Gấp lắm rồi nhanh nhanh nhanh
Phân tích điểm thích nghi của môi trường sống của cây đậu Hà Lan?
1.Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào?
2.Nêu một vài VD về sự thích nghi của các cây ở cạn vs môi trường.
3.Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc,đầm lầy) có những đặc điểm gì? Cho một vài VD
ai nhanh mk tick cho nha
câu 1; Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước
câu 2;
Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường : Ở nơi đất khô. thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh... thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng).
Những cây cần ít nước (kê. hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn.
câu 3 ;
Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:
- Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:
+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.
+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.
+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.
+ Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.
k mk nha
thân cây ĐẬU HÀ LAN có tác dung gì với môi trường sống
Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đũa giun dẹp thích nghi với môi trường của chúng?
mọi người ơi tớ cần gấp, trả lời nhanh hộ tớ nhé
-Cơ quan giác bám phát triển: có 4 giác bám và 1 số móc bám, dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu, hô hấp qua thành cơ thể, mỗi đốt có 1 cơ quan sinh sản lưỡng tính
-Mắt, lông bơi tiêu giảm để thích nghi với đời sống kí sinh
có 4 giác bám và 1 số móc bám, dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu, hô hấp qua thành cơ thể, mỗi đốt có 1 cơ quan sinh sản lưỡng tính
-Mắt, lông bơi tiêu giảm để thích nghi với đời sống kí sinh
Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất được thể hiện: cơ thể dài, gồm nhiều đốt. ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân). Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
Nêu đặc điểm thích nghi với đời sống của lớp bò sát? Nêu đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn của lớp chim bồ câu? Nêu đặc điểm thích nghi với đời sống đa dạng của lớp thú? Phân tích đặc điểm tiến hóa về môi trường sống và di chuyển của các lớp trong giới động vật? Phân tích đặc điểm tiến hóa về sinh sản của các lớp trong giới động vật? Phân tích đặc điểm tiến hóa nhằm thích nghi với môi trường sống của lớp thú? Phân tích đặc điểm chung của động vật trong môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
Khi môi trường sống thay đổi, quần thể có khả năng thích nghi nhanh nhất là
A. quần thể sinh sản hữu tính, kích thước cá thể nhỏ, sinh sản nhanh
B. quần thể sinh sản hữu tính, kích thước cá thể nhỏ, sinh sản chậm
C. quần thể sinh sản hữu tính kích thước cơ thể lớn, sinh sản ít
D. quần thể sinh sản vô tính, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh
Quần thể sinh sản hữu tính, kích thước cá thể nhỏ, sinh sản nhanh.=> tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nên một quần thể đa hình .
Quần thể càng đa hình thì khả năng thích nghi của quần thể càng cao .
Đáp án A
vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng?em sẽ làm gì để bảo vệ thực vật và môi trường sống của chúng ta?
nhanh lên đang cần gấp!
Phải tích cực trồng cây gây rừng vì:
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người
Để bảo vệ rừng, em cần phải:
- Xây dựng kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, …
- Trồng rừng, phòng cháy rừng, …
- Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.
- Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do đến ở và trồng trọt trong rừng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ rừng.
1.cần phải tích cực trồng cây gay rừng bởi vì :
- Trồng cây gây rừng sẽ giảm thiệt hại lũ lụt, chống xói mòn.
- Giảm ô nhiễm môi trường.
- Rừng cung cấp cho chúng ta thức ăn, nguyên vật liệu cho con người. - Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí.
2.em có thể làm để bảo vệ thực vật và môi trường:
- Trồng nhiều cây xanh.
- Dọn dẹp vệ sinh môi trường sống
- Vứt rác đúng nơi quy định.
- Hạn chế sử dụng các loại rác thải nhựa.
- Tuyên truyền cho gia đình và bạn bè về bảo vệ môi trường.
- Khi phát hiện có lâm tặc, báo ngay cho cơ quan chức năng.
- Cây chịu được nhiệt độ cao,khô nóng. - Là cây tiêu biến dần thành gai để giúp chống thoát hơi nước. - Thân cây mọng nước dự trữ nước trong cơ thể dưới dạng nhựa - Rễ cây thường đâm sâu vào lòng đất để tìm mạch nước ngầm và cũng toả ra trên phạm vi rộng gần sát mặt đất để khi mưa xuống có thể hút hết nước trên mặt đất.
Để thích nghi được với điều kiện khô hạn đó nên xương rồng đã có những phản ứng thích nghi với điều kiện sống :
- Lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước
- Thân mọng nước để dự trữ nước
- Rễ đâm sâu lan rộng để tìm nước
- Thân màu xanh, lùn để thay lá giúp cây quang hợp...
#Tham khảo
Thân cây biến dạng thành thân mọng nước (dự trữ nước cho cây) chống chịu được điều kiện khô hạn ; lá xương rồngbiến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước của cây, giúp cây có đủ nước sống được trong môi trường khô hạn, khắc nghiệt.
Đặc điểm nào của Chân khớp ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng? Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống?
Nhanh ik mn. mai thi rồi nha. mai nhanh mik tick cho nha
Những đặc điểm cấu tạo giúp Chân khớp phân bố rộng rãi là:
- Vỏ kitin (bộ xương ngoài) chống lại sự thoát hơi nước, thích nghi với môi trường cạn.
- Chân khớp và phân đốt linh hoạt trong di chuyển, một số chân khớp có cánh thích nghi với đời sống bay.
Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống là nhờ:
- Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.
- Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.
Ví dụ, chân bơi, chân bò, chân đào bới ... phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút ...thức ăn.
Câu 1: Những đặc điểm cấu tạo giúp Chân khớp phân bố rộng rãi là: - Vỏ kitin (bộ xương ngoài) chống lại sự thoát hơi nước, thích nghi với môi trường cạn. - Chân khớp và phân đốt linh hoạt trong di chuyển, một số chân khớp có cánh thích nghi với đời sống bay.
Câu 2: Đặc điểm cấu tạo khiến Chân khớp đa dạng về tập tính và về môi trường sống:
Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm diều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.Ví dụ, chân bơi, chân bò, chán đào bới... phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút,... thức ăn.Những đặc điểm cấu tạo giúp Chân khớp phân bố rộng rãi là:
- Vỏ kitin (bộ xương ngoài) chống lại sự thoát hơi nước, thích nghi với môi trường cạn.
- Chân khớp và phân đốt linh hoạt trong di chuyển, một số chân khớp có cánh thích nghi với đời sống bay.
Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống là nhờ:
- Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.
- Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.
Ví dụ, chân bơi, chân bò, chân đào bới ... phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút ...thức ăn.
Đặc điểm nào của cây xương rồng giúp chúng thích nghi với môi trường sống trên sa mạc khô và nóng?
A. Thân mọng nước, lá biến thành gai
B. Thân vươn cao, lá tập trung ở ngọn
C. Lá có dạng vảy, bọc ngoài thân
D. Lá nhỏ, thân thấp