Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tiểu Thư Ma Kết

Trình bày dien bien cuoc kháng chien lan 3 chong quan xam luoc nhà Nguyên

Bình Trần Thị
2 tháng 2 2017 lúc 18:24

Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287 — 1288)
- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.
-Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
-Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bô' trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.
-Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
2 tháng 2 2017 lúc 18:48

Diễn biến cuộc kháng chiến lần ba chống quân xâm lược nhà Nguyên :

( 1287 - 1288 )

- Đứng trước nguy bị xâm lược , nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến , tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu , nhất là vùng biên giới và vùng biển .

- Cuối tháng 12 - 1287 , khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta . Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy , vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn , Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp . Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng , rồi tiến về Vạn Kiếp .

- Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

- Cuối tháng 1 - 1288 , Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng . Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt , quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập . Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ , bộ .

- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :

+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288 , đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bố trí từ trước , cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra , Ô Mã Nhi bị bắt sống .

+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc , bị quân dân ta liên tục chặn đánh .

- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

Mai Vũ Ngọc
2 tháng 2 2017 lúc 18:49

LẦN 1: Chống quân Mông Cổ

-Diễn ra vào 1/1258

- Nhà trần mở cuộc phản công lớn Đông Bộ Đầu ( phố Hàn Than, HN)

-Kháng chiến diễn ra chưa đầy 1 tháng đã kết thúc thắng lợi

LẦN 2: Chống quân Nguyên

- Diễn ra vào đầu năm 1285

- Nhà Trần phản công và giành thắng lợi ở Tây Kết ( Hàm Tử, Hưng Yên; Trương Dương, HN) và giải phóng Thăng Long

- Sau gần 2 tháng phản công, kháng chiến thắng lợi ( tháng 5, 1285)

LẦN 3: Chống quân Mông-Nguyên

- Cuối năm 1287, quân Nguyên lại xâm lược Đại Việt

- Nhà Trần tiếp tục thực thiện "vườn không nhà trống" , rồi mở những cuộc phản công quyết định: trận Vân Đồn, trận Bạch Đằng ( 1288)

- Cuộc kháng chiến danh thắng lợi vẻ vang


Các câu hỏi tương tự
Nhìn Về Quá Khứ
Xem chi tiết
Nguyễn Tấn Trọng
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Hân
Xem chi tiết
Nhìn Về Quá Khứ
Xem chi tiết
Truc Linh
Xem chi tiết
Dung Nguyễn
Xem chi tiết
luuthihong
Xem chi tiết
Thủy Đinh Xuân
Xem chi tiết
Đỗ Thị Quỳnh Anh
Xem chi tiết