Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quỳnh
Xem chi tiết
Thế Lưu Hz
Xem chi tiết
Thời Sênh
3 tháng 1 2019 lúc 16:31

Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, nhưng các nướcMĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc chiến tranh.

- Vì thái độ cụ thể của các nước này: + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo "chủ nghĩa biệt lập" ở Tây bán cầu, không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.

+ Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản, nênkhông liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực hiện chính sách nhượng bộ phát xítđể đổi lấy hoà bình.

+ Tại Hội nghị Muyních (9-1938), không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, Anh và Phápđã kí một hiệp định trao vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc cho Đức, để đổi lấy sự cam kết củaHítle về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.

- Như vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít (phe trục), các nước Mĩ, Anh và Pháp đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, hơn nữa còn có hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít

Nga Phạm
Xem chi tiết
Giang
1 tháng 12 2017 lúc 11:20

1. Nguyên nhân sâu xa.

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.

2. Nguyên nhân trực tiếp.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ.

- Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc.

- Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới.

- Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới.

Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô.

Huyền Trang
2 tháng 12 2017 lúc 20:43

1. Nguyên nhân sâu xa. - Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa. - Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề...)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để "phục thù".

2. Nguyên nhân trực tiếp. - Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt ...

Đặng Linh
Xem chi tiết
Cho
30 tháng 11 2017 lúc 15:09

-Vì nhận thấy chưa đủ sức tấn công Liên Xô, Hít-Le quyết định tấn công các nước Châu Âu trước.

-Nguyên nhân sâu xa: là do những mâu thuẫn mới về quyền lợi, thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm gay gắt.

-Nguyên nhân trực tiếp: Hình thành hai khối đối địch: khối phát xít gồm Đức-Italia-Nhật Bản và khối Anh-Pháp-Mĩ.

Các nước lớn có trách nhiệm ngăn những cuộc chiến tranh và tránh những cuộc chiến tranh đó lan đến các nước nhỏ.

Lưu Công Đại
5 tháng 12 2017 lúc 19:38

-Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô đc tiến hành từ thời gian nào ?

Phùng Việt Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 4 2018 lúc 7:10

a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

   - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

   - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.

   - Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.

   b. Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?

   * Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác.

   * Chứng minh nhận định

   - Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít. 

   + Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít). 

   + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng. 

   - Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. 

    => Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này. 

Nguyễn Hoàng Bảo Nhi
Xem chi tiết
lương thanh tâm
23 tháng 12 2018 lúc 20:54

* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai :

“Kẻ gieo gió phải gặt bão" - chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a. Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

* Suy nghĩ :Theo như tôi được biết thì sau chiến tranh thế giới thứ hai thì hậu quả của nó là rất nặng nề đó là 60 triệu người chết 90 triệu người bị thương hay tàn phế ...nếu sống trong thời đó chắc hẳn chúng ta sẽ rất căm thù chiến tranh vì đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa mà thất bại hoàn toàn thuộc về kẻ đã gây ra nó kẻ gây ra cuộc chiến tranh này không ai khác chính là bọn Đức bọn chúng chỉ vì lợi ích riêng tư hay sự thù hận đối với các nước thắng trận trong cuộc thế chiến thứ nhất và cũng do sự khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nên đã đi theo con đường phát xít chúng tuyên truyền chủ nghĩa phục thù trong lòng người dân để người dân ủng hộ chúng và tất nhiên sau khi hít le lên nắm quyền hắn đả biến nước đức thành một đất nước sặc mùi chiến tranh kết cục của chiến tranh đã cho ta thấy rõ tội ác của bọn chúng chỉ vì riêng bản thân hắn mà hắn đã khiến cho biết bao nhiêu người đân vô tội phải chịu hi sinh với tôi tôi là một con người yêu chuộng hòa bình thì tôi cảm thấy chiến tranh thế giới thư hai là không nên có

Phạm Nguyễn Thúy Vy
Xem chi tiết
Hàn Bách Nguyệt
Xem chi tiết
Quốc Đạt
5 tháng 12 2016 lúc 18:42
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai liên quan đến 72 nước với 1,7 tỷ người tham gia, 110 triệu quân tham chiến. Diễn biến của cuộc Chiến trải qua bốn giai đoạn, diễn ra trên nhiều mặt trận: mặt trận Tây Âu; mặt trận Xô - Đức; mặt trận Bắc Phi; mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và mặt trận trong lòng địch của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, trong đó mặt trận chủ yếu, quyết định toàn bộ cuộc Chiến là mặt trận Xô - Đức. Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan mở đầu chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đến tháng 6/1941, sau khi chiếm đóng 16 nước châu Âu, phát xít Đức tiến công xâm lược Liên Xô nhằm tiêu diệt quốc gia xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới; nhân dân và Hồng quân Liên Xô đã tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, trở thành lực lượng nòng cốt đánh bại chủ nghĩa phát xít cứu loài người khỏi thảm họa diệt vong. Phong trào kháng chiến chống phát xít ở các nước bị chiếm đóng phát triển mạnh, tháng 1-1942, Đồng minh chống phát xít chính thức được thành lập, nòng cốt là Liên Xô, Mỹ và Anh. Từ năm 1943, Liên Xô chuyển sang phản công và đến giữa năm 1944 mở một loạt chiến dịch tiến công quy mô lớn giải phóng toàn bộ lãnh thổ khỏi ách thống trị của phát xít Đức, đánh chiếm Béclin, sào huyệt cuối cùng của Hít-le. Ngày 9/5/1945, phát xít Đức phải ký đầu hàng, lò lửa chiến tranh ở châu Âu bị dập tắt. Đến ngày 9/8/1945, quân đội Liên Xô tiến công đập tan đạo quân Quan Đông của Nhật, góp phần quyết định buộc Nhật đầu hàng không điều kiện. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng công bố đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.  Đây là cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, đã làm gần 55 triệu người chết, hơn 20 triệu người tàn phế, thiệt hại vật chất tới 316 tỷ USD (Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr236). Sự sụp đổ của phe phát xít là thắng lợi vĩ đại của nhân loại tiến bộ, dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình cách mạng thế giới. Các dân tộc của khối liên minh chống phát xít, đặc biệt là Liên Xô, đã phải trả giá đắt cho chiến thắng. Nhưng việc đánh tan chủ nghĩa phát xít đã góp phần làm thay đổi thế giới, bắt đầu sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cuộc đấu tranh của các dân tộc đứng lên giành độc lập, tự do. Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Liên Xô và nhân dân các nước đồng minh chống chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai có ý nghĩa lịch sử và thời đại vô cùng sâu sắc, đó là: (1) Từ thảm họa của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, loài người nhất là những người yêu chuộng hòa bình càng có trách nhiệm to lớn đối với việc gìn giữ nền hòa bình thế giới; việc phản đối chiến tranh, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm bảo vệ hòa bình càng trở nên cấp bách đối với tất cả các quốc gia, dân tộc. (2) Nền dân chủ, nhân quyền thế giới được bảo vệ và phát huy, đồng thời thúc đẩy thế giới chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. (3) Làm thay đổi căn bản mối quan hệ quốc tế, không còn sự thống trị của châu Âu, Liên Xô và Mỹ đã phát triển nhanh chóng, trở thành hai cường quốc trên thế giới. (4) Sự ra đời của một loạt nước XHCN, hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới, mở ra con đường đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức; hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị lung lay, từng bước sụp đổ. (5) Liên Xô không những đã cứu loài người thoát khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát xít mà còn phát triển nhanh chóng, trở thành thành trì vững chắc của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa; tạo thành một mặt trận chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình to lớn trên thế giới. Đối với Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng, nắm vững thời cơ, khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật bị đánh bại, kịp thời phát động và lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, giành chính quyền từ tay quân phiệt Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam; đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngày nay cho dù phương Tây và các thế lực thù địch vẫn cố tình xuyên tạc, hạ thấp vai trò, thậm chí còn ra sức đổ lỗi cho Liên Xô về sự bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hòng tìm mọi cách che giấu và làm sai lệch nhận thức của nhân dân về Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay. Nhưng họ vẫn không thể phủ nhận được sự thật lịch sử là trong lúc Liên xô đang tìm mọi cách ngăn chặn để không xảy ra cuộc chiến tranh thì chính phương Tây mà trước hết là Anh, Pháp và Ba Lan lại khuyến khích Hitler gây chiến chống Liên Xô nhằm tiêu diệt chế độ cộng sản. Không ngờ chính họ đã tự biến mình thành nạn nhân của quân xâm lược phát xít. Đó chính là lý do đầu tiên dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đến khi Liên Xô bị phát xít Đức xâm lược năm 1941, trực tiếp là nạn nhân, đã buộc phải tham gia vào cuộc chiến tranh, bởi không còn cách nào khác. Việc Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, khối đồng minh được thành lập đã làm cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chuyển thành chiến tranh chống phát xít, giải phóng các dân tộc trước họa diệt chủng. Vai trò của Liên Xô và Hồng quân Xô Viết và sức mạnh đoàn kết của các lực lượng tiến bộ là yếu tố quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thắng lợi vĩ đại của Liên Xô là thắng lợi của chế độ xã hội chủ nghĩa, của tinh thần quốc tế vô sản cao cả và ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân, quân đội Xô viết.  Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã lùi xa 70 năm, nhưng nhân loại rút ra được nhiều bài học quí báu; trong đó, bài học đầu tiên là muốn tránh chiến tranh trước hết bản thân mình phải có tư tưởng hòa bình; biết nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau, không xúi giục gây chiến với bất kỳ ai, tránh để xảy ra tình trạng “gậy ông lại đập lưng ông”, hoặc kẻ “gieo gió thì gặt bão”.  Bài học tiếp theo là lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng các thế lực xâm lược bao giờ cũng đưa những điều tốt đẹp, cao quí, hô hào khẩu hiệu bảo vệ quyền tự do, dân chủ, nhân quyền…để biện minh, che đậy cho mưu đồ xấu xa, hành động đen tối của chúng. Vì vậy, các nước, các dân tộc trên thế giới cần tỉnh táo, bình tĩnh, sáng suốt, cảnh giác trước các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc để không mắc mưu kẻ thù. Đồng thời cũng chỉ ra những thế lực hiếu chiến, liều lĩnh phát động chiến tranh xâm lược chống lại loài người thì nhất định sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.  Và bài học về đoàn kết các lực lượng tiến bộ của loài người trong mặt trận đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình trên thế giới vẫn còn nguyên giá trị.  Ngày nay, mặc dù hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là xu thế của thời đại, nhưng thế giới vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định như: trật tự chính trị, kinh tế thế giới không công bằng; khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và chậm phát triển ngày càng lớn; xung đột cục bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn liên tiếp xảy ra; các thế lực ly khai và khủng bố quốc tế ngày càng tăng… nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh vẫn còn rất lớn. Do đó, việc tăng cường đoàn kết, hợp tác, hình thành mặt trận rộng lớn đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; ngăn chặn, chống lại sự áp đặt, can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và bản sắc văn hóa dân tộc phải được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia dân tộc. Những bài học của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhất là bài học về sự nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau để bảo vệ hòa bình, ổn định, đảm bảo sự phát triển toàn diện và yên ổn cho mỗi quốc gia, dân tộc càng có ý nghĩa thời sự cấp thiết hơn bao giờ hết.