Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
LegendaryPhatMc
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Châu Nguyên
Xem chi tiết
Milo
Xem chi tiết
Hà Thái
Xem chi tiết
_____Teexu_____  Cosplay...
Xem chi tiết
☞Cʉ★Kɧáɳɧ
27 tháng 11 2019 lúc 19:40

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao

Khách vãng lai đã xóa
Hương Giang
Xem chi tiết
Phạm Thu Uyên
21 tháng 11 2016 lúc 5:43

sau chiến tranh thế giới T2 nền kinh tế của các nước châu á có nhiều chuyển biến mạnh

xuất hiện cường quốc kinh tế Nhật Bản và 1 số nước công nghiệp mới

sự phát triển KT-XH giữa các nước và các vùng KT không đều và nhiều nước đang phát triển có thu nhập thấp

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 17:16

Tham khảo:
* Đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á có dân số đông và tăng nhanh, 668,4 triệu người (năm 2020), chiếm khoảng 8,6% dân số thế giới
Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao
Cơ cấu dân số đang chuyển dịch theo hướng già hóa
Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các đồng bằng, hạ lưu sông và vùng ven biển.
Mật độ dân số trung bình 148 người/km2 (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
Đô thị hóa ở các quốc gia Đông Nam Á đang được đẩy mạnh, tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị chưa có.
Là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á: Tạo nên một nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc; tạo cho Đông Nam Á nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng gây nhiều sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở,..

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 18:47

Tham khảo

- Đặc điểm nổi bật về dân cư của khu vực Tây Nam Á:

+ Ít dân, năm 2020 là 402,5 triệu dân, chiếm 5,1% dân số thế giới.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khoảng 1,6% (2020), hàng năm đón số lượng lao động lớn từ các vùng khác tới.

+ Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dân số nhóm tuổi từ 0-14 tuổi, tăng tỉ lệ nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên.

+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các nước và các vùng.

+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, tỉ lệ dân thành thị khá cao, hầu hết trên 70% và có nhiều đô thị đông dân.

+ Dân cư có sự khác biệt rất lớn trong lối sống giữa nông thôn và thành thị.

+ Dân cư chủ yếu là người Ả-rập, ngoài ra có các dân tộc khác: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái và các bộ tộc khác.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 4 2019 lúc 10:04

a) Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

- Số dân đông nhất thế giới: 3766 triệu người (năm 2002).

- Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể, ngang với mức trung bình năm của thế giới (1,3% năm 2002).

- Mật độ dân số cao: 84,8 người/km2 năm 2002.

- Phân bố dân cư không đều: tập trung đông ở các đồng bằng, ven biển Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á (mật độ trên 100 người/km2), thưa thớt ở các vùng núi cao, khí hậu lạnh hoặc khô hạn như: Trung Á, Bắc Á, Tây Nam Á (mật độ chưa đến 1 người/km2).

- Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it và một số ít thuộc chủng tộc Ô-xtra-lô-it. Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và khả năng như nhau trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki-tô giáo, Ấn Độ giáo.

b) Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và đô thị châu Á

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: khí hậu, địa hình, nguồn nước, khoáng sản,...

- Điều kiện kinh tế - xã hội: trình độ phát triển kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,...