Những câu hỏi liên quan
ha nguyen quynh nhu
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
7 tháng 3 2017 lúc 19:51

Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán :
- Về phía quân xâm lược Hán : thời gian - tướng chỉ huy - lực lượng - tấn công Hợp Phố - chia hai đạo thuỷ bộ tấn công vào đất Giao Chỉ - hợp quân ở vùng Lãng Bạc...
- Về phía quân ta : chiến đấu anh dũng ở Hợp Phố - Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc, cuộc chiến ác liệt - quân ta lùi về cổ Loa. Mê Linh — quân ta lùi về Cấm Khê - tháng 3- 43 Hai Bà hi sinh anh dũng — cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11 -43 thì chấm dứt...

Bình luận (0)
quangnam Tran
Xem chi tiết
hoai thu nguyen
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
15 tháng 1 2017 lúc 20:49

Giải thích vì sao cuộc kháng chiến của nhà hồ bị thất bại nhanh chóng

- Do nhà Hồ đã cướp ngôi của nhà Trần => Không được lòng dân.
- Khi chiến tranh không tận dụng được sức mạnh của nhân dân (mặc dù cũng bắt nhân dân thực hiện "vườn không nhà trống" giống nhà Trần nhưng còn bắt nhân dân nhổ lúa để quân Minh không có lương thực, đồng thời nhân dân cũng không có lương thực)
- Khi lên ngôi chưa ổn định được đất nước nhưng nhà Hồ đã tiến hành một loạt cải cách. Những cải cách ấy tuy tiến bộ nhưng nhân dân chưa kịp thích nghi thì nhà Hồ đã sử dụng những biện pháp hà khắc, cưỡng chế nên nhân dân oán than

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
15 tháng 1 2017 lúc 21:15

Diến biến quá trình quân Minh xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ :

- Tháng 11 - 1406 , quân Minh tiến vào biên giới nước ta . Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm ở Lạng Sơn .

- Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ Nam sông Nhị , lấy thành Đa Bang , làm trung tâm phòng ngự .

- Ngày 22-1-1407 , sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở thành Đa Bang , quân Minh chiếm Đông Đô ( Thăng Long ) . Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô ( Thanh Hóa )

- Tháng 4-1407 , quân Minh tấn công vào Tây Đô , Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6-1407 .

Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng vì :

- Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ , đã không biết dựa vào nhân dân , đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc , không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên . Trong lúc đó , quân Minh đang mạnh mà quân nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành chống giặc ,

- Thêm vào đó , những hạn chế trong các chính sách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quẩn chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh .

Bình luận (0)
Hiyoko
17 tháng 1 2017 lúc 14:59

Bạn tham khảo ở đây nha Bài 18 : Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa ...

Bình luận (0)
Thùy YO Cuồng Roy
Xem chi tiết
nguyễn ngọc thảo
7 tháng 12 2017 lúc 19:46

tháng 4-1288 , đoàn quân ô mã nhi rút theo đường thuỷ trên sông bạch đằng . khi quân ô mã nhi tiến đến bãi cọc . quân trần khiêu khích rồi bỏ chạy , chờ nc rút tổ chức tấn công.

Bình luận (0)
Nhìn Về Quá Khứ
Xem chi tiết
Sen Phùng
14 tháng 2 2017 lúc 9:39

Câu hỏi đã trở nên quá quen thuộc và tốn rất nhiều công gõ bàn phím của các bạn rồi nha...khi nào có câu hỏi nào thì em vào mục tìm kiếm tìm giúp cô nhé.

Nếu câu hỏi mà chưa có ai từng hỏi thì em tiếp tục hỏi nha...

Chúc em học tốt và có nhiều câu hỏi hay gửi tới Hoc24!

Bình luận (0)
Sáng
14 tháng 12 2016 lúc 21:12

- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường phòng thủ ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta. Quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn đến Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi cùng tiến về Vạn Kiếp.
- Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư chỉ huy triển khai quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần tấn công quyết liệt, nhiều thuyền lương bị đánh chìm, một số còn lại quân ta chiếm.
- Cuối tháng 1-1288, thực hiện "Vườn không nhà trống", Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên rời vào khó khăn, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long . Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và rồi rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4-1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rơi vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân ta liên tục chặn đánh.
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
18 tháng 1 2017 lúc 13:58

Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287 — 1288)
- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.
-Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
-Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bô' trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.
-Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

Bình luận (0)
Trần Thị Hoa Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hà
15 tháng 10 2016 lúc 20:49

sách giáo khoa có đấy

Bình luận (0)
Mai Thanh Tan
Xem chi tiết
Nguyễn Bình Phương Nhi
26 tháng 12 2016 lúc 8:56

Vì không cảnh giác đối với kẻ thù.

Làm nội bộ mất đoàn kết.

Chủ quan, không chuẩn bị vũ khí.

Bình luận (0)
Hiyoko
26 tháng 12 2016 lúc 18:28

Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà :
Dựa vào những sự kiện lịch sử nêu trong bài học và truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy nêu rõ : Quân dân Âu Lạc đã đánh bại cuộc xâm lược của Triệu Đà, khiến y phải xin hòa. Sau đó, do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất (tướng giỏi là Cao Lỗ và Nổi Hầu bất mãn bỏ về quê) để cùng nhau chống giặc...

Bình luận (0)
Mai Thanh Tan
26 tháng 12 2016 lúc 8:25

mau len

Bình luận (0)
Tiểu Thư Ma Kết
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
2 tháng 2 2017 lúc 18:24

Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287 — 1288)
- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.
-Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
-Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bô' trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.
-Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
2 tháng 2 2017 lúc 18:48

Diễn biến cuộc kháng chiến lần ba chống quân xâm lược nhà Nguyên :

( 1287 - 1288 )

- Đứng trước nguy bị xâm lược , nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến , tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu , nhất là vùng biên giới và vùng biển .

- Cuối tháng 12 - 1287 , khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta . Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy , vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn , Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp . Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng , rồi tiến về Vạn Kiếp .

- Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

- Cuối tháng 1 - 1288 , Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng . Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt , quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập . Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ , bộ .

- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :

+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288 , đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bố trí từ trước , cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra , Ô Mã Nhi bị bắt sống .

+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc , bị quân dân ta liên tục chặn đánh .

- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

Bình luận (0)
Mai Vũ Ngọc
2 tháng 2 2017 lúc 18:49

LẦN 1: Chống quân Mông Cổ

-Diễn ra vào 1/1258

- Nhà trần mở cuộc phản công lớn Đông Bộ Đầu ( phố Hàn Than, HN)

-Kháng chiến diễn ra chưa đầy 1 tháng đã kết thúc thắng lợi

LẦN 2: Chống quân Nguyên

- Diễn ra vào đầu năm 1285

- Nhà Trần phản công và giành thắng lợi ở Tây Kết ( Hàm Tử, Hưng Yên; Trương Dương, HN) và giải phóng Thăng Long

- Sau gần 2 tháng phản công, kháng chiến thắng lợi ( tháng 5, 1285)

LẦN 3: Chống quân Mông-Nguyên

- Cuối năm 1287, quân Nguyên lại xâm lược Đại Việt

- Nhà Trần tiếp tục thực thiện "vườn không nhà trống" , rồi mở những cuộc phản công quyết định: trận Vân Đồn, trận Bạch Đằng ( 1288)

- Cuộc kháng chiến danh thắng lợi vẻ vang

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Hân
Xem chi tiết
Phương Dung
26 tháng 12 2020 lúc 12:32

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

- Góp nhần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

Bình luận (0)