Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Kiều Trang
Xem chi tiết
Phạm Huỳnh Kim Luyến
18 tháng 1 2018 lúc 19:53

1a: Khi khó khăn đói rách mà có ai tỏ lòng thương cảm,cho mình lót dạ một miếng thì đã thấy cảm động lắm thay .
Khi đã giàu có rồi, chúc tụng nhau và tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ < dù chỉ là tài sản nhỏ xíu > .Ý bóng ý thực cũng đều hay cả,khuyên ta nên tôn trọng những người gia ân giúp đỡ mình trong lúc khó khăn .
Câu này cũng gần giống như câu được mùa chớ phụ ngô khoai ,đến khi thất bát lấy ai bạn cùng vậy -tư tưởng giáo dục con người ta phải biết trân trọng sự giúp đỡ khi khó khăn,mang ơn sâu nghĩa nặng những ai đã giúp đỡ mình trong hoàn cảnh gian nan bạn ạ .

nguyễn thị thảo ngân
18 tháng 1 2018 lúc 13:41

a)Khi người lâm vào hoàn cảnh khó khăn , hoạn nạn như bị thiên tai bão lũ chẳng hạn , giúp đỡ nhau khi đó tuy rất ít nhưng giá trị bằng rất nhiều khi bình thường.

cam nghĩ: cau c

"Người ta là hoa đất" là một câu tục ngữ nói tới giá trị cao quý của con người. Ngày xưa, đất là vốn quý của người nông dân vì có đất thì mới có thể làm ăn sinh sống. "hoa đất" là những gì đệp đẽ, cao quý được kết tinh từ đất.
Nhìn những hạt đất tuy xấu xí nhưng nó lại là nguồn sống của vạn vật, mang lại màu xanh cho thế giới, chẳng thế mà người ta đã gọi là "Đất Mẹ".
Đất cao quý, quan trọng như thế thì hoa đất lại càng đẹp hơn cả. Con người được ví như hoa đất có nghĩa con người mang trong mình những giá trị đẹp đẽ.
ĐỌc câu tục ngữ này ta thấy thêm yêu quý giá trị của con người và cảm thấy càng phải phấn đấu nhiều hơn nữa để khẳng định giá trị của mình.
Mình chỉ trình bày sơ qua những hiểu biết của mình về câu tục ngữ này, mong có thể giúp bạn hiểu hơn về nó.
Chúc bạn vui

Kaori Miyazono
18 tháng 1 2018 lúc 13:55

Bài 1: Giải thích câu tục ngữ:

a) Một miếng khi đói bằng 1 gói khi no:

Khi đã khá giả, tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ (dù chỉ là tài sản nhỏ xíu). Ý bóng ý thực cũng đều hay cả, khuyên ta nên tôn trọng những người gia ân giúp đỡ mình trong lúc khó khăn.

b) Một giọt máu đào hơn ao nước lã: Giọt máu đào”nghĩa ẩn dụ là những người có quan hệ huyết thống với nhau. “Ao nước lã”được hiểu là những người xa lạ, người dưng. Nếu có một người nào đó trong gia đình gặp chuyện bất trắc thì ta luôn bồn chồn, lo lắng hơn là người dưng gặp nạn. Người thân cùa chúng ta là những người hết lòng giúp đỡ yêu thương đùm bọc ta thì khi gặp chuyện không may ta lo lắng hơn là đối với những người không thân thuộc.

c, Người ta là hoa đất: Khẳng định con người chính là hội tụ tất cả những tinh hoa của đất trời ban tặng cho mỗi chúng ta, con người là trung tâm, không có con người thì mọi thứ đều trở nên vô nghĩa, không có sự sống, giá trị của con người được khẳng định cao.

Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một trong ba câu tục ngữ trên:

"Người ta là hoa đất"

Câu tục ngữ đã nói lên giá trị của con người bằng cách sữ dụng những hình ảnh của thiên nhiên đầy màu sắc. cái quan tâm đầu tiên đó là con người, đã được câu tục ngữ nhấn mạnh bằng hương sắc của thiên nhiên và nó được nâng cao quý trọng. với danh từ này, con người đã được nhân hóa thành những vật cao quý có giá trị muôn đời.

Các hình ảnh được câu tục ngữ ẩn dụ tạo nên pháp biến hình muôn màu sắc. mới đầu con người được ví như là hoa. Hoa ở đây mà một loại có hương thơm tỏa ngát, nhẹ nhàng trong lành bên những bầu không khí đầy gợi cảm . ở đây con người được ẩn dụ vậy làm cho con người thêm có giá trị, con người đã được nâng cao, tỏa sáng bằng những hương hoa ngào ngạt đầy gợi cảm.

Hình ảnh thứ hai con người được ví như là đất. ở đây có nghĩa là con ngừi có thể làm ra tất cả. con người còn là có thể mọi vật sẽ được tươi tốt hơn. Nếu con gười mất rồi thì cái gì cũng không thể làm nên được. người ta có câu: tấc đất tấc vàng. Đất được ví như vàng thì con người có thể nói nói quý giá hơn giá trị của vàng. Bên cạnh đó, câu tục ngữ đã nâng cao giá trị tạo cho con người có một chổ đứng đầy những lý tưởng mang những tầm vóc khác nhau qua từng thời đại.

Câu tục ngữ người ta là hoa đất đã mang một giá trị cao hơn, con người có thể vận dụng những khả năng của mình để tô thắm cho đời. bằng trí thông minh, trí tưởng tượng, bẵng những nét văn hóa đậm đà bản sắc à con ngừi mang lại. giá trị của con người là thế đó. Ông cha ta đã nâng được giá trị của con người, những phẩm chất tốt đẹp nhất.

Qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khẵng định giá trị của con người trong thiên nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay bẵng những hình ảnh ẩn dụ mà cụ thể. Đó là những hương hoa tiết ngọc của thiện nhiên. Và khẳng định được vị thế của con người muốn chúng ta phải tôn trọng người khác như chính bản thân mình. Và nâng niu họ như hoa, như đất.

Đây là một câu tục ngữ có triết lí sâu sắc về con người, về những phẩm giá tốt đẹp của con người. và tầm quan trọng của con người trong thiên nhiên trong xa hội ngày nay.

Hà Trần
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
19 tháng 1 2018 lúc 16:07

Người xưa khuyên con cháu rằng''tốt gỗ hơn tốt nước sơn''

-Các bạn học sinh cần học theo ''ăn vóc học hay''

-Mẹ thương con đạt diện cho câu''máu chảy ruột mềm''

Nguyễn Thị Hồng Nhung
6 tháng 8 2017 lúc 16:13

-Người xưa khuyên con cháu rằng''tốt gỗ hơn tốt nước sơn''

-Các bạn học sinh cần học theo ''ăn vóc học hay''

-Mẹ thương con đạt diện cho câu''máu chảy ruột mềm''

co nang de thuong
Xem chi tiết
PHAN HOANG KHANG
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
3 tháng 4 2019 lúc 19:11

ượng nước cần có để đầy phần còn lại của bể là:

1-3/4=1/4 (dung tích)

Thời gian cần có để đầy phần còn lại để đầy bể là:

1/4:1/8=2(giờ)

Đức Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
ha tien dung
Xem chi tiết
Linh Phương
18 tháng 4 2017 lúc 13:21

Tục ngữ xưa có câu Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Cha ông ta đúc kết từ kinh nghiệm bản thân lưu giữ và truyền lại trong đó: con người không chỉ học tập trong sách vờ nhà trường mà còn phải học tập từ thực tế, từ bên ngoài xã hội. Ước mơ, khát khao được mở rộng tầm mắt cũng gửi gắm cả trorg đó. Nhưng có bạn lại đưa ra ý kiến: nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào. Như vậy là bạn đó chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của câu tục ngữ.

Học tập là nghĩa vụ, cũng là quyền lợi của mỗi người. Ngày nay đến trường ta tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, sách vở. Rồi ta còn tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh: báo chí, truyền hình… nhưng như thế vẫn chưa đủ. Thế giới bao la, cuộc sống xã hội rất phức tạp, mỗi người dù thông minh tới đâu hiểu biết cũng chỉ có hạn. Cuộc đời, xã hội là môi trường học tập hữu ích để ta nâng cao sự hiểu biết, mở rộng tầm nhận thức, phát huy trí thông minh của mình. Vì thế, lời khuyên răn dạy bảo từ câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn, sâu sắc. Đi ở đây có nghĩa là đi đây, đi đó, cũng có nghĩa là tham gia vào các hoạt động xã hội. Sàng khôn là tri thức, sự hiểu biết, là những điều hay, điều mới lạ ta tiếp thu được – kết quả của việc đi. Chịu khó mỗi ngày đi xa hơn, nhiều hơn thì sang khôn ta nhận được ngày càng lớn càng đầy. Câu tục ngữ là bài học về cách sống, tinh thần ham học hỏi, ham hiểu biết. Chỉ có mõi trường xã hội phong phú đa dạng và sự ham hiểu biết mới giúp ta hoàn thiện nhân cách bản thân.

Chúng ta đừng vội nghĩ rằng chắc gì đã có sàng khôn nếu chưa thử đi. Hãy cứ đi, đi xa, đi nhiều và đến một lúc nào đó, dù ta không có ý định học thì vẫn cứ học được và khôn ra. Cùng nội dung với câu tục ngữ, người xưa có câu ca dao rất chí lí, chí tình:

Đi cho biết đó biết đây

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

Con người nếu cứ suốt ngày suốt năm chỉ chôn chân nơi bốn bức tường hạn hẹp thì sẽ trở nên lạc hậu và thiển cận biết bao. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử, những vùng đất hoang sơ cần sự khám phá, đặt chân của con người, có câu tai nghe không bằng mắt thấy. Kiến thức, thông tin ta thu được từ sách vở, thầy cô, báo chí … chưa phải là tất cả. Nếu được nghe trực tiếp, được chứng kiến tận mắt thực tế cuộc sống, ta sẽ thấy cuộc sống còn bao điều hay, mới lạ ta chưa biết tới. Hãy nhớ lại những buổi tham quan mà nhà trường vẫn tạo điều kiện tổ chức hàng năm cho chúng ta hay ta đi cùng gia đình. Ta có dịp chứng kiến vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, những điều được ngợi ca trong mỗi bài học và so sánh với những điều được dạy bảo ở trường lớp. Đến mỗi vùng miền khác nhau, ta lại hiểu thêm được nếp sống, cách sinh hoạt, phong tục tập quán của đồng bào nơi đó. Dù chỉ là đi chơi dã ngoại nhưng ta thu lượm được bao điều bổ ích, thú vị một cách rất tự nhiên.

Gần gũi hơn, ta hãy thả bộ trên con đường từ nhà tới trường- Mỗi ngày có biết bao điều, bao sự việc khiến ta phải suy nghĩ. Một cậu bé dắt tay một cụ già qua đường, một cô bé nhịn bữa sáng để giúp đỡ người ăn xin… dạy ta vé lòng vị tha, nhân ái. Song, xã hội không chỉ toàn điều tốt đẹp mà rất phức tạp, tốt xấu đan xen. Bên cạnh những hành vi cử chỉ tốt đẹp, ta còn chứng kiến nhiều điều ngang trái bất công. Song tất cả những điều đó đều là những bài học về kinh nghiệm cuộc sống, đối nhân xử thế cho ta. Tiếp xúc với thực tế ta biết nhiều thứ mà trong sách vở chưa có dịp nhắc tới mà ta cần phải học tập. Xã hội chính là môi trường lớn, vừa là nguồn cung cấp tri thức, vốn sống trực tiếp, vừa là nơi để ta thực nghiệm.

Ngày nay, khi cái mới xuất hiện từng giờ, từng phút, đất nước có nhu cầu hội nhập với thế giới thì đi để học khôn càng trở nên cần thiết, nhất là đối với giới trẻ. Vì thế, những năm gần đây, việc du học nước ngoài không còn là chuyện xa lạ với thanh niên Việt Nam. Vốn sống gián tiếp được cung cấp từ sách vở nhà trường không thể phục vụ cho cuộc sống chúng ta sau này. Xã hội càng phát triển, con người càng cần phải đi nhiều hơn, tiếp thu nhiều sàng khôn hơn nếu không muốn bản thân và đất nước bị tụt hậu.

Chúng ta là những học sinh, là những người còn rất trẻ, cơ hội đi đây đi đó để học lấy cái khôn là rất nhiều và thuận lợi hơn ông bà ta trước đây. Vì thế, chúng ta cần phải tận dụng sức trẻ, thời cơ, điều kiện để không ngừng mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết. Chỉ biết sống khép kín, tự thỏa mãn với bản thân, chính là tự tách mình ra khỏi nhịp sống sôi động hiện nay, tự đào thải mình khỏi xã hội

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn hc tốt!

Nguyễn Trần Gia Linh
18 tháng 4 2017 lúc 17:10

Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sảch vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điểu ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.


Thảo Phương
18 tháng 4 2017 lúc 20:50

_MB: Tinh thần hiếu học là truyền thống lâu đời đáng tự hào của người Việt Nam ta. Nhưng học ở đâu, học cái j lại là 1 vấn đề khác. K phải chỷ học ở sách vở mới là giỏi, k phải chỷ học rộng bjk nhiều là tốt mà hơn hết là phải tích luỹ kiến thức và vốn sống trong cả đời sống thực tế để có hành trang vững chắc bước vào đời. Vì thế mà ông cha ta đã dạy: " Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn "
_TB: ( nên chia thành nhìu đoạn nhỏ )
+ Đoạn 1: Giải thjx câu tục ngữ:
+) đàng : nghĩa là đường
+) sàng khôn: thể hiện sự hiểu bjk nhiều và rộng rãi
--> Ý nghĩa (nội dung khái quát ) của câu tục ngữ : K phải chỷ học trong sách vở là giỏi, cần phải đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn, tầm hỉu bjk và vốn sống, tích luỹ kiến thức trong cả đời sống thực tế để chuẩn bị hành trang bước vào đời, trở thành 1 con người trưởng thành
+ Đoạn 2: Bắt đầu phân tích và đưa dẫn chứng nhé ( các luận điểm phụ bạn phải tự chia thành các đoạn nhỏ nữa nha )
+) Ở đời sống thực tế, con người có thể học hỏi đc rất nhìu điều: mở rộng những kiến thức mà sách vở k có, có thêm những kinh nghiệm sống, đc tiếp xúc, trải nghiệm, bjk thêm về kiến thức trong đời sống thực tế.....
+) Doanh nhân giỏi đâu phải học 1 khoá học cấp cao mà thành tài? Đòi hỏi ở họ k chỉ là sự phấn đấu, nỗ lực mà chính là tinh thần học hỏi, tìm tòi ở đời sống thực tế. Sách vở đâu có dạy họ đầu tư vào đâu là đúng? Thầy cô giỏi đau có thể dạy họ phải thương lượng vs khách hàng ntnèo? Đó chính là tác dụng của việc học hỏi ở đời sống thực tế, xã hội. Nếu k chịu khó tỳm tòi, ra ngoài học hỏi, họ sẽ k có kinh nghiệm và kỹ năng để kinh doanh
+) Con người k chỷ cần có kiến thức uyên bác mà còn phải bjk giao tiếp. Đời sống xã hội rèn cho họ kỹ năng giao tiếp, nói năng, diễn đạt....( tác động rất tốt tới việc cảm thụ văn và trình bày )
+) Niu-tơn xưa phát minh ra tàu điện - 1 phát minh thiên tài đc đời sau công nhận và sử dụng. Chuyện kể rằng Niu-tơn gặp 1 bà lão phải đi bộ hàng trăm km để tới TP mà Niu-tơn sinh sống. Và khi nghe ước mơ có chiếc xe bằng điện mà k vất vả như đi xe ngựa, Niu-tơn đã phát minh ra tàu hoả - quả là rất tiện lợi. Nhưng ngày đó nhà bác học thiên tài ấy mà chỷ tối ngày trong phòng làm việc, phòng thí nghiệm thỳ liệu ông có thể có đc phát minh giá trị ấy k? Niu-tơn ra đường tiếp xúc vs đời sống thực tế, những con người trong 1 xã hội, 1 cộng đồng lại phát minh ra cả 1 điều thần kỳ. Chẳng phải đó là ý nghĩa rất lớn lao của việc" Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn" sao?
+) Nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương...chẳng phải ra đời sống thực tế mới viết đc nãưng tác phẩm rất hay và chân thực sao? Đâu phải sách vở "biến" họ thành những nhà văn nổi tiếng, kỳ tài? Tiếp xúc vs xã hội đời thường đã cho họ có ngày hôm nay.
........... ( Bạn phân tích kỹ hơn và thêm dẫn chứng nhé! )
_KB: Hãy phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta. Và trên hết là hãy học trong cả đời sống thực tế. Đó là cả 1 kho tàng quí báu mà Thượng đế ban tặng cho chúng ta. Và chỉ còn chờ chúng ta khám phá và tỳm tòi kho tàng ấy thôi. Câu tục ngữ' " đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn" đã làm giàu thêm cho kho tàng "túi khôn" của nhân loại. Và cũng là bài học thấm thía sâu sắc mà ông cha ta răn dạy, khuyên bảo con cháu bao đời nay vẫn đc lưu truyền mãi

Yukino megumi
Xem chi tiết
Yukino megumi
7 tháng 3 2017 lúc 19:53

Cau ngu van : Meo la cai ten toi dat cho no nha

Nguyễn Thị Thu Huyền
7 tháng 3 2017 lúc 19:55

có dấu đc ko tui chả hiểu gì cả

Nguyễn Thị Thu Huyền
7 tháng 3 2017 lúc 19:57

mà bn định hỏi tổng thể à

nhuquynhnguyen
Xem chi tiết
Bùi Thế Hào
11 tháng 3 2017 lúc 10:51

Thể tích bể là: 2.1,2.1=2,4 (m3)

Thời gian vòi nước chảy đầy bể là: 2,4:0,5=4,8 (giờ)

ĐS: 4,8 giờ

nhuquynhnguyen
11 tháng 3 2017 lúc 10:53

cam on the hao nha minh cung lam nhu vay ma ko biet dung hay sai nen moi hoi cac ban

Ngô Thế Trường ( CRIS DE...
11 tháng 3 2017 lúc 10:54

sau số giờ thì bể đầy nước là:

2x1,2x1=3,4

đáp số:3,4

kdknfknn
Xem chi tiết