Đề kiểm tra 1 tiết - đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thu Trang
Xem chi tiết
Skegur
12 tháng 10 2017 lúc 20:48

Câu 1:

-Vì các rễ củ có chất dinh dưỡng dự trữ nên lúc này các củ này năng suất vẫn còn cao, ta phải thu hoạch còn nếu để khi cây ra hoa thì chất dinh dưỡng trong rễ củ sẽ được chuyển lên phần ngọn để nuôi hoa làm cho năng suất củ giảm.

-Bấm ngọn, tỉa cành nhằm kìm chế sự phát triển cành lá, ngọn...để cây tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển sản phẩm của cây (vd: hoa, quả...).

Câu 3: + Giống nhau
- Đều có biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ và ruột
- Biểu bì, thịt vỏ, ruột đều cấu tạo từ tế bào
+ Khác nhau
-Thân non không có lông hút, còn rễ có lông hút
- Mạch rây và mạch gỗ ở thân non xếp thành vòng bó mạch, trong khi đó mạch rây và mạch gỗ ở rễ xếp xen kẽ nhau.

Trần Ti
Xem chi tiết
Thục Trinh
16 tháng 10 2017 lúc 6:01

Chúng ta thường thấy có một số cây già lâu năm, mặc dù thân rỗng nhưng cành lá vẫn xanh tươi. Thân những cây này bị rỗng không phải là do cấu tạo vốn có của nó, mà chủ yếu là do tác động của ngoại cảnh. Năm này qua năm khác thân cây sẽ to lên, lõi gỗ càng ngày càng khó thu được khí oxi và các chất dinh dưỡng khác, nên dần dần bị chết, ruột thân cũng từ đó bị mất tác dụng. Tổ chức chết này nếu thiếu các chất giữ nước, chất chống sự mục nát, thì một khi bị vi khuẩn xâm nhập hoặc bị thấm nước mưa từ những vết nứt ở thân cây, sẽ dần dần bị mục nát và thân cây rỗng dần. Có một số loài cây trồng đặc biệt rất dễ bị rỗng thân, như cây liễu già là một ví dụ.

Vậy cây làm thế nào để sống được khi bị rỗng thân?

Vì thân cây rỗng không phải là một bệnh nguy hiểm đối với thực vật. Trong cơ thể cây có hai tuyến vận chuyển rất bận rộn, các chất cần thiết cho hoạt động của sự sống đều nhờ vào trật tự sắp xếp của chúng tới từng phần của cơ thể. Lõi gỗ là tuyến vận chuyển từ dưới lên trên, nó đưa nước và các chất vô cơ khác từ phần rễ đã hấp thụ được tới lá cây; lớp vỏ dai trong biểu bì là tuyến vận chuyển từ trên xuống dưới, đưa các sản phẩm mà lá tạo ra được thành phần dinh dưỡng hữu cơ xuống cho rễ cây, hai tuyến này đều là những tuyến đa ống dẫn. Trên một thân cây rất khó đếm nổi số lượng các ống dẫn này, cho nên chỉ cần không phải là toàn bộ hai tuyến này bị hỏng thì sự vận chuyển vẫn bình thường. Thân cây mặc dù bị rỗng, nhưng đó chỉ là phần gỗ giữa lõi thân cây mà thôi, còn phần gỗ ở bên ngoài thì vẫn tốt, quá trình vận chuyển không bị cắt đứt, nên cây già lâu năm mặc dù bị rỗng lõi nhưng vẫn có thể sinh trưởng phát dục. Ở tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc có một cây táo tàu già cả trăm năm tuổi, thân nó rỗng có thể chứa một người khi muốn trú mưa và hàng năm vẫn ra quả đều.

Kipkis.com-10-van-cau-hoi-vi-sao-ve-thuc-vat-4.png

Tuy nhiên nếu bạn bóc toàn bộ lớp vỏ cây của cây già rỗng đi thì vấn đề lại trở nên nghiêm trọng: cây nhanh chóng bị chết, do toàn bộ con đường cung cấp chất dinh dưỡng và nước đều bị đứt đoạn, phần rễ không được cung cấp chất dinh dưỡng nữa sẽ bị “chết đói”, một khi rễ bị chết thì lá cành cũng không có được nước và dễ dàng bị khô héo mà chết. Có một vị thuốc Đông y thường dùng gọi là đỗ trọng, dùng lá và vỏ cây làm thuốc, nếu bạn muốn lấy được nhiều thuốc, lại đem bóc hết lớp vỏ cây đi, thì kết quả là lấy được vỏ mà cây đã chết, như chuyện ngốc nghếch “giết gà lấy trứng” vậy. “Cây sợ bóc vỏ”, câu tục ngữ ấy không sai chút nào.

Tác phẩm, tác giả, nguồn Tác phẩm: 10 vạn câu hỏi vì sao về thực vật Dịch giả: Nguyễn Văn Mậu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Nguồn: tve-4u
Thộn lộn xộn
Xem chi tiết
Thộn lộn xộn
19 tháng 10 2017 lúc 20:08

Đề 1 nha mọi người

Lê Vân Anh
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
22 tháng 10 2017 lúc 6:55

1

Đặc điểm chung của thực vật là:

+ Tự tổng hợp chất hữu cơ

+ Phần lớn không có khả năng di chuyển

+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài

2 Phân biệt:

- Rễ cọc : gồm rễ cái và các rễ con

- Rễ chùm : gồm những rễ con mọc ra từ gốc thân

3 Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.

Cầm Đức Anh
22 tháng 10 2017 lúc 6:59

4 Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển.

6

- Rễ gồm 4 miền:

1. Miền trưởng thành có các mạch dẫn: Dẫn truyền

2. Miền hút có các lông hút: Hấp thụ nước và muối khoáng

3. Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia): Làm cho rễ dài ra

4. Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ

Lê Vân Anh
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
22 tháng 10 2017 lúc 6:49

1 Có 3 loại thân biến dang:

Thân củ:

- Thân củ nằm trên mặt đất

- Dự trữ chất dinh dưỡng

- VD:Củ su hào

Thân rễ:

- Thân rễ nằm trong mặt đất

- Dự trữ chất dinh dưỡng

- VD:Củ gừng

Thân mọng nước:

- Thân mọng nước mọc trên mặt đất

- Dự trữ nước quang hợp

- VD:Xương rồng

2

- Thực vật có hoa là những thực vật có cơ quan sinh sản là hoa, quả. hạt.

- Thực vật không có hoa là những thực vật có cơ quan sinh sản không phải là hoa. quả, hạt.


3

Các loại rễ biến dạng:

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

Mỹ Hằng
22 tháng 10 2017 lúc 20:55

1. có ba loại rễ biến dạng

- Thân củ

- Thân rễ

-Thân mọng nước

2. Đặc điểm nhận dạng củ ấc thực vật có hoa và loài thực vật ko có hoa là

-Thực vật có hoa là loài thực vật có cơ quan sinh sản là hoa ;quả: hạt

-thực vật ko có hoa là loài thực vật ko có cơ qua sinh sản là hoa quả hạt

3. Có 4 loại rễ biến dạng

-Rễ củ :

+ Chức năng:Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa quả

-Rễ móc:

+ Chức năng: Bám móc vào trụ giúp cây leo lên

-Rễ thở :

+Giups cây hô hấp trong không khí

- Giác mút:

+ Lấy thức ăn từ cây chủ

4.

-Thân to ra

- Do : sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn

- Thân dài ra + Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn

5

Giống nhau

+ Có cấu tạo bằng tế bào

+Có các bộ phận cấu tạo như nhau:

- Vỏ:(Biểu bì : thịt vỏ_)

-Trụ Giua: ( Ruột: Bó mạch )

Khác nhau

- Lông hút

+ Thân non : ko có lông hút

+Rễ: Có lông hút

-Biểu bì

Thân non : Biểu thì trong suốt

Rễ : Mottj lớp tế bào đa giác

- Qúa trình qua hợp

- Thân non có chữa chất diệp lục. Vì vậy có quá trình quan hợp

- rễ không có chất diệp lục . Vì vậy ko có quá trình quan hợp

Mạch rây

mạch rây của thân non nằm ngoài mạch gỗ tạo thành 2 vòng

mạch rây của rễ thì nằm xen kẻ vớ mạch gỗ tạo thành 1 vòng

6 Mô là một nhóm tễ bào có hình dạng và cấu tạo giống nhau nhưng cùng thực hiện một chức năng riêng

Ví Dụ :

Mô phân sinh ngon, mô mềm mo phân sinh ngọn , mô nang đỡ , mô che chở

7. Vì rễ củ chứa chất dinh dưỡng cho cây nên ta thu hoạch trước . Nếu ra hoa thì chất dinh dưỡng sẽ chuyển ra hoa và chất lượng củ sẽ giảm

Phạm Thị Kim
Xem chi tiết
Lê Ngọc Quỳnh
22 tháng 10 2017 lúc 21:03

vì có chất diệp lục

Pham Thi Linh
22 tháng 10 2017 lúc 21:57

Vì trong cấu tạo của thân non phần thịt vỏ có chứa các hạt diệp lục có khả năng tham gia quá trình quang hợp nên thân non của cây có chức năng quang hợp.

hoang trung toi
23 tháng 10 2017 lúc 16:26

vì trong thân non phần thịt vỏ chứa các hạt diệp lục có khả năng tham gia quá trình quanh hợp nên thân non của cây có chức năng quanh hợp

Trần Lê Bảo Nhi
Xem chi tiết
nguyenngocthuytram
25 tháng 10 2017 lúc 15:50

để cho ruộng lúa thẳng hàng sau này dễ gặt, để cho rễ con bị đứt khi cấy lại bộ rễ sẽ phát triển mạnh, lúa tốt

để cấy lúa thành từng khóm

Trí Tạ
25 tháng 10 2017 lúc 14:22

vì dể cho ruộng lúa thẳng hàng sau này dễ gặt

Tick nha vui

Nguyen The Truyen
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
25 tháng 10 2017 lúc 20:20

* hệ thống miễn dịch của cơ thể bao gồm mấy hàng rào" phòng thủ "như:lympho T,lympho B,đại thực bào,khánh thể.
-bạch cầu lympho T:do tủy xương sản xuất,được các mem hoạt hóa khi đi qua tuyến ức.chúng chiếm 80% quân số bạch cầu lympho,tiêu diệt kẻ thù bằng chất độc.
-bạch cầu lympho B:cũng do tủy xương sản xuất,chiếm 20% chuyên bắn các kháng thể vào kẻ thù đang bơi trong huyết tương.
-các khánh thể do bạch cầu lym pho b chế tạo chúng làm kháng nguyên tiêu tan hoặc trói chúng lại bằng cách đông vón nhờ các đại thực bào.
-các đại thực bào có men tiêu hóa ,có nhiệm vụ thu dọn xác chết còn lại trên" chiến trường"

*nguyên tắc truyền máu:

Đào Nguyễn
Xem chi tiết
morata
25 tháng 10 2017 lúc 20:33

Sự phân chia tế bào ở tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ giúp cây to ra

Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn giúp cây dài ra

Pham Thi Linh
26 tháng 10 2017 lúc 16:50

Tác dụng của việc phân chia tế bào giúp cây lớn lên, sinh trưởng và phát triển: tăng chiều cao (thân dài ra) và tăng diện tích bề ngang (thân to ra)

Hoàn Thiện Sơn
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
26 tháng 10 2017 lúc 22:10

Câu 1:

+ Cấu tạo tế bào thực vật gồm:

- Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định

- Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào

- Chất tế bào: chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp

- Nhân: có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

Câu 2:

- Có 1 loại rễ chính:

+ Rễ cọc: cây cải, cây bưởi, cây mít, cây hồng xiêm, cây ổi

+ Rễ chùm: cây hành, tỏi tây, hành tây, cây lúa, cây bèo tây

- Ý nghĩa của rễ biến dạng

+ Rễ củ: dự trữ chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa tạo quả

+ Rễ móc: giúp cây bám trụ và leo lên

+ Rễ giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ

+ Rễ thở: giúp cây hô hấp trong không khí

Câu 3:

+ Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn

+ Thân to ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh có ở tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ

+ Bấm ngọn: giúp cây tập trung chất dinh dưỡng phát triển các chồi bên như chồi lá, chồi hoa giúp tạo được nhiều hoa, quả hơn

+ Tỉa cành: tập trung chất dinh dưỡng phát triển chiều cao của cây

+ Chiết cành: nhân nhanh giống, cành chiết có thời gian cho ra hoa, quả nhanh hơn khi trồng từ hạt

Câu 4:

+ Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ dưới lên (rễ - thân - cành - lá)

+ Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ trên xuống dưới (lá - cành - thân - rễ)

Câu 5:

+ Thân củ: thân nằm trên mặt đất hoặc dưới mặt đất, thân chính phình to ra: dự trữ chất dinh dưỡng

+ Thân rễ: thân nằm trên mặt đất hoặc dưới mặt đất: dự trữ chất dinh dưỡng

+ Thân mọng nước: nằm trên mặt đất, thân phình to chứa nước bên trong: dự trữ nước cho cây