Những câu hỏi liên quan
Đỗ Phúc Khang
Xem chi tiết
Đỗ Phúc Khang
Xem chi tiết
nhattrendoi
24 tháng 7 2018 lúc 14:20

Phải chăng sự ích kỉ của người lớn đã dẫn đến bi kịch cho những đứa trẻ khi mà chúng đang cần sự chăm sóc yêu thương, khi mà ở tuổi chúng những dấu ấn đầu đời như vậy đối với những tâm hồn còn quá non nớt dường như là 1 vết thương quá khủng khiếp, đau đớn và thương tâm, những vết thương ấy sẽ hằn sâu trong tâm thức đứa trẻ đến khi chúng trưởng thành như 1 bóng ma quái ác của định mệnh luôn đè nặng lên chúng. Rồi những cái cây non ấy sẽ phát triển ra sao đây trên cái mảnh đất khô cằn tình thương? Đó là câu hỏi nhức nhối, tiếng chuông cảnh tỉnh của nhà văn dành cho các bậc phụ huynh. Ta còn nhận thấy, ở 2 đứa trẻ ấy dù chúng còn rất nhỏ tuổi đã sớm biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, dành cho nhau những tình cảm thiêng liêng đặc biệt, trong sáng và đầy nhân hậu của tình anh em, những điều mà các bậc làm cha làm mẹ còn ko có. Sự li dị của bố và mẹ chính là sự tan nát của 1 gia đình gây tổn thương, là 1 cái sốc quá lớn với những tâm hồn vốn giàu tình cảm rất cần được yêu thương như Thành và Thuỷ. Cuộc chia tay cảu 2 con búp bê là 1 hình tượng ẩn dụ, nó là sự phản chiếu bi kịch của 1 hiện tượng đang phổ biến trong xã hội hiện nay: những cuộc li dị tan vỡ gia đình. Chính người lớn với những mâu thuẫn ko đáng có của bản thân đã gây ra nỗi đau cho những đứa con của mình. Đây là 1 tác phẩm mang tính thời sự nóng hổi, cách thể hiện rất hiện đại của nhà văn Khánh Hoài về 1 vấn đề trong xã hội hiện nay, nhà văn đã thâm nhập vào những con người cụ thể chứ ko còn là cái tôi công dân - chiến sĩ mang tầm vóc lớn phản ánh những vấn đề lớn lao như những tác phẩm thời kháng chiến, nhưng "cuộc chia tay của những con búp bê" vẫn thập sự mang tính nhân văn sâu sắc, gây cảm động đến từng đầu dây thần kinh trong người đọc.

Bình luận (0)
mai văn chương2
24 tháng 7 2018 lúc 16:51

Thành thấy kinh ngạc vì: cuộc sống của mọi người, thiên nhiên vẫn bình thường, yên ả, tươi đẹp trong khi Thành và Thủy phải chịu cảnh mất mát, đổ vỡ. Thành phải chia tay với đứa em gái nhỏ, tâm hồn em như đang nổi gioongbaox. Tâm lí của Thành được tác giả mô tả rất chính xác, hợp với cảnh ngộ , làm tăng thêm nỗi buồn thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật.

hok tốt

Bình luận (0)
mai văn chương2
24 tháng 7 2018 lúc 16:51

Thành thấy kinh ngạc vì: cuộc sống của mọi người, thiên nhiên vẫn bình thường, yên ả, tươi đẹp trong khi Thành và Thủy phải chịu cảnh mất mát, đổ vỡ. Thành phải chia tay với đứa em gái nhỏ, tâm hồn em như đang nổi gioongbaox. Tâm lí của Thành được tác giả mô tả rất chính xác, hợp với cảnh ngộ , làm tăng thêm nỗi buồn thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật.

hok tốt

Bình luận (0)
Trần Cẩm Tú
Xem chi tiết
Phạm Trung Thành
Xem chi tiết
Đỗ Thanh
Xem chi tiết
Đỗ Thanh
18 tháng 4 2016 lúc 20:58

Có ai làm hộ mình với mình sắp kiểm tra học kì rồikhocroi

 

Bình luận (0)
Phạm Thị Trâm Anh
2 tháng 11 2016 lúc 20:57

bn đăng câu này trong mục Lịch sử nha ^^

Bình luận (0)
Hoàng Quốc Huy
15 tháng 12 2016 lúc 14:07

Câu này bạn đăng lên chuyên mục Lịch sử thì sẽ có nhiều bạn giúp hơn đấy

 

Bình luận (0)
pham ngc minh
Xem chi tiết
Thảo Phương
12 tháng 2 2019 lúc 15:18

Hai bài thơ, hai khúc ru nhưng mỗi nhà thơ lại có sự vận dụng khác nhau:
– Ở Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ vừa trò chuyện với em bé với giọng điệu gần gũi như lời ru, vừa có lồi ru trực tiếp của người mẹ. Thực chất hai lòi ru đều của cái tôi trữ tình quyện hòa giữa cảm xúc trữ tình và tự sự. Lồi ru đằm thắm dịu dàng được cất lên từ trái tim nhân hậu, yêu thương của ngưòi mẹ Tà – ôi với công việc lao động, kháng chiến hàng ngày. Tiếng ru được cất lên từ chất hiện thực của cuộc sông gian lao vất vả trong kháng chiến. Vì vậy, trong lời ru của người mọ không chỉ chứa đựng lòi yêu thừơng đôi với con, vối bộ đội, làng bản, đất nước mà còn gửi gắm những khát khao, ưốc vọng qua giấc md của con: mong con khỏe mạnh, khôn lổn, thành người lao động giỏi và được sông trong hòa bình, độc lập. Tiết tấu, nhịp điệu bài thơ là sự hòa thanh mối lạ, tạo nên khúc hát ru dịu dàng, đÀm thắm, lắng sâu. Bài thơ điệp khúc ba lần nhưng không nhàm nhạt, mà cảm xúc phát triển mỏ rộng dần theo không gian, theo tình cảm và ước mơ của ngưòi mẹ.
– Trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, tác giả lại vận dụng và khai thác từ hình ảnh con cò trong ca dao, từ lòi hát, lòi ru của bà của mẹ bên cánh võng đế khái quát, nâng cao hình ảnh con cò thành hình tượng người mẹ lam lũ tảo tần. Hình tượng được phát triển qua mỗi đoạn thơ để bộc lộ chủ đề, tư tưởng tác phẩm: ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với mỗi cuộc đời. con người. Có điều trong giọng điệu của bài thơ mang đậm màu sắc triết lí, suy tưởng hơn là lòi ru ngọt ngào, tha thiết.

Bên cạnh cái khác biệt có sự đồng điệu:
– Đồng điệu về hình thức: hai bài thơ đều điệp khúc ba lần, lồi ru hầu như dược lặp lại vẹn nguyên, vỗ về, êm ái,…
– Đồng điệu về nội dung, tư tưởng: hai bài thơ đều ngợi ca những người mẹ lam lũ, tảo tần, tấm lòng bao la, hết lòng vi cuộc sống và tương lai hạnh phúc của những đứa con. Đó là truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam – bà mẹ Việt Nam.

Bình luận (0)
Thời Sênh
11 tháng 2 2019 lúc 21:49
Giống nhau: Cả hai bài đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái Khác nhau: "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" là khúc hát ru của bà mẹ tà ôi. Có ba điệp khúc, mỗi điệp khúc có hai lời ru đó là của tác giả và người mẹ. Tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước. "Con cò" là khúc hát ru mượn hình ảnh con cò để gợi đến sự tần tảo sớm khuya. Lời ru và hình ảnh mẹ đan xem hào quyện vào nhau qua đó thể hiện sự ngọt ngào em dụi qua những câu hát, và tình yêu thương, sự hi sinh âm thầm của người mẹ dành cho con cái
Bình luận (0)
Shisui Uchiha
Xem chi tiết
nthv_.
23 tháng 8 2021 lúc 20:45

Tham khảo:

Mở bài: Tâm trạng trong những ngày sống xa em. Nỗi nhớ mong em, mục đích chuyến đi về thăm em, niềm hi vọng.

Thân bài: +) Tâm trạng trên đường về

+) Hình dung về em Thủy
+) Tình huống gặp mặt
+) Cảm xúc khi hai anh em gặp lại nhau
+) Thành, Thủy kể lại những ngày sống xa nhau
+) Thái độ của bà và mẹ
+) Hai anh em chia tay nhau​

Kết bài: Trình bày tâm trạng của Thành sau khi chia tay em và mọi người và mơ ước về cuộc sống đoàn tụ.

Bình luận (1)
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
9 tháng 2 2017 lúc 9:36

* DÀN Ý :
1. Mở bài:
– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.
– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.
2. Thân bài:
* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:
+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
– Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.
– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.
– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.

+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.
– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.
– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.
* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:
– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.
3. Kết bài:
– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.

– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
9 tháng 2 2017 lúc 9:34

Thành và Thuỷ sau ngày chia tay 10 năm

Thành đứng dậy khỏi quán, vừa một bước xuống đường thì từ đâu, cái xe lao tới quệt cho một cái khiến anh ngã dúi dụi xuống. Anh không sao nhưng cái ba lô con cóc bạc màu xanh vừa đỡ cho an rách tan, văng ra tận lề đường cỏ mọc um kia. Chị chủ quán bật dậy phần vì chuyện xảy ra quá bất ngờ, phần vì nạn nhân đang bò lồm cồn về cái ba lô rách, lôi từ đó ra hai con búp bê vải cũng đã bạc màu. Chị đỡ Thành dậy, xách cái ba lô lên và ngạc nhiên nhìn hai con búp bê thốt:

- con búp bê, anh có con búp bê này ở đâu vậy?

- của Thuỷ. em gái tôi!

Thành đau đớn trả lời vì đau sau cái cú ngã và như bình thường khi ai đó nhắc lại kỉ niệm buồn đó. Vẻ mặt chị chủ quán dãn ra, rồi vui sướng nói:

- Anh Thành, phải anh không? Em Thuỷ đây! Anh còn nhớ em không?

- Vâng, tôi...- rồi như sực nhớ ra- Chị.. À không, Thuỷ, là em thật sao, em có khoẻ không, sao lại ra đây bán hàng, mẹ đậu rồi?

Thuỷ buồn bã ngước lên nhìn bầu trời chiều với sắc mây nhuộm đỏ mặt trời

- Mẹ ốm, mất lâu rồi anh ạ!

Thành cúi đầu, cái tin ấy không làm anh khóc, nhưng lòng anh chĩu nạng nỗi đau. Anh để Thuỷ dìu vào quán ngồi. Thuỷ rót nước mời anh. Thành đón chén nước, cúi nhìn màu nước trong suốt. Anh nhớ chuyện xưa, trong buổi chia tay ấy, anh nhìn Thuỷ khóc sưng húp hai con mắt, trèo lên xe đi; rồi cả chuyện hai anh em chia đồ chơi, Thuỷ cũng khóc. Đời anh toàn những chuyện buồn, không lúc nào vui vẻ cả. Anh quay lại nhìn Thuỷ, bắt đầu cuộc trò chuyện

- Em làm ăn thế nào rồi,...

Thành trò chuyện với em tới lúc trăng lên tới đỉnh ngọn tre. Anh ngồi ăn với em rồi ngủ luôn trong cái nơi nửa quán nửa nhà đó. Sau khi chia tay, anh nén nỗi đau, cố học hành để thi đố đại học cho vui lòng cha. Rồi anh về tìm gặp Thuỷ nhưng người ta bào Thuỷ theo mẹ đi nơi khác rồi. Lúc đó anh còn tự trách mình. Rồi anh lại về, vào được nghề báo rồi hôm nay về đây viết bài thì gặp Thuỷ. Mãi rồi Thành cũng ngủ được. Anh mơ anh và Thuỷ, cả bố và mẹ nữa, cùng sống hạnh phúc trong lâu đài cổ tích

Sáng hôm sau, Thành dậy khá sớm, để trò chuyện với Thuỷ và khuyên em cùng về với mình để chăm sóc bố. Thuỷ nhận lời, hai ngày nữa, sắp xếp công chuyện xong sẽ về, còn hôm nay, Thành phải lên xe đi trước, lần chia tay này không còn nước mắt.

Bình luận (0)
Mirina Lacy
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Quang Minh
24 tháng 4 2021 lúc 13:07

*Gioongs nhau 

- Xuất phát từ lòng yêu nước 

- Căm thù giặc từ tận đáy lòng 

-Là những người phụ nữ đứng đầu khởi nghĩa 

*Khác nhau 

-Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.

-Khởi nghĩa bắt đầu vào năm 246 - 247, tại vùng núi Nưa (thuộc Kẻ Nưa – Cổ Định, huyện Nông Cống, nay là huyện Triệu Sơn). Bà Triệu Thị Trinh cùng anh trai đã thảo hịch kể tội ác giặc Ngô đối với nhân dân ta và kêu gọi mọi người đứng lên đánh giặc cứu nước. Ngay khi lời hịch truyền đi và cờ khởi nghĩa giương lên đã được đông đảo nhân dân trong vùng hưởng ứng. Khi Triệu Quốc Đạt mất, bà được nghĩa quân tôn làm chủ soái, xưng là Nhuỵ Kiều tướng quân

Bình luận (0)