Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 10 2021 lúc 15:25

Em tham khảo ở đây nhé:

Đại Từ Là Gì? Phân Loại Đại Từ, Một Số Ví Dụ Về Đại Từ

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 1 2019 lúc 13:49

a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

   + Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

   + Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.

b, Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

   + Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

   + Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c, Phương pháp nêu ra ví dụ

- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

   + Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d, Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e, Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.

f, Phương pháp phân loại, phân tích

- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.

Xin chờ thông tin từ bạn
Xem chi tiết
Lê Thu Thảo
Xem chi tiết
Đặng Xuân Đạt
12 tháng 12 2017 lúc 20:54

trong SGK có mà

Vân Sarah
14 tháng 7 2018 lúc 17:22

Có Trong SGK lớp 4,5,6

LINH MEO MEO
Xem chi tiết
-ZOZZ-
2 tháng 1 2019 lúc 18:32

Một đống như thế mà bảo người ta làm có bị hâm ko vậy

LINH MEO MEO
2 tháng 1 2019 lúc 19:08

làm bài mô cũng đc bn ko bt làm thì đừng nói người khác ko phải vô chửi ngừi ta

-ZOZZ-
16 tháng 1 2019 lúc 8:19

thế mà còn viết sai chính tả

Nguyễn Thảo Hương
Xem chi tiết

tk

Từ láy là một trong 2 dạng của từ phức, từ còn lại là từ ghép. Cả hai loại từ này đều có cấu tạo từ 2 tiếng trở lên và thường được sử dụng trong văn bản, giao tiếp. Tuy nhiên có nhiều người chưa phân biệt được thế nào là từ ghép, từ láy là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại từ phức này.

Từ láy là gì?

Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

Từ láy thường đươc sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác.

Các loại từ láy

Về cơ bản từ láy đươc chia thành 2 loại gồm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh…

 

Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo từ vựng Việt Nam phức tạp và rất khó để nhận biết 2 loại từ này, dưới đây là một vài đặc điểm giúp bạn xác định đâu là từ ghép và từ láy nhanh nhất.

Nghĩa của các từ tạo thành

Đối với từ ghép thì có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.

Ví dụ: Hoa quả là từ ghép và từ “hoa”, “quả” khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ “long” có nghĩa, còn “lanh” thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng. Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.

Giữa 2 tiếng tạo thành từ

Nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy. 

Ví dụ: Cây lá là từ ghép và không có âm hoặc vần giống nhay, còn chắc chắn thì phụ âm đầu giống nhau nên là từ láy.

Đảo vị trí các tiếng trong từ

Đối với từ ghép khi ta đổi trật từ vị trí các tiếng thì vẫn có ý nghĩa cụ thể, còn từ láy thì không có ý nghĩa nào.

Ví dụ: Từ “đau đớn” khi đảo vị trí thành “đớn đau” thì có nghĩa nên đó là từ ghép. Từ “rạo rực” đổi lại thành “rực rạo” thì không có nghĩa gì, nên là từ láy.

Một trong 2 từ là từ Hán Việt

Nếu gặp từ có dấu hiệu như trên thì chắc chắn đó không phải là từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xếp vào dạng từ ghép.

 

Lưu ý: Những từ được Việt hóa như tivi, rada là từ đơn đa âm tiết, nó không được xếp là từ láy hoặc từ ghép.

Tiếng Việt có vốn từ đa dạng và phong phú, vì vậy trong thời gian ngắn có thể bạn sẽ không thể phân biệt chính xác giữa từ láy và từ ghép. Nhưng khi tiếp túc thường xuyên khi đọc nhiều bài thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn thì trình độ của bạn sẽ được nâng cao nhiều.

lê hoàng tường vi
Xem chi tiết
mi ni on s
9 tháng 3 2018 lúc 18:40

Phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

Dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ mà chia làm 2 loại như sau:

– Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.

– Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

mi ni on s
9 tháng 3 2018 lúc 19:02

So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.

Cách nhận biết: Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh có các dấu hiệu nhận biết đó là từ so sánh ví dụ như: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung bên trong đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung mang đi so sánh với nhau.

Cấu tạo

Một phép so sánh thông thường sẽ có vế A, vế B, từ so sánh và từ chỉ phương diện so sánh.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. “Trẻ em” là vế A, từ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.

2. Một số phép so sánh thường dùng

– So sánh sự vật này với sự vật khác.

Ví dụ: Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.

– So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành.

– So sánh âm thanh với âm thanh

Ví dụ: Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.

– So sánh hoạt động với các hoạt động khác.

Ví dụ: Con trâu đen chân đi như đập đất

Hoang NGo
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
30 tháng 4 2022 lúc 11:16

1.

* Vai trò:

Ngành chăn nuôi cung cấp:

- Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người (Trứng, thịt, sữa...) phục vụ cho nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu.

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ (Lông gia cầm, sừng, da, xương...) Chế biến vắc xin, huyết thanh phục vụ cho ngành thú y và y tế.

- Cung cấp phân bón (Số lượng lớn, chất lượng tốt) cho ngành trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi một số loài thuỷ sản

* Nhiệm vụ: Phát triển chăn nuôi toàn diện; Chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nhân dân; Tăng cường đầu tư nghiên cứu và quản lí

2.

- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và các chất khoáng. VD:Nguồn gốc từ thực vật:rau,cỏ,rơm,rạ,củ,quả,thân và lá của cây ngô,đậu,... Nguồn gốc từ động vật:được chế biến từ nguồn nguyên liệu động vật để chăn nuôi như:bột cá,bột thịt,bột tôm,... có nhiều protein,khoáng và vitamin.

Phân loại thức ăn vật nuôi:

1. Nhóm thức ăn giàu năng lượng

2. Nhóm thức ăn giàu protein

3. Nhóm thức ăn giàu chất khoáng

4. Nhóm thức ăn giàu vitamin

VD: Nguồn gốc động vật:bột cá ,bột thịt ,bột tôm...

3. 

- Một số đặc điểm phát triển cơ thể của vật non

Sự điều tiết thân nhiệt chưa hòan chỉnh: Chó con hay được nằm trong ổ để giữ ấm.Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh: Ở động vật nuôi non hệ tiêu hóa hoạt động chưa tốt. Nên cần phải chọn thức ăn dễ tiêu hóa cho gà non.Chức năng miễn dịch chưa tốt: Động vật nuôi non dễ bị mắc bệnh hơn những vật nuôi trưởng thành. Lợn con dễ bị ốm chết hơn lợn trưởng thành.- Các biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp đặc điểm phát triển của cơ thể vật nuôi non:Giữ vệ sinh, phòng bệnhVận động và tiếp xúc với ánh sángNuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa tốtTập ăn sớm các loại thức ăn đủ chất dinh dưỡngCho bú sữa đầuGiữ ấm cơ thể