Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Duzaconla
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
12 tháng 12 2018 lúc 19:33

*khổ đầu:

tác giả đã sử dụng điệp từ "nghe".Có tác dụng:để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

*khổ cuối:

Tác giả đã sử dụng điệp từ "vì". Có tác dụng:để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Thời Sênh
12 tháng 12 2018 lúc 19:36

Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tư ợng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa
bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.

Huỳnh lê thảo vy
12 tháng 12 2018 lúc 19:42

Trong đoạn thơ đầu của bài "tiếng gà trưa" có sử dụng các BPTT là :

- NT điệp ngữ " nghe" được lặp lại 3 lần

- Cấu trúc đảo ngữ " Xao động nắng trưa "

- BPTT : Ẩn dụ chuyển cảm giác : " nghe xao động nắng trưa "

anh nguyen
Xem chi tiết
Trần Thị Hoa Ly
Xem chi tiết
Quang Hưng
9 tháng 2 2017 lúc 20:14

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng với những tác phẩm thơ nhẹ nhàng, tình cảm và mang những cảm xúc của người phụ nữ vào những tác phẩm thơ của mình. Nhắc tới bà, chúng ta không thể không nhắc tới những bài thơ mang những tình cảm sâu lắng của những người phụ nữ trong tình yêu và tình thân của con người. Những tác phẩm của bà cũng giống như tiếng nói của toàn thể những người phụ nữ của thời kì đó- một thời kì vất vả với biết bao nhiêu khó khăn đặt lên đôi vai gầy của những người bà, người mẹ, người chị. Và trong số ấy, tác phẩm em yêu thích nhất chính là bài thơ “ Tiếng gà trưa”. Bài thơ đã thể hiện một cách thật nhẹ nhàng và sâu lắng về tình cảm bà cháu của một cô thanh niên đi du kích đã nhớ tới người bà của mình khi đang trên đường đi hành quân.

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục cục tác cục ta

Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh của nhà thơ khi sáng tác “ tiếng gà trưa”. Với những sự gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu thắm thiết. Nhớ nhà, đó là tâm trang rất chung của những người lính trẻ vừa mới bước qua được ngưỡng cửa của tuổi học trò mà đã phải buông cây bút cùng những trang sách để bắt đầu một cuộc sống cầm súng lên bảo vệ quê hương đất nước. Nỗi nhớ nhà ấy không hề xa vời mà được thể hiện một cách vô cùng cụ thể, giản dị. Đó chính là tiếng gà gáy trưa khi người lính trẻ đang dừng chân bên xóm nhỏ đã làm dậy lên cả một miền thương nhớ, làm xao xuyến tấm lòng của những người con người cháu đang mong ngóng được trở về với quê hương.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Điệp từ “ nghe” được nhắc lại liên tiếp tới ba lần như thể hiện nỗi nhớ nhà tha thiết,nồng cháy. Và để rồi, quê nhà đã” được hiện lên một cách rõ nét qua tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ của người nữ chiến sĩ. “tiếng tiếng gà trưa” làm cho cô gái nhớ ngay tới “ ổ rơm hồng những trứng”với những chú gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng đẹp đẽ. Nghệ thuật phối sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh như kết nối rất nhiều với những gam màu sắc tươi sáng và nhẹ nhàng, êm dịu như màu vàng của những cô gà mái, màu trắng của ánh nắng hay những màu hồng của trứng và những màu vàng tươi mát của những chú gà con mới nở...

Những cô gà mái mơ, gà mái vàng cũng chính là những kỉ niệm đã đánh thức những kí ức về người bà thân yêu của tác giả: đó chính là những kỉ niệm về những lần người cháu tò mò xem trộm những quả trứng gà và bị bà mắng yêu” gà đẻ mà mày nhìn\ Rồi sau này lang mặt”. bà nhìn từng quả trứng để đó chắt chịu tất cả chỉ để dành cho người cháu của mình, từng quả trứng hồng là từng nỗi lo của người bà để chắt chịu cuối năm đem bán trứng lấy tiền mua những bộ quần áo mới cho người cháu của mình với biết bao nhiêu niềm mong mỏi.

Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới

Đó là bộ quần áo giản dị, đơn giản cũng không phải là bộ quần áo đẹp nhất nhưng đó lại là bộ quần áo mang đầy những tình cảm của người bà dành cho người cháu của mình với biết bao nhiêu tình thương yêu và lo lắng, săn sóc cho cháu từng chút một. chính điều đó đã tạo nên những hạnh phúc cho người cháu trong những năm tháng của tuổi thơ nghèo khó. Tất cả những kỉ niệm ấy đã được nhà thơ miêu tả một cách nhẹ nhàng và cũng đầy tài tình biết bao.

Ôi cái quần chéo co
ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

Chỉ những câu thơ đơn giản ấy nhưng lại như đi sâu vào trong tâm tư của người đọc một cách tự nhiên nhất mà không phải ai cũng có thể làm được.

Tiếng gà trưa
Mang bao niềm hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Những hình ảnh của tuổi thơ như lần lượt hiện về, những điều đó đã làm cho người cháu càng cảm thấy yêu quê hương đất nước của mình hơn. Và nhờ có đó chúng ta mới có thể hiểu được, bảo vệ quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ những tình cảm và những hình ảnh đẹp của quê hương mình, của những người thân yêu của mình.. Điều đó như càng giúp chúng ta cố gắng chiến đấu, tiến lên về phía trước.

Nhờ có những câu thơ nhẹ nhàng mà mang nặng những tình cảm bà cháu mà bài thơ đã trở thành một trong nhưng bài thơ hay nhất về tình bà cháu trong thời kì kháng chiến cứu nước. Những hình ảnh của người bà như còn đọng lại mãi trong lòng của những người đọc không chỉ hôm nay mà còn mai sau.

Hoàng Nguyễn Phương Linh
9 tháng 2 2017 lúc 20:15

''Bà'' – Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”

Linh Phương
9 tháng 2 2017 lúc 20:51

Tình bà cháu là một thứ tình cảm gần gũi, tự nhiên và vô cùng thiêng liêng sâu sắc. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã có một bài thơ thật hay khi viết về đề tài giản dị mà gợi bao niềm xúc động này. Đó là bài thơ “Tiếng gà trưa”.

Nhân vật trữ tình của bài thơ là người chiến sĩ trẻ tuổi. Theo tiếng gọi của Tổ quốc anh đã tạm cất đi sách vở đểlên đường chống Mỹ. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ bà, nhớ quê cồn cào, da diết của anh. Và những kỉ niệm êm đẹp tuổi thơ, tình bà cháu sâu nặng đã làm sâu sắc hơn tình cảm đối với gia đình, quê hương, non sông đất nước.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghỉ lại ở một xóm nhỏ bên đường khi đang hành quân và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỉ niệm thuở ấu thơ:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục, cục tác, cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Chỉtừ một tiếng gà lanh lảnh bất chợt nghe được lúc đang dừng chân bên xóm nhỏ, giữa buổi trưa nóng nực của mùa hè đã gợi dậy cả một trời thương nhớ, đã làm thay đổi mọi vật xung quanh. Chỉ một tiếng gà trưa quen thuộc ấy thôi không những làm cho cái nắng hè xao động, bàn chân đỡ mỏi sau chuyến băng rừng, vượt biển hiểm trở, gian nguy, gợi dậy bao khát vọng tuổi thơ mà bên cạnh đó còn làm xao động lòng người. Bằng điệp từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần đoạn thơ đã làm tăng lên gấp bội tình cảm nồng nàn đối với quê hương, điều đó thể hiện sự rung cảm vô bờ trong tâm hồn người chiến sĩ.

Tuổi thơ của người lính xa cũng xao động những tiếng gà đáng yêu đáng mến:

Tiếng gà trưa

Ổrơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng...

Làm sao có thể quên được hình ảnh quen thuộc của “Ổrơm hồng những trứng”, của mấy chị mái mơ, mái vàng khoác trên mình chiếc áo xinh xắn, rực rỡ, tươi đẹp. Làm sao có thế quên được hình ảnh người bà kính yêu đã một đời tần tảo, chắt chiu vì con vì cháu. Thương biết mây, hồn nhiên biết mấy cái cảnh đứa cháu nhìn trộm gà đẻ bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn, rồi sau này lang mặt”. Bịbà mắng, cháu không khóc mà lại có những hành động thật đáng yêu: “Cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Giờ đây, người cháu ước ao trở về thời thơ ấu đểlại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy hình bóng bà khum tay soi trứng, chắt chiu, gìn giữ từng quả trứng hồng, những mầm hi vọng nhỏ đểsẽ có được một đàn gà con đông đúc:

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến

Bà lo đàn gà toi ...

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Suốt một cuộc đời làm lụng vất vả, biết bao lo toan, khó nhọc, bà chẳng bao giờ nghĩ cho riêng bà, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà lo cho đàn gà, mong nó không bị dịch bệnh đểmỗi mùa đông tới: Cháu được quần áo mới. Mong ước của đứa cháu được cái quần chéo go, cái áo cánh trúc bâu, còn mới hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu thương cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm rất đỗi thiêng liêng với bao khát vọng tuổi thơ, dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Giờ đây, khi đã cầm chắc cây súng nơi biên cương nhưng hình ảnh ấn tượng ấy vẫn luôn luôn trĩu nặng trong tâm hồn, trong cả những ước mơ và hoài bão. Đối với người chiến sĩ, đó là quê hương, “tiếng gà trưa” là tất cả, là hạnh phúc, là muôn vàn yêu thương. Chính chúng đã thắp sáng tâm hồn anh bộ đội Cụ Hồ, đã nâng anh đến khung trời đẹp đẽ với ổ trứng hồng xinh xinh.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơicũng vì bà

Vì tiếng gà: “Cục tác”

Ổtrứng hồng tuổi thơ.

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Trải qua sau bao nhiêu thử thách, giờ đây anh mong ước, những ước muốn thật bình dị. Chinh chiến nơi xa xôi, trái tim anh luôn hướng về với tiếng gọi quê hương, hằng mong có sức khỏe và nghị lực chiến đấu vì hạnh phúc em thơ, vì người bà yêu dấu, vì xóm giềng, hơn cả là vì tiếng gà gần gũi yêu thương. Điệp từ “vì” đã được sử dụng tài tình khiến mục đích chiến đấu đó lại càng trở nên cao cả, thiêng liêng hạ thường.

Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ nên rất linh hoạt trong việc giúp nhân vật trữ tình chia sẻ những tâm sự, suy nghĩ về tuổi thơ, về người bà yêu dấu. Đặc biệt, câu thơ ba tiếng “Tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại nhiều lần như mô phóng tiếng gà “Ò Ó O” như điệp khúc bất tử, cảm động về tuổi thơ say mê đầy thương mến.

Nhà văn I-li-a-Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên thành ngữ: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Với người chiến sĩ trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, tình yêu bà, nỗi nhớ tuổi thơ đã khơi nguồn cho tình yêu đất nước thiêng liêng, sâu lắng.

pham thanh hang
Xem chi tiết
✿¢υтє ¢нαиєℓ✿
14 tháng 12 2020 lúc 19:19
Gợi ý: bà quan tâm, tần tảo, chăm chút từng tí một. Luôn quan tâm, nhắc nhở, bảo ban, dạy dỗ cháu.Bà chịu thương chịu khó, chắt chịu trong cảnh nghèo. => Tình yêu bà cháu rất sâu nặng!
Khách vãng lai đã xóa
nguyen thi kieu anh
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
28 tháng 10 2016 lúc 10:25

- Bài thơ Cảnh khuya được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm: + Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn) + Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt) + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4. Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.

- Ngắt nhịp: Cảnh khuya: Câu 1. ¾; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

- Sự trầm ngâm, suy tư bởi vẻ đẹp của trăng. Qua đó, tác giả còn thể hiện được lòng yêu nước qua câu thơ cuối.

 

Hoàng Khánh Ly
10 tháng 11 2016 lúc 23:18

- Cảnh khuya được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

+ Số tiếng trong mỗi câu : 7 tiếng

+ Số câu trong bài thơ : 4 câu

+ Cách gieo vần : chữ cuối ở câu 1 , 2 , 4 ( vần a )

+ Câu 1 nhịp 3 / 4 , câu 2 và 3 nhịp 4 /3 , câu 4 nhịp 2 / 5

- Cảm xúc bao trùm của bài thơ :

+ Sự say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên của tác giả

+ Lỗi lo lắng cho vận mệnh đất nước của tác giả

Nhớ like nhé !


 

Thảo Phương
28 tháng 10 2016 lúc 11:56

Cả hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở các tiếng 1, 2, 4 (xa, hoa, nhà) (viên, thuyên, thuyền); bài thơ có cấu trúc khai, thừa, chuyến, hợp. Hai dòng thơ 1 và 4 ngắt nhịp không theo 4/3 như nhịp thơ Đường luật.

Chẳng hạn như:

Câu 1: Tiếng suối trong/ như tiếng hát xa (nhịp 3/ 4). Câu 4: Chưa ngủ/ vì lo nỗi nước nhà (nhịp 2/5).

 

Tạ Lan Hương
Xem chi tiết
Phan hải băng
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Cát Tường
11 tháng 12 2016 lúc 10:02

a) ( Theo cảm nghĩ của bạn )

 

Quỳnh Mai
Xem chi tiết
Lê Thị Hải
9 tháng 4 2020 lúc 16:20

Hai câu sau: Cách thưởng thức trăng của nhà thơ.

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

* Một cách xử lí rất nghệ sĩ, lãng mạn, ngắm trăng bằng cả tấm lòng, bằng tình yêu tha thiết, chân thành. Hai câu thơ cho thấy sự giao hòa tuyệt đối của con người với trăng.

* Cấu trúc đăng đối: nhân – song – nguyệt, đã cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa Hồ Chí Minh và trăng.

* Biện pháp nhân hóa cho thấy vầng trăng và Bác có mối gắn bó thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.

- Người tù đã chủ động tìm đến thiên nhiên, bày tỏ tình yêu thiên nhiên. Người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài song sắt nhà tù để khán minh nguyệt, tức là để giao hòa với vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời.

- Vầng trăng trong bài Ngắm trăng cùng vượt qua song sắt nhà tù để đến ngắm nhà thơ trong tù. Vậy là cả người và trăng cùng chủ động tìm đến nhau, giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm.

- Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán đã làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng.

* Cấu trúc câu lí giải:

- Không: rượu, hoa, không gian.

- Có: trăng đẹp, tâm hồn đẹp.

=> Qua đó, thể hiện chí lớn của Bác: một người có tâm hồn lớn và bản lĩnh lớn.

+ Tâm hồn lớn: biến tất cả cái không thành cái có. Chỉ cần có sự hiện diện của trăng và tâm hồn nghệ sĩ sẽ làm cho tất cả những cái không thành cái có. Và tạo thành cái sang cho cuộc thưởng trăng. Trong phút giây, nhà tù bỗng trở thành lầu vọng nguyệt.

+ Bản lĩnh lớn: người tù cách mạng không hề bận tâm về những xiềng xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, luôn để cho tâm hồn mình “đối diện đàm tâm” với vầng trăm tri âm.

=> Đó là sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Phía này là nhà tù đen tối, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, của bầu trời tự do, lãng mạn làm say lòng người. Giữa hai thế giới đối cực đó là song sắt nhà tù. Nhưng trước cuộc đàm tâm này, song sắt nhà tù trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ đến với nhau. Đó chính là tinh thần thép.

- Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, vừa thể hiện được sức mạnh tinh thần to lớn, bản lĩnh vững vàng của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thể nói, đằng sau những câu thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong phú, ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.

Xuan Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Linh
29 tháng 10 2023 lúc 21:57

 Có thể nói rằng bài thơ ngày hôm qua đâu rồi  của Bế Kiến Quốc đã để lại cho độc  giả những ấn tượng sâu sắc  Khi đọc bài thơ, tôi không thể không cảm nhận được sự nhớ nhung và tiếc nuối về những kỷ niệm đã trôi qua. Từng dòng thơ đan xen nhau, như một cuộc trò chuyện giữa tác giả và người đọc, tạo nên một không gian thời gian đầy màu sắc và cảm xúc. Tôi cảm thấy như được đưa trở lại quá khứ, nhìn lại những ngày tháng đã qua. Những hình ảnh, âm thanh và mùi hương của tuổi thơ, những kỷ niệm đáng quý và những người thân yêu đã trở lại trong tâm trí tôi. Tôi nhớ về những buổi chiều vui chơi cùng bạn bè, những trận bóng đá náo nhiệt và những cuộc phiêu lưu không ngừng. Tuy nhiên, bài thơ cũng đặt ra cho tôi những câu hỏi về thực tại và thời gian. Tôi cảm nhận được sự thay đổi và mất mát trong cuộc sống, những người thân yêu đã ra đi và những kỷ niệm đã phai nhạt. Tôi cảm thấy như một phần của tôi đã mất đi và không thể lấy lại. Tuy nhiên, bài thơ cũng mang đến cho tôi một thông điệp về việc trân trọng và sống hết mình trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Nó nhắc tôi rằng thời gian trôi qua nhanh chóng và chúng ta không thể quay lại ngày hôm qua. Vì vậy, tôi cảm thấy cần phải trân trọng và tận hưởng mỗi ngày, sống một cuộc sống ý nghĩa và không hối tiếc.