Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Pham Nu Kieu Diem

Nguyen nhan lam cho hoang mac ngay cang mo rong? Giai phap han che su mo rong cua cac hoang mac

Neu cac hoat dong kinh te co truyen cua cac dan toc o doi lanh phuong bac? Tain sao cho den nay nhieu loai tai nguyen o doi lanh van chua duoc khai thac.

Trinh bay khai niem luc dia chau luc

Tai sao noi ''The gioi chung ta dang song that rong lon va da dang''

Giai thich tai sao hoang mac lai chiem dien tich lon o bac phi

Nhung nguyen nhan xa hoi nao lam kim ham nen kinh te xa hoi chau phi

Cac ban oi giup mk voi nha .Mk dang can gapkhocroi

_silverlining
30 tháng 12 2016 lúc 14:05

Câu 1:

Lượng bụi sa mạc bị tung vào khí quyển tăng nhanh hàng năm là hậu quả của biến đổi khí hậu và hoạt động trực tiếp của con người. Một cơn bão bụi thông thường mang theo từ 20 - 30 triệu tấn bụi. Tác động của các cơn bão bụi sa mạc lan rộng khắp trái đất. Hiện tượng nhiễm mặn xảy ra trên diện rộng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Australia và là mối đe dọa chính đến cộng đồng dân cư sống bên rìa các sa mạc, đã góp phần biến đất đai ở đó trở thành hoang phế. Chỉ trong 30 năm qua, khu vực lòng chảo sông Tarm của Trung Quốc đã mất gần 13.000km2 đất nông nghiệp vì bị nhiễm mặn.

Vũ khí tối thượng trong cuộc xâm lăng của sa mạc chính là sự thay đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng nóng lên gây ra những đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, có thể phá hủy nhiều thảm thực vật một cách không thể phục hồi. Lượng nước mưa tại các khu vực sa mạc giảm mạnh trong hơn 2 thập kỷ qua trong khi nhiệt độ tại hầu hết khu vực này tăng từ 5-7oC. Điều này sẽ đẩy nhanh tình trạng bốc hơi nước và gây ra bão cát.

Việc cấp bách trong cuộc chiến này là làm thế nào kiềm chế hiện tượng khí hậu nóng lên, tăng cường trồng rừng để giảm tác hại của các cơn bão bụi, đồng thời tiết kiệm các nguồn tài nguyên nước và phát triển những khu vực rìa sa mạc.

_silverlining
30 tháng 12 2016 lúc 14:06

Câu 2:

Các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương Bắc: chăn nuôi và săn bắt. - Chăn nuôi: tuần lộc, chó (để kéo xe). - Săn bắt: tuần lộc, hải cẩu, gấu trắng, đánh bắt cá.

- Đến nay nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác vì điều kiện khai thác rất khó khàn: + Về tự nhiên: khí hậu quá lạnh, đất đóng băng quanh năm, mùa đông kéo dài,... + Về xã hội: thiếu nhân công, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hiện đại,...

_silverlining
30 tháng 12 2016 lúc 14:07

Câu 3;

Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. Trên thế giới có sáu lục địa là lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a. lục địa Nam Cực và bốn đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế. chính trị. Trên thế giới có sáu châu là châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực.

_silverlining
30 tháng 12 2016 lúc 14:08

Câu 4:

Tại sao nói thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng?
Trả lời:
Trên thế giới có tới 6 châu lục và 4 đại dương, địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng, con người đã có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài khơi xa và khi trình độ khoa học kĩ thuật càng cao thì sự vươn tới của con người càng rộng.
Thế giới chúng ta đang sống thật đa dạng vì các quốc gia và vùng lãnh thổ luôn có sự khác nhau về tự nhiên, chế độ chính trị, khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, về hình thức sản xuất, về trình độ văn minh, quan niệm sống và cả mức sống.

_silverlining
30 tháng 12 2016 lúc 14:09

Câu 5:

Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi vì :
- Chí tuyến Bắc đi qua chính giữa Bắc Phi nên quanh năm chịu ảnh hưởng áp cao cận chí tuyến nên không có mưa, thời tiết ổn định.
- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn ít chịu ảnh hưởng của biển, có dòng biển lạnh Ca-na-ri chạy ven bờ Tây, lượng bốc hơi nước rất ít nên ít mưa. Nằm sát ngay đại lục Á -Âu nên chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa khô, khó có mưa.

_silverlining
30 tháng 12 2016 lúc 14:10

Câu 5:

Phân tích những nguyên nhân chủ yếu đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi.
Trả lời:
Do gia tăng dân số cao nhất thế giới (2,4% - năm 2001), điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Do khí hậu khô hạn, dẫn đến hạn hán nên sản xuất nông nghiệp rất khó khăn.
- Đại dịch AIDS : năm 2000, hơn 25 triệu người nhiễm HIV/AIDS, phần lớn ở độ tuổi lao động, đang đe doạ sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Xung đột tộc người và sự can thiệp của nước ngoài : do có nhiều tộc người, khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo, .Ẽ. Thực dân châu Âu đã lợi dụng điều này để thực hiện chính sách chia để trị. Chính quyền ở nhiều nước thường nằm trong tay thủ lĩnh của một vài tộc người, càng làm tăng mâu thuẫn giữa các tộc người trong từng nước và giữa các nước láng giềng với nhau dẫn đến những cuộc nội chiến liên miên.

Trần Nguyễn Hoài Thư
30 tháng 12 2016 lúc 15:01

bạn tham khảo ở đây nha :

1. Bài 20 : Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc | Học trực tuyến

2. Bài 22 : Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh | Học trực tuyến

3, 4. Bài 25 : Thế giới rộng lớn và đa dạng | Học trực tuyến

5. Bài 29 : Dân cư, xã hội Châu Phi | Học trực tuyến (kéo xuống phía dưới có câu trả lời nha bạn)

Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 12 2016 lúc 16:33

Câu 1: Trả lời:

Lượng bụi sa mạc bị tung vào khí quyển tăng nhanh hàng năm là hậu quả của biến đổi khí hậu và hoạt động trực tiếp của con người. Một cơn bão bụi thông thường mang theo từ 20 - 30 triệu tấn bụi. Tác động của các cơn bão bụi sa mạc lan rộng khắp trái đất. Hiện tượng nhiễm mặn xảy ra trên diện rộng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Australia và là mối đe dọa chính đến cộng đồng dân cư sống bên rìa các sa mạc, đã góp phần biến đất đai ở đó trở thành hoang phế. Chỉ trong 30 năm qua, khu vực lòng chảo sông Tarm của Trung Quốc đã mất gần 13.000km2 đất nông nghiệp vì bị nhiễm mặn.

Vũ khí tối thượng trong cuộc xâm lăng của sa mạc chính là sự thay đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng nóng lên gây ra những đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, có thể phá hủy nhiều thảm thực vật một cách không thể phục hồi. Lượng nước mưa tại các khu vực sa mạc giảm mạnh trong hơn 2 thập kỷ qua trong khi nhiệt độ tại hầu hết khu vực này tăng từ 5-7oC. Điều này sẽ đẩy nhanh tình trạng bốc hơi nước và gây ra bão cát.

Việc cấp bách trong cuộc chiến này là làm thế nào kiềm chế hiện tượng khí hậu nóng lên, tăng cường trồng rừng để giảm tác hại của các cơn bão bụi, đồng thời tiết kiệm các nguồn tài nguyên nước và phát triển những khu vực rìa sa mạc.

Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 12 2016 lúc 16:34

Câu 2: Trả lời:

a) Kể tên hoạt động kinh tế cổ truyền

Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo khiến cho đới lạnh là nơi có rất ít dân. Dù đã thích nghi, các dân tộc sống lâu đời ờ phương Bắc cũng chỉ sống được trong cái đài nguyên ven biển phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Người La-pông . Bắc Àu và người Chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-y-et ở Bắc Á sống bằng nghề chăn nuôi tuần lộc và săn thú có lông quý. Người I-nuc ở Bắc Mĩ và ở đảo Grơn-len sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc săn bắn tuần lộc, hải cầu, gấu trắng... để lấy mỡ thịt và da. Họ di chuyển trên các xe trượt do chó kéo.

Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 12 2016 lúc 16:34

Câu 2:

b) Tại sao cho tới nay nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác ?

- Các nguồn tài nguyên chính của đới lạnh là : khoáng sản. hải sản, thú có lông quý.
- Nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác là do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật tiên tiến.

Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 12 2016 lúc 16:35

Câu 3: trả lời:

a) Lục địa là một mảng đất liền nằm trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất, bị nước bao quanh.Lục địa chiếm tổng diện tích khoảng hơn 148,647 triệu km² hay khoảng 29% diện tích bề mặt Trái Đất (510.065.600 km²).

Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 12 2016 lúc 16:35

Câu 3: b, Châu lục hay châu là một khái niệm của địa chính trị. Nó là tổ hợp lớn về đất đai, trên đó có nhiều quốc gia với các phần diện tích thuộc cả đại lục lẫn các đảoxung quanh (nếu có).

Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 12 2016 lúc 16:36

Câu 4: Trả lời:

Trên thế giới có tới 6 châu lục và 4 đại dương, địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng, con người đã có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài khơi xa và khi trình độ khoa học kĩ thuật càng cao thì sự vươn tới của con người càng rộng.
Thế giới chúng ta đang sống thật đa dạng vì các quốc gia và vùng lãnh thổ luôn có sự khác nhau về tự nhiên, chế độ chính trị, khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, về hình thức sản xuất, về trình độ văn minh, quan niệm sống và cả mức sống.

Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 12 2016 lúc 16:37

Câu 5: TRả lời:

- Chí tuyến Bắc đi qua chính giữa Bắc Phi nên quanh năm chịu ảnh hưởng áp cao cận chí tuyến nên không có mưa, thời tiết ổn định.
- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn ít chịu ảnh hưởng của biển, có dòng biển lạnh Ca-na-ri chạy ven bờ Tây, lượng bốc hơi nước rất ít nên ít mưa. Nằm sát ngay đại lục Á -Âu nên chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa khô, khó có mưa.

Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 12 2016 lúc 16:37

Câu 6:

Do gia tăng dân số cao nhất thế giới (2,4% - năm 2001), điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Do khí hậu khô hạn, dẫn đến hạn hán nên sản xuất nông nghiệp rất khó khăn.
- Đại dịch AIDS : năm 2000, hơn 25 triệu người nhiễm HIV/AIDS, phần lớn ở độ tuổi lao động, đang đe doạ sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Xung đột tộc người và sự can thiệp của nước ngoài : do có nhiều tộc người, khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo, .Ẽ. Thực dân châu Âu đã lợi dụng điều này để thực hiện chính sách chia để trị. Chính quyền ở nhiều nước thường nằm trong tay thủ lĩnh của một vài tộc người, càng làm tăng mâu thuẫn giữa các tộc người trong từng nước và giữa các nước láng giềng với nhau dẫn đến những cuộc nội chiến liên miên.

Trần Tiến Đạt
18 tháng 10 2017 lúc 8:09

1. Lượng bụi sa mạc bị tung vào khí quyển tăng nhanh hàng năm là hậu quả của biến đổi khí hậu và hoạt động trực tiếp của con người. Một cơn bão bụi thông thường mang theo từ 20 - 30 triệu tấn bụi. Tác động của các cơn bão bụi sa mạc lan rộng khắp trái đất. Hiện tượng nhiễm mặn xảy ra trên diện rộng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Australia và là mối đe dọa chính đến cộng đồng dân cư sống bên rìa các sa mạc, đã góp phần biến đất đai ở đó trở thành hoang phế. Chỉ trong 30 năm qua, khu vực lòng chảo sông Tarm của Trung Quốc đã mất gần 13.000km2 đất nông nghiệp vì bị nhiễm mặn.

Vũ khí tối thượng trong cuộc xâm lăng của sa mạc chính là sự thay đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng nóng lên gây ra những đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, có thể phá hủy nhiều thảm thực vật một cách không thể phục hồi. Lượng nước mưa tại các khu vực sa mạc giảm mạnh trong hơn 2 thập kỷ qua trong khi nhiệt độ tại hầu hết khu vực này tăng từ 5-7oC. Điều này sẽ đẩy nhanh tình trạng bốc hơi nước và gây ra bão cát.

Việc cấp bách trong cuộc chiến này là làm thế nào kiềm chế hiện tượng khí hậu nóng lên, tăng cường trồng rừng để giảm tác hại của các cơn bão bụi, đồng thời tiết kiệm các nguồn tài nguyên nước và phát triển những khu vực rìa sa mạc.

Trần Tiến Đạt
18 tháng 10 2017 lúc 8:10

2. - Nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác là do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật tiên tiến.

Trần Tiến Đạt
18 tháng 10 2017 lúc 8:11

3. Trong cuộc sống và học tập, chúng ta thường gặp hai khái niệm : lục địa và Châu lục. Hai khái niệm này khác nhau như thế nào ?
Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. Trên thế giới có sáu lục địa là lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a. lục địa Nam Cực và bốn đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế. chính trị. Trên thế giới có sáu châu là châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực.

Trần Tiến Đạt
18 tháng 10 2017 lúc 8:12

4. Trên thế giới có tới 6 châu lục và 4 đại dương, địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng, con người đã có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài khơi xa và khi trình độ khoa học kĩ thuật càng cao thì sự vươn tới của con người càng rộng.
Thế giới chúng ta đang sống thật đa dạng vì các quốc gia và vùng lãnh thổ luôn có sự khác nhau về tự nhiên, chế độ chính trị, khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, về hình thức sản xuất, về trình độ văn minh, quan niệm sống và cả mức sống.

Trần Tiến Đạt
18 tháng 10 2017 lúc 8:12

5. vì bắc phi nằm gần vùng xích đạo ==> nóng
bắc phi có dòng biển lạnh đi qua==> ít mưa
vì vậy nên bắc phi hình thành hoang mạc sahara- hoang mạc lớn nhất Thế giới

Trần Tiến Đạt
18 tháng 10 2017 lúc 8:13

6. Có nhiều nguyên nhân
Sự mù chữ do chính phủ đầu tư vào chính sách giáo dục chưa tốt
-xã hội bất ổn ,
-phân biệt chủng tộc quá lớn
- Do các bệnh dịch tả ,
-AIDS hoành hành .
- Do các nước đế quốc trước đây xâm lược , khai thác và vơ vét tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt
- Khí hậu quá khắc nhiệt .

Trần Tiến Đạt
18 tháng 10 2017 lúc 8:13

Tick mình nha!!!

Trần Tiến Đạt
18 tháng 10 2017 lúc 8:14

Chúc bạn học tốt!!!


Các câu hỏi tương tự
Do Pham Ngoc Anh
Xem chi tiết
Pham Nu Kieu Diem
Xem chi tiết
Miko
Xem chi tiết
Hương Trần
Xem chi tiết
Nguyen Duc Long
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
thanhtuyen nguyen
Xem chi tiết
lu thi huyen trang
Xem chi tiết
Phuoc Duy Dao
Xem chi tiết