Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngọc Tô thị
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
31 tháng 12 2022 lúc 13:36

 

Bạn tham khảo nha :

1) Mở bài: Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ xuân về người ta thường thấy hoa đào nở rộ, một loài hoa đặc trưng cho Hà Nội.

2) Thân bài

a. Nguồn gốc: Phân loại: Ở Việt Nam, đào có rất nhiều loại, nhưng được biết đến nhiều nhất là đào bích, đào phai, đào bạch,... Một số người thích chơi đào vì cho rằng màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, phúc lộc đầu năm. Ở Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà. Một số người chơi đào lại thích đào Sapa vì cái vẻ xù xì, rêu mốc của cành, loáng thoáng nụ và hoa được ẩn trong lá một sức sống mãnh liệt thắng mọi thử thách.

b. Đặc điểm, hình dáng: Hoa đào có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn. Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt mang một vẻ đẹp trang nhã, kín đáo.

c. Cách gieo trồng, chăm sóc: Cây đào chỉ trồng ở miền Bắc, là loài hoa chỉ nở vào mùa xuân. Nhưng muốn cho hoa nở đúng vụ lại là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người trồng hoa. Ngày nay, người ta có thể dùng kỹ thuật ghép để có được những cành đào tuyệt đẹp như ý muốn.

3) Kết bài: Hoa đào dịu hiền, hoa mai tươi thắm. Các loài hoa đều đua nhau khoe sắc với đất trời. Mỗi loài đều có màu sắc riêng, hương thơ riêng, vẻ đẹp riêng. Nhưng tất cả đều góp phần tô thắm cho sắc xuân thêm tươi vui, đầm ấm và mang niềm vui hạnh phúc đến cho muôn nhà vào ngày tết cổ truyền.

Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Hàn Tử Băng
4 tháng 2 2018 lúc 16:45

Khi mùa xuân về, đất trời vào xuân, lòng người náo nức. Trăm hoa đua nở. Một loài hoa biểu tượng cho sự may mắn và sức sống bất diệt của xứ Bắc, đó là hoa đào.

Tháng 1 trời sương, một màu đùng đục, nặng trĩu giăng khắp, không nắng. Bất chấp tất cả, cây đào vẫn vươn mình kiêu hãnh, hoa đào vẫn hớn hở reo vui chào xuân đến. Mùa xuân, những chiếc lá đào xanh mỡ thon nhỏ xoè ra lay động trong mưa bay. Mưa xuân giục những nụ hoa li ti, lấm tấm trên cành mau nở ra những bông hoa màu hồng hớt. Mưa xuân, thả những sợi tơ mỏng mảnh từ tít trời cao xuống, hoa đào xoè cánh đón lấy những sợi tơ mong manh dài bất tận ấy để làm tươi thêm sắc hồng của cánh hoa, sắc vàng của nhị hoa.

Lá chen nụ, nụ đỡ hoa ôm ấp, nâng niu, quấn quyện một tình yêu nông nàn chan chứa. Hoa đào gieo vào lòng người khao khát được xích lại gần nhau, trao cho nhau những mặn nồng âu yếm trong không gian bảng lảng sương khói, trong mưa bay mờ mờ cổ tích, trong đêm giao thừa trời đất giao hoà và lòng người lâng lâng như muốn tan chảy hoà vào nhau vào hoà vào vạn vật. Hoa đào gọi khát khao yêu thương cho mỗi con người. Hoa đào nở. E ấp môi hồng, chúm chím nụ xanh, rồi khoe sắc rộ trên cành. Đào có nhiều loại: đào bích, đào phai, bạch đào... nhưng người ta vẫn yêu hơn cả, thích hơn cả là thứ đào ta, đào phai, cái thứ đào cánh mỏng mảnh màu phơn phớt hồng má thiếu nữ và lấp lánh một chút nhị vàng tươi của nắng hạ, còn cây có khi gợi dáng cổ kính, có khi gợi vẻ thanh tân chứ không cầu kì, uốn éo. Cũng lạ, những cây đào ta, vườn nhà hay mọc hoang nơi đồi núi hoa càng đẹp lạ hơn nữa là sự tương phản của cây, của cành với hoa và lá. Trên những thân cây rêu mốc, nâu sẫm màu thời gian và trở nên xấu xí những ngày đông xám lạnh lại cho những lá non xanh mỡ màng rung rinh màu nắng non, lại cho những bông hoa nhỏ xinh, mỏng manh đến độ không thể mỏng hơn được nữa, phơn phớt hồng, dịu dàng, mềm mại làm nao lòng người. Thế mới biết cái đẹp không có quy luật, không cần cầu kì, cành như thân, cành cố xấu đi, cố thô mộc đi để làm nổi bật cái tinh tế của hoa. Dầu dãi gió sương cành và cây cho những nụ hoa chắc mầy khiến lòng người không thể không phấp phỏng nhìn vào đấy mà chờ đợi, mà hi vọng. Đấy cũng chính là cảm xúc của lòng người khi đứng trước mùa xuân.

Thưởng thức đào cũng có nhiều vẻ, nhiều cách. Thông thường nhất là người ta tìm một cành đào ưng ý, một cái lộc bình ưng ý, một vị trí cũng thật ưng ý và đặt nó trong nhà để đem xuân, đem tết, đem may mắn, xua đi cái xúi quẩy cho nhà mình. Và bất cứ lúc nào, người ta cũng thấy nó đang cười tươi, hớn hở báo điều lành. Cũng có khi người ta lặng lẽ, trầm ngâm cùng tri kỉ, tri âm thưởng trà, thưởng rượu bên khóm đào mà tâm đắc với người, với cành, với hoa, với dáng, với nụ hàm tiếu gợi bao suy tưởng xâu sa. Đấy là cách chơi đào của những người mà cuộc đời đã đến độ sang thu, sang đông hay ngẫm ngợi, hay chiêm nghiệm sau bao sương gió, bão giông giờ tới độ bình thản, tĩnh tại. Còn các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X hối hả trong từng giây từng phút mỗi ngày lại có thể bẳt chấp giá lạnh, đường xa, xe chật vào dịp hoa đào sắp nở để hối hả tìm lên tận Sapa để xem đào, để thưởng đào. Và khi đặt chân đến nơi, tất cả sẽ tự thấy rằng đông lạnh, đường xa, xe chật chẳng đáng là gì khi được lạc giữa đào Sapa. Đào bên hàng rào nở hoa, đào trên các sườn núi nở hoa, đào trước cửa nhà nở hoa, bất chấp cái lạnh đến 4 - 5 độ của núi, đào vẫn rung rinh cười, sương đọng đầy trên những cánh hoa mong manh làm cho nụ cười sáng cả không gian ảm đạm của sương núi bị ngàn vạn bông hoa nhỏ bé hồng xinh khuất phục, không gian ấm áp, lãng mạn, tình bạn trẻ cũng ấm áp giữa rừng đào và bất chợt, có bàn tay kế bên nắm chặt, siết nhẹ thấy lòng càng ấm hơn.

Trong dìu dịu mưa xuân, trong phất phơ sắc hồng, trong lòng người rạo rực ta "nghe hương thầm đang lan toả". Ta nghe mạch nguồn của cuộc sống đang chảy bất tận trong những thân đào ứa nhựa và trong lòng mình, ta cũng có được một mùa xuân riêng nhuộm sắc hoa đào. Cám ơn đất nước đã cho ta mùa xuân, cám ơn mùa xuân đã cho ta hoa đào và cám ơn hoa đào đã cho ta niềm tin yêu hi vọng cho ta niềm say mê rạo rực mà thường ngày, bộn bề cuộc sống đã bắt nó ngủ yên. Cám ơn cây và cám ơn hoa. Đào mãi mãi đẹp trên đất Việt thân yêu, mãi đẹp trong lòng người đất Việt.

:)

Nguyễn Vũ Minh Hiếu
4 tháng 2 2018 lúc 16:48

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Dương Cưu Girl
28 tháng 1 2018 lúc 17:33

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

Nguyễn Tuấn Việt
Xem chi tiết
Hảo Bánh Bèo
23 tháng 2 2016 lúc 21:06

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.


 

Nguyễn Thị Kim	Ngân
Xem chi tiết
Ko Cần Biết
Xem chi tiết
Huy Trần
2 tháng 11 2021 lúc 19:38

Hoa anh đào một trong những loại hoa được người dân Việt Nam yêu thích, không bởi vì vẻ đẹp kiêu xa của hoa mà còn ấn chứa bên trong một sức mạnh tâm hồn, sức mạnh võ sĩ đạo.Hoa anh đào đã được lựa chọn làm quốc hoa của đất nước Nhật Bản. Thuộc vào giống thực vật trong chi mận mơ (còn gọi chi anh đào) thuộc họ hoa hồng, nhưng không kể mai mơ, đào và hạnh. Các loài cây này trồng chủ yếu để làm hoa trang trí. Hoa anh đào được lọt vào danh sách các loài hoa đẹp nhất thế giới, bởi vẻ đẹp hoang sơ và tự nhiên.

Hoa anh đào

Hoa anh đào được trồng trên đất nước Nhật Bản thì mới khoe hết được cái tinh khiết và cái mùi thơm mê hoặc lòng người. Hoa anh đào ở Nhật Bản có 3 màu sắc chính là màu trắng, hồng và đỏ. Đời sống của hoa anh đào tựa như một thoáng phù du, đến và đi chỉ là một sự đơn giản của lẽ vô thường. Nhưng qua cuộc sống phù du ấy, hoa anh đào đã để lại cho thế gian hai bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, một bức hoa nở rộ rực rỡ dưới ánh nắng xuân và một bức những cánh anh đào tung bay uốn lượn theo làn gió, đùa nghịch với khoảng không trước khi về nằm yên trên mặt đất.

Loại hoa cũng là một trong những sự hấp dẫn của đất nước Nhật Bản, nếu bạn có dịp đến Nhật Bản bạn có thể ngắm cảnh hoa anh đào rụng hàng tháng: từ bắt đầu mùa xuân tháng 1 đến hết tháng 5, bạn có thể đi dọc đất nước Nhật Bản từ phía nam nên phía bắc vì thông thường phía nam ấm hơn nên vậy hoa anh đào sẽ nở sớm hơn.

Ở nhật Bản có trên 50 loại hoa anh đào khác nhau những mọc trên những núi cao hay lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người.

Hoa anh đào biểu hiện cho sự trong sạch và trong trắng: Loài hoa này là biểu tượng quốc hoa Nhật Bản tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng nên được các Samurai yêu thích từ ngàn xưa. Hoa và người hòa quyện vào nhau. Hoa ra đi tức là hoa rụng, nhưng hoa anh đào lại cũng đẹp nhất là khi hoa rụng. Khi rụng, hoa anh đào không rụng như những loại hoa khác, cuống hoa không vội lìa cành, không rơi rụng từng đóa hoa mà hoa lại rụng từng cánh hoa một. Năm cánh hoa lần lượt thay phiên nhau nhẹ nhàng tung bay theo từng cơn gió thổi. Cánh hoa đã nhẹ, đã mỏng, sắc hoa màu trắng hồng tung bay theo làn gió trông như những lúc hoa tuyết nhẹ rơi vào mùa đông Nhật bản. Những lúc ấy, người ta mới cảm nhận được cái đẹp trọn vẹn của hoa anh đào nở. Ngày xưa, tinh thần thiền đạo của Nhật Bản đã nhân cách hóa đời sống của hoa anh đào vào đời sống của các chiến binh Samurai trước thời Minh Trị. Người chiến binh samurai dù bất kể họ phục vụ cho các shogun (tướng quân) nào, họ hãnh diện về giai cấp samurai của họ. Họ tự ví đời sống họ, tuy ngắn ngủi đó, nhưng đẹp tựa như hoa anh đào khi nở và cái chết cũng đẹp tuyệt vời như cánh anh đào bay vào giữa khoảng không.

Hoa anh đào còn là biểu tượng của sự trong trắng, trong sạch, chính vì lý do ấy mà nó đã trở thành biểu hiệu của người võ sĩ, của lý tưởng hiệp sĩ. Trong các lễ cưới, hoa được in trên các thiệp cưới. Người ta thay thế trà bằng nước hoa anh đào, trong trường hợp này thì hoa anh đào lại tượng trưng cho hạnh phúc

Người dân Nhật Bản có câu: Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo

Từ một cây trụi lá mùa đông, hoa anh đào nở bung để làm đẹp đầu xuân và để rồi cũng ra đi trong khi xuân vẫn đang hiện hữu quanh ta. Đối với người dân Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Điều này đã được ghi lại thành các bài thơ, bài văn, những quyển sách tiểu thuyết. Người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.

mà van mãu thoi nha 

Minh Hồng
2 tháng 11 2021 lúc 19:42

Tham khảo

Hoa anh đào một trong những loại hoa được người dân Việt Nam yêu thích, không bởi vì vẻ đẹp kiêu xa của hoa mà còn ấn chứa bên trong một sức mạnh tâm hồn, sức mạnh võ sĩ đạo.Hoa anh đào đã được lựa chọn làm quốc hoa của đất nước Nhật Bản. Thuộc vào giống thực vật trong chi mận mơ (còn gọi chi anh đào) thuộc họ hoa hồng, nhưng không kể mai mơ, đào và hạnh. Các loài cây này trồng chủ yếu để làm hoa trang trí. Hoa anh đào được lọt vào danh sách các loài hoa đẹp nhất thế giới, bởi vẻ đẹp hoang sơ và tự nhiên.

Hoa anh đào được trồng trên đất nước Nhật Bản thì mới khoe hết được cái tinh khiết và cái mùi thơm mê hoặc lòng người. Hoa anh đào ở Nhật Bản có 3 màu sắc chính là màu trắng, hồng và đỏ. Đời sống của hoa anh đào tựa như một thoáng phù du, đến và đi chỉ là một sự đơn giản của lẽ vô thường. Nhưng qua cuộc sống phù du ấy, hoa anh đào đã để lại cho thế gian hai bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, một bức hoa nở rộ rực rỡ dưới ánh nắng xuân và một bức những cánh anh đào tung bay uốn lượn theo làn gió, đùa nghịch với khoảng không trước khi về nằm yên trên mặt đất.

Loại hoa cũng là một trong những sự hấp dẫn của đất nước Nhật Bản, nếu bạn có dịp đến Nhật Bản bạn có thể ngắm cảnh hoa anh đào rụng hàng tháng: từ bắt đầu mùa xuân tháng 1 đến hết tháng 5, bạn có thể đi dọc đất nước Nhật Bản từ phía nam nên phía bắc vì thông thường phía nam ấm hơn nên vậy hoa anh đào sẽ nở sớm hơn.

Ở nhật Bản có trên 50 loại hoa anh đào khác nhau những mọc trên những núi cao hay lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người.

Hoa anh đào biểu hiện cho sự trong sạch và trong trắng: Loài hoa này là biểu tượng quốc hoa Nhật Bản tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng nên được các Samurai yêu thích từ ngàn xưa. Hoa và người hòa quyện vào nhau. Hoa ra đi tức là hoa rụng, nhưng hoa anh đào lại cũng đẹp nhất là khi hoa rụng. Khi rụng, hoa anh đào không rụng như những loại hoa khác, cuống hoa không vội lìa cành, không rơi rụng từng đóa hoa mà hoa lại rụng từng cánh hoa một. Năm cánh hoa lần lượt thay phiên nhau nhẹ nhàng tung bay theo từng cơn gió thổi. Cánh hoa đã nhẹ, đã mỏng, sắc hoa màu trắng hồng tung bay theo làn gió trông như những lúc hoa tuyết nhẹ rơi vào mùa đông Nhật bản. Những lúc ấy, người ta mới cảm nhận được cái đẹp trọn vẹn của hoa anh đào nở. Ngày xưa, tinh thần thiền đạo của Nhật Bản đã nhân cách hóa đời sống của hoa anh đào vào đời sống của các chiến binh Samurai trước thời Minh Trị. Người chiến binh samurai dù bất kể họ phục vụ cho các shogun (tướng quân) nào, họ hãnh diện về giai cấp samurai của họ. Họ tự ví đời sống họ, tuy ngắn ngủi đó, nhưng đẹp tựa như hoa anh đào khi nở và cái chết cũng đẹp tuyệt vời như cánh anh đào bay vào giữa khoảng không.

Hoa anh đào còn là biểu tượng của sự trong trắng, trong sạch, chính vì lý do ấy mà nó đã trở thành biểu hiệu của người võ sĩ, của lý tưởng hiệp sĩ. Trong các lễ cưới, hoa được in trên các thiệp cưới. Người ta thay thế trà bằng nước hoa anh đào, trong trường hợp này thì hoa anh đào lại tượng trưng cho hạnh phúc

Người dân Nhật Bản có câu: Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo

Từ một cây trụi lá mùa đông, hoa anh đào nở bung để làm đẹp đầu xuân và để rồi cũng ra đi trong khi xuân vẫn đang hiện hữu quanh ta. Đối với người dân Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Điều này đã được ghi lại thành các bài thơ, bài văn, những quyển sách tiểu thuyết. Người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.

 

Khánh
2 tháng 11 2021 lúc 19:50

Ko cần biết thì trả lời làm j

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 11 2018 lúc 3:02

a) Sân trường em rất rộng, lát xi măng bằng phẳng, là một sân chơi lí tưởng cho chúng em. Trong sân còn có những bồn hoa lúc nào cũng xanh tốt, ong bướm đua nhau rập rờn bên những bông hoa rực rỡ sắc màu. Đặc biệt là cây phượng vĩ trồng giữa sân trường, ngày ngày tỏa bóng mát cho chúng em vui đùa. Bạn nào cũng yêu quý cây phượng.

b) Trước sân nhà em có một khoảng đất nhỏ. Đó cũng chính là một vườn hoa nhỏ do mẹ chăm sóc từng ngày. Mẹ trồng rất nhiều hoa, nào hồng, nào cúc, nào hướng dương. Em cũng góp vào vài cụm mười giờ. Riêng ba em thì luôn chăm chút cây hoa mai. Mỗi độ tết đến trước sân, trong nhà em lại rực rỡ với những khóm mai vàng chen nhau khoe sắc.

c) Đường vào xóm nơi em ở rất khó tìm bởi nó ngoằn ngèo, bên cạnh đó lại có những vườn rau trái khiến người lạ rất dễ lạc lối. Có lẽ vì thế mà một bác nào đó đã trồng lên một cây dừa ngay đầu xóm. Cây dừa như ngọn hải đăng, dẫn lối, chỉ đường cho khách lạ và như một người bạn thân quen đối với người trong xóm.

Cung Sư Tử
Xem chi tiết
Như Nguyễn
8 tháng 10 2016 lúc 21:01

Dàn ý này thì mình thấy bạn nên thêm một số chi tiết để khi làm văn , bài văn nó hay và chi tiết , bạn nhé ! Còn những chi tiết , mình thấy là hay , cám ơn bạn đã cho mình dàn ý này tham khảo nhé !

Chúc bạn học tốt ! banhqua

Ko Cần Biết
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 10 2021 lúc 10:40

Em tham khảo:

Hoa anh đào một trong những loại hoa được người dân Việt Nam yêu thích, không bởi vì vẻ đẹp kiêu xa của hoa mà còn ấn chứa bên trong một sức mạnh tâm hồn, sức mạnh võ sĩ đạo.Hoa anh đào đã được lựa chọn làm quốc hoa của đất nước Nhật Bản. Thuộc vào giống thực vật trong chi mận mơ (còn gọi chi anh đào) thuộc họ hoa hồng, nhưng không kể mai mơ, đào và hạnh. Các loài cây này trồng chủ yếu để làm hoa trang trí. Hoa anh đào được lọt vào danh sách các loài hoa đẹp nhất thế giới, bởi vẻ đẹp hoang sơ và tự nhiên.

 

Hoa anh đào được trồng trên đất nước Nhật Bản thì mới khoe hết được cái tinh khiết và cái mùi thơm mê hoặc lòng người. Hoa anh đào ở Nhật Bản có 3 màu sắc chính là màu trắng, hồng và đỏ. Đời sống của hoa anh đào tựa như một thoáng phù du, đến và đi chỉ là một sự đơn giản của lẽ vô thường. Nhưng qua cuộc sống phù du ấy, hoa anh đào đã để lại cho thế gian hai bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, một bức hoa nở rộ rực rỡ dưới ánh nắng xuân và một bức những cánh anh đào tung bay uốn lượn theo làn gió, đùa nghịch với khoảng không trước khi về nằm yên trên mặt đất.

Loại hoa cũng là một trong những sự hấp dẫn của đất nước Nhật Bản, nếu bạn có dịp đến Nhật Bản bạn có thể ngắm cảnh hoa anh đào rụng hàng tháng: từ bắt đầu mùa xuân tháng 1 đến hết tháng 5, bạn có thể đi dọc đất nước Nhật Bản từ phía nam nên phía bắc vì thông thường phía nam ấm hơn nên vậy hoa anh đào sẽ nở sớm hơn.

Ở nhật Bản có trên 50 loại hoa anh đào khác nhau những mọc trên những núi cao hay lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người.

Hoa anh đào biểu hiện cho sự trong sạch và trong trắng: Loài hoa này là biểu tượng quốc hoa Nhật Bản tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng nên được các Samurai yêu thích từ ngàn xưa. Hoa và người hòa quyện vào nhau. Hoa ra đi tức là hoa rụng, nhưng hoa anh đào lại cũng đẹp nhất là khi hoa rụng. Khi rụng, hoa anh đào không rụng như những loại hoa khác, cuống hoa không vội lìa cành, không rơi rụng từng đóa hoa mà hoa lại rụng từng cánh hoa một. Năm cánh hoa lần lượt thay phiên nhau nhẹ nhàng tung bay theo từng cơn gió thổi. Cánh hoa đã nhẹ, đã mỏng, sắc hoa màu trắng hồng tung bay theo làn gió trông như những lúc hoa tuyết nhẹ rơi vào mùa đông Nhật bản. Những lúc ấy, người ta mới cảm nhận được cái đẹp trọn vẹn của hoa anh đào nở. Ngày xưa, tinh thần thiền đạo của Nhật Bản đã nhân cách hóa đời sống của hoa anh đào vào đời sống của các chiến binh Samurai trước thời Minh Trị. Người chiến binh samurai dù bất kể họ phục vụ cho các shogun (tướng quân) nào, họ hãnh diện về giai cấp samurai của họ. Họ tự ví đời sống họ, tuy ngắn ngủi đó, nhưng đẹp tựa như hoa anh đào khi nở và cái chết cũng đẹp tuyệt vời như cánh anh đào bay vào giữa khoảng không.

Hoa anh đào còn là biểu tượng của sự trong trắng, trong sạch, chính vì lý do ấy mà nó đã trở thành biểu hiệu của người võ sĩ, của lý tưởng hiệp sĩ. Trong các lễ cưới, hoa được in trên các thiệp cưới. Người ta thay thế trà bằng nước hoa anh đào, trong trường hợp này thì hoa anh đào lại tượng trưng cho hạnh phúc

Người dân Nhật Bản có câu: Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo

Từ một cây trụi lá mùa đông, hoa anh đào nở bung để làm đẹp đầu xuân và để rồi cũng ra đi trong khi xuân vẫn đang hiện hữu quanh ta. Đối với người dân Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Điều này đã được ghi lại thành các bài thơ, bài văn, những quyển sách tiểu thuyết. Người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.