Bài 50/sgk7/t77 , bài 49/sgk7/t76 , bai 53/sgk7/t77
HELP ME SOON
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
(SGK7/140, Nguyên tiêu – Hồ Chí Minh)
1) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?
2) Kể tên 2 bài thơ có cùng thể thơ mà em được học.
3) Xác định quan hệ từ trong các câu sau:
a. Lắng tai nghe thật kĩ, đâu đây có cái gì rung động như cánh của những con bướm mới ra ràng.
b. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả toàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại.
c. Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được.
d. Giọng nói bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe như tiếng chuông đồng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng như những đoá hoa. Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, hiền dịu khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.
2 câu kia chị làm rồi em nhé!
3) Xác định quan hệ từ trong các câu sau:
a. Lắng tai nghe thật kĩ, đâu đây có cái gì rung động như cánh của những con bướm mới ra ràng.
b. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả toàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại.
c. Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được.
d. Giọng nói bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe như tiếng chuông đồng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng như những đoá hoa. Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, hiền dịu khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.
Dựa vào 3 bài ca dao than thân trang 48 sgk7 tập 1 , hãy viết 1 đoạn văn (10 câu) nói về cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia.
Ở các câu than thân nào họ cũng ví mình thật tội nghiệp, nào là tấm lụa, nào là hạt mưa, nào là miếng cau khô, rồi củ ấu gai... thứ nào cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hạt mưa thì chẳng biết rơi vào đâu, miếng cau thì tùy người chọn, còn củ ấu thì có vẻ đẹp bên trong mà không ai biết. Bài ca dao này là một sự giãi bày của người phụ nữ. Người phụ nữ muốn xã hội công nhận giá trị của mình, nhưng vẫn đầy tự ti: “Không tin bóc vỏ mà xem, ăn rồi mới biết là em ngọt bùi”. Một sự mời mọc ngập ngừng. Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Thân phận của những người phụ nữ này lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội. Vì vậy, những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được coi trọng đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông, dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm dù mình có phải chịu thiệt thòi.
Họ là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong XH
Phân tích cụm từ " Rủ nhau " và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2 ( SGK7-T38 ). Địa danh và cảnh trí của bài này nõi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca : " Hỏi ai gây dựng nên nước non này? "
a. Cụm từ “Rủ nhau” đứng ở đầu bài ca dao có ý nghĩa.
- Người ta chỉ “Rủ nhau” khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi. - Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích.
- Điều mà khiến cho mọi người “Rủ nhau” phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm, niềm háo hức của người làm cảnh.
b. Cách tả của bài ca dao
- Không miêu tả cụ thể mà liệt kê những địa danh và những thắng cảnh nổi bật.
- Ý nghĩa: vẻ đẹp của cảnh là vô cùng phong phú, đa dạng.
c. Cảm xúc gợi lên từ cảnh.
- Đây là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm văn vật, đã đi vào máu thịt tâm hồn của mọi người.
- Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liên bởi yếu tố văn hóa và lịch sử.
d. Câu hỏi kết thúc bài thơ.
- Gợi nhắc đến công lao của cha ông đã tạo dựng nên thắng cảnh.
- Đó còn là lời nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và xây dựng để cho đất nước ngày càng đẹp hơn.
-“Rủ nhau” : dùng từ này khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết và cùng chung mối quan tâm, cùng muốn làm một việc gì đó => là một yếu tốthể hiện tính cộng đồng của ca dao.
-Cách tả cảnh : gợi mà không tả. Chỉ dùng phép liệt kê, liệt kê những cái tên đã ăn sâu vào tâm thức người Việt đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa lòng Hà Nội.
-Địa danh trong bài 2 rất đặc biệt : vừa là thắng cảnh thiên nhiên, đồng thời nó cũng là một di tích lịch sử, văn hóa, gắn liền với lịch sử và nền văn hiến của dân tộc. => gợi lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa.
-Câu cuối : “ hỏi ai gây dựng nên non nước này” : là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Đó cũng là lời nhắc nhở cho thế hệ mai sau phải biết trân trọng, giữ gìn, tiếp nối truyền thống dân tộc.
đọc văn bản Tinh thần y nước của nhân dân ta (tr24/sgk7 tập 2 ) . Đây là văn bản nghị luận ko ? vì sao?
Văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản nghị luận.
-Vì nó nêu lên luận điểm tư tưởng : “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”
Qua văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ"-sgk7
Em hãy chứng minh đức tính giản dị của Bác qua nhiều phương diện
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
bạn nguyễn minh anh copy trên mạng mà cũng được hoc24 chọn
đọc văn bản Tinh thần y nước của nhân dân ta (tr24/sgk7 tập 2 ) . Tác giả trình bày mấy luận cứ ,đó là những luận cứ nào ?
Luận cứ :
+''Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.''
+''Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.''
+''Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.Có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê, rõ ràng , dễ thấy.Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương , trong hòm.''
Cấu tạo ngoài của giun đất:
B. Mặt bụng của giun đất(sgk7 trang 56)
Bao gồm nhưng j?
Mặt bụng giun đất gồm :
1. miệng
2. vòng tơ
3. lỗ sinh dục cái
4. mật bụng đai sinh dục
5. lỗ sinh dục cái
Có mảnh sắt phẳng hình dạng một góc(h.34 Tr71 sgk7) và 1 chiếc thước thẳng có khia khoảng.Làm thế nào để vẽ dk tia phân giác của góc này?
Hệ thống lại nội dung cơ ban theo 3 phân môn: Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn từ tuần 18 đến 21 Sgk7 tập 2