Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hà.
Xem chi tiết
Kiều Trang
18 tháng 12 2019 lúc 19:57

- Vị trí địa lý của Châu Phi: Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

- Địa hình Châu Phi: Địa hình Châu Phi khá đơn giản, toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình là 750m. Trên đó phủ chủ yếu là các sơn nguyên và các bồn địa, nhiều thung lũng. Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

- Khoáng sản Châu Phi: Có nhiều khoáng sản phong phú ( vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng,...) Ngoài ra còn có dầu mỏ và khí đốt.

- Môi trường của Châu Phi: Nam đối xứng qua xich đạo. Gồm môi trường xích đạo ẩm, 2 môi trường nhiệt đới, 2 môi trường hoang mạc và 2 môi trường địa trung hải ( bn tìm đặc điểm nha ❤️)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Thanh Long
Xem chi tiết
WINNER
16 tháng 12 2018 lúc 20:11

khí hậu khô nóng quanh năm.vì như trên đó bạn

đúng nhớ k nha

Nguyễn Bảo Hân
Xem chi tiết
🧡___Bé Khủng Long ___🍀
22 tháng 12 2020 lúc 20:35

Vị trí địa lí. ... - Toạ độ địa lí: nằm trong khoảng từ 340B đến 340N. => Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.

Vì có 2 đường chí tuyến cắt ngang .

Ngân Phương Dương
22 tháng 12 2020 lúc 20:38

vị trí địa lý : Diện tích hơn 30 triệu km vuông

-phần lớn dt lãnh thổ châu phi nằm giữa 2 chí tuyến tương đối cân xứng 2 bên đg xích đạo

-tiếp giáp :

+phía bắc giáp địa trung hải

+phía nam giáp ấn độ dương và đại tây dương

+phía tây giáp đại tây dương

+phía đông giáp biển đỏ,ấn độ dương,châu á

khí hậu châu phi khắc nhiệt là 

- do phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến 

-lãnh thổ có dạng hình khối bờ biển ít bị cắt xẻ , kích thước lớn lên ít chịu ảnh hưởng của biển

-chịu tác động của các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ

-địa hình cao

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
Xem chi tiết
༺ℒữ༒ℬố༻
25 tháng 12 2017 lúc 10:44

vì:

-đại bộ phận chí tuyến nằm giữa 2 chí tuyến bắc và nam nên châu phi có khí hậu nóng

-là lục địa hình khối,kích thước lớn, bờ biển ít bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển ko vào sâu trong đất liền, đồng thời chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến,ít vịnh,ít đảo,ít bán đảo nên châu phi là lục địa có khí hậu khô

Nguyễn Anh Thư
25 tháng 12 2017 lúc 17:14

Do đại bộ phận nẳm giữa chí tuyến bắc và chí tuyến nam, đường bờ biển ít bị chia cắt

Cầm Đức Anh
25 tháng 12 2017 lúc 13:11

Vì châu phi nằm ở xích đạo,ánh sáng mặc trời nhiều,lượng mưa ít nên khí hậu rất nóng.
Hơn nữa, bạn thấy lục địa châu Phi rất rộng, vì thế mây mưa hầu như không thể bay vào vùng trung tâm được, vì thế phía trung tâm là một sa mạc lớn nhất thế giới ( Xahara ).
và cũng vì nguyên nhân nữa là vùng ven biển phía tây có dòng biển lạnh chảy qua. nước không bốc hơi được nên dù gần biển nhưng nó vẫn là hoang mạc nóng bức.

 nguyen dang khanh hung
Xem chi tiết
Kieu Diem
3 tháng 1 2019 lúc 13:35

Câu 2

Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng nhiều biện pháp như:

- Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất: xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, hệ thống tự động tưới xoay tròn và tưới phun sương, trồng cây trong nhà kính...

- Ven bờ ruộng, trồng cây chắn gió và giữ nước cho cây trồng.

- Sản xuất chuyên môn hóa với quy mô lớn.

- Lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi.

Kieu Diem
3 tháng 1 2019 lúc 13:34

Câu 1

Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được thể hiện như sau:

- Khí hậu ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh:

+ So với đới nóng nhiệt độ đới ôn hòa thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn.

+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).

- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.

Cuong Tran
Xem chi tiết
letrang
9 tháng 5 2018 lúc 20:18

-Ở các đảo và quần đảo:khí hậu nóng,ẩm và mưa nhiều vì:

+Nhiệt độ cao,lượng mưa lớn.

+Nằm ở vị trí xích đạo và nhiệt đới ẩm.

+Chịu ảnh hưởng của các dòng biển Bắc và Nam xích đạo.

-Nhưng phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a lại khô hạn vì:

+Có đường chì tuyến Nam đi qua chính giữa châu lục.

+Có nhiều hoang mạc và sa mạc.

+Nằm trong vùng cao áp chí tuyến,không khí ổn định,khó gây mưa.

+Núi cao ở phía Đông chắn gió từ biển thổi vào.

+Phía Tây có dòng biển lạnh Tây Úc.

❤Cô nàng ngốc ❤
9 tháng 5 2018 lúc 16:50

Nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, nên ở đây vẫn có một số sông lớn.

Quân Nguyễn Minh
Xem chi tiết
Pham Nu Kieu Diem
Xem chi tiết
_silverlining
30 tháng 12 2016 lúc 14:05

Câu 1:

Lượng bụi sa mạc bị tung vào khí quyển tăng nhanh hàng năm là hậu quả của biến đổi khí hậu và hoạt động trực tiếp của con người. Một cơn bão bụi thông thường mang theo từ 20 - 30 triệu tấn bụi. Tác động của các cơn bão bụi sa mạc lan rộng khắp trái đất. Hiện tượng nhiễm mặn xảy ra trên diện rộng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Australia và là mối đe dọa chính đến cộng đồng dân cư sống bên rìa các sa mạc, đã góp phần biến đất đai ở đó trở thành hoang phế. Chỉ trong 30 năm qua, khu vực lòng chảo sông Tarm của Trung Quốc đã mất gần 13.000km2 đất nông nghiệp vì bị nhiễm mặn.

Vũ khí tối thượng trong cuộc xâm lăng của sa mạc chính là sự thay đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng nóng lên gây ra những đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, có thể phá hủy nhiều thảm thực vật một cách không thể phục hồi. Lượng nước mưa tại các khu vực sa mạc giảm mạnh trong hơn 2 thập kỷ qua trong khi nhiệt độ tại hầu hết khu vực này tăng từ 5-7oC. Điều này sẽ đẩy nhanh tình trạng bốc hơi nước và gây ra bão cát.

Việc cấp bách trong cuộc chiến này là làm thế nào kiềm chế hiện tượng khí hậu nóng lên, tăng cường trồng rừng để giảm tác hại của các cơn bão bụi, đồng thời tiết kiệm các nguồn tài nguyên nước và phát triển những khu vực rìa sa mạc.

_silverlining
30 tháng 12 2016 lúc 14:06

Câu 2:

Các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương Bắc: chăn nuôi và săn bắt. - Chăn nuôi: tuần lộc, chó (để kéo xe). - Săn bắt: tuần lộc, hải cẩu, gấu trắng, đánh bắt cá.

- Đến nay nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác vì điều kiện khai thác rất khó khàn: + Về tự nhiên: khí hậu quá lạnh, đất đóng băng quanh năm, mùa đông kéo dài,... + Về xã hội: thiếu nhân công, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hiện đại,...

_silverlining
30 tháng 12 2016 lúc 14:07

Câu 3;

Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. Trên thế giới có sáu lục địa là lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a. lục địa Nam Cực và bốn đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế. chính trị. Trên thế giới có sáu châu là châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực.