. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. Theo em, sự sụp đổ của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
Câu 1 :
Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.
- Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước.
- Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
- Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc.
- An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng.
=> Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu, nước Âu Lạc sụp đổ.
Câu 1. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.
- Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước.
- Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
- Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc.
- An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng.
=> Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu, nước Âu Lạc sụp đổ.
Câu 2. Theo em, sự sụp đổ của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học vô cùng quý báu:
- Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu.
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống ngoại xâm.
học tốt
Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học vô cùng quý báu:
- Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu.
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống ngoại xâm.
Năm 179 TCN diễn ra sự kiện quan trọng nào trong lịch sử nước ta?
A. Vua An Dương Vương xây dựng kinh đô ở vùng đất Phong Khê.
B. Thục Phán lên ngôi vua lấy hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước Âu Lạc.
C. Vua An Dương Vương cho xây dựng thành Cổ Loa.
D. Nước Âu Lạc thất bại, rơi vào ách đô hộ của Triệu Đà.
Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
A. Luôn xây dựng bảo vệ đất nước trong mọi hoàn cảnh.
B. Luôn cảnh giác.
C. Không để mất những tướng giỏi.
D. A, B, C.
Chọn đáp án: D. A, B, C.
Giải thích: Từ sự thất bại của An Dương Vương, người đời sau đã học được những bài học quý giá để không bị mất nước.
Câu trả lời là D nhé :D.
Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
A. Luôn xây dựng bảo vệ đất nước trong mọi hoàn cảnh.
B. Luôn cảnh giác.
C. Không để mất những tướng giỏi.
D. A, B, C.
Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
Sự thất bại của An Dương Vương để lại bài học vô cùng quý báu:
- Tinh thần cảnh giác không mắc mưu kẻ thù.
- Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt.
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng mới có đủ sức mạnh chống ngoại xâm.