Hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya
Pleaseeeeeeee, giúp mik với!!
soạn bài cảnh khuya
giúp mk với mai cô thao giảng bắt soạn bài
* Bố cục
Cảnh khuya
- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc
- Phần 2 (hai câu cuối): tâm trạng nhà thơ
Rằm tháng riêng
- Phần 1 (hai câu đầu): cảnh đêm trăng tròn
- Phần 2 (hai câu cuối): hoạt động cách mạng trong đêm trăng.
Câu 1 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt
- Đặc điểm:
+ Mỗi dòng có 7 chữ
+ Mỗi bài thơ có 4 câu
+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của dòng 1- 2- 4
Ngắt nhịp: Câu 1: 3/4
Câu 2 và 3 ngắt nhịp 4/3
Câu 4 ngắt nhịp 2/5
Rằm tháng giêng: Toàn bài ngắt nhịp 4/3
Câu 2 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Hai câu thơ trong bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng
+ Tiếng suối so sánh giống như tiếng hát trong trẻo xa vọng trong đêm như tiếng hát: gợi sự ấm áp, gần gũi.
+ Hình ảnh đặc sắc trong câu thơ thứ hai gợi lên hình ảnh bức tranh với sự giao hòa của ánh trăng với cảnh vật
+ Với một từ “lồng” được sử dụng tới hai lần, nhấn mạnh vào sự hòa quyện giữa ánh trăng với dáng cây cổ thụ
→ Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc huyền ảo, lung linh, vừa có hình ảnh lại có cả âm thanh êm ái, trong sáng.
Câu 3 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Hai câu thơ cuối bài: cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên
- Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên Tây Bắc tươi đẹp
- Câu thơ cuối cũng khắc họa hình ảnh vị lãnh tụ trăn trở, mất ngủ vì dân, vì nước của Bác
Câu 4 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Không gian được miêu tả trong bài thơ
+ Không gian rộng lớn của dòng sông và bầu trời, tràn ngập ánh sáng của trăng.
+ Hình ảnh ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã nhấn mạnh tới vẻ đẹp của đêm trăng rằng, hơn nữa đây lại là mùa trăng đầu tiên trong năm chứa sự tinh khôi.
+ Sức sống mùa xuân: sông xuân, trời xuân, nước xuân
→ Cảnh đêm trăng được miêu tả vẫn phơi phới đẹp và đầy sức sống
- Cách miêu tả:
+ Không miêu tả chi tiết cụ thể
+ Đặc tả vào sự giao hòa giữa không gian trăng với cảnh vật
- Câu thơ thứ hai đặc biệt ở chỗ:
+ Ba chữ xuân nối tiếp: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên
+ Thể hiện sự tràn đầy sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy, chuyển động lớn dần
Bài thơ Nguyên tiêu gợi nhớ đến những câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế
+ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Trương Kế nói tới hình ảnh con thuyền trên sông nước.
Sự khác nhau:
+ “Người khách” ghé thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn)
+ “Người khách” trong bài Rằm Tháng Giêng là ánh trăng bát ngát, mênh mông, đượm tình
Câu 6 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn khi vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nguy nhưng bài thơ Rằm tháng giêng vẫn tái hiện được phong thái ung dung của Bác
+ Phong thái ung dung khi thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên trong mọi hoàn cảnh
+ Hình ảnh trong cả hai bài thơ có vẻ cổ điển: con thuyền, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung
Cả hai bài thơ đều khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Cộng sản yêu nước, hết lòng vì dân vì nước
Câu 7 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cả hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng có nét riêng biệt khác nhau
+ Trong bài cảnh khuya vẻ đẹp ánh trăng đã được nhân hóa, trăng lồng vào bóng cây cổ thụ để in hình trên mặt đất.
+ Tiếng suối trong đêm trong trẻo, vang vọng như càng làm cho trăng trở nên thơ mộng hơn.
- Rằm tháng giêng miêu tả hình ảnh trăng xuân, mang không khí và sư vị của mùa xuân
+ Cảnh dòng sông trăng, con thuyền nhỏ trong sương khói
+ Sự đặc biệt phải nói tới chính là sự chan hòa của hình ảnh ánh trăng như đong đầy trên cả con thuyền.
Luyện tập
Một số câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên
Ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Tin thắng trận
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về
Thư Trung thu 1951
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung...
Vietjack and Loigiaihay xin hân hạnh tài trợ câu hỏi này!
#Choi_Tổng's
Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hai bài phiên âm được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần chân ở câu 1-2-4. Với Cảnh khuya ngắt nhịp 3/4 (câu 1), 4/3 (câu 2 và 3), 2/5 (câu 4); còn Rằm tháng giêng ngắt nhịp 4/3 toàn bài.
Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hai câu thơ đầu bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya với cách so sánh thể hiện sự tinh tế tạo sự trẻ trung, gần gũi. Hình ảnh “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, một không gian lung linh, huyền ảo, sống động ánh trăng.
Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Hai câu cuối của bài Cảnh khuya biểu hiện sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả. Bác chưa ngủ không chỉ vì thiên nhiên mà còn vì tấm lòng lo dân lo nước.
- Trong hai câu ấy có từ “chưa ngủ” được lặp lại, đó là nỗi băn khoăn về vận nước, đó là tấm lòng thiết tha vì dân vì nước.
Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Rằm tháng giêng miêu tả một không gian rộng lớn với bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng được miêu tả khái quát từ gần tới xa, từ thấp lên cao.
- Câu thơ thứ hai lặp lại ba lần chữ “xuân” thể hiện sự tràn đầy sắc xuân, sức xuân, sức sống ùn ùn trỗi dậy, mùa xuân chuyển động lớn dần, lớn dần.
Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến bài thơ Phong kiều dạ bạc của Trương Kế trong thơ cổ Trung Quốc : Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (trong Phong kiều dạ bạc) với câu thơ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (trong Nguyên tiêu) đều nói về lúc đêm khuya, về thuyền, về sông nước.
Câu 6 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hai bài thơ biểu hiện tâm hồn thơ mộng, yêu thiên nhiên, say đắm, hòa mình vào ánh trăng núi rừng. Thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác.
Câu 7* (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Trăng trong Cảnh khuya : cảnh trăng ngàn gió núi, cảnh lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện.
- Trăng trong Rằm tháng giêng : là trăng xuân, cảnh trăng trên sông, con thuyền nhỏ, không gian bát ngát tràn sức xuân.
Hướng dẫn soạn bài " Cảnh ngày hè" - Nguyễn Trãi - Văn lớp 10
Câu 1 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ:ề thiên nhiên: “đùn đùn”, “giương”, “phun”. Từ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra, giương rộng ra; từ phun gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu, xen vào đó là mùi hương thơm ngát của hoa sen trong hồ. Cảnh vật được miêu tả với những động từ mạnh thể hiện một sức sống mãnh liệt như có một cái gì đó thôi thúc bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy.
Câu 2 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Bức tranh ngày hè có sự kết hợp giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật với con người một cách hài hòa, sinh động. Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng. Hương hoa sen kết hợp với khung cảnh ấy khiến không gian tràn đầy sức sống. Và trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động. Tiếng “lao xao” của làng chài cùng tiếng ve râm ran tạo ra không khí nhộn nhịp, tràn đầy sức sống.
Câu 3 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Để thấy được toàn bộ vẻ đẹp của cảnh ngày hè, tác giả không chỉ dùng thị giác mà còn cảm nhận bằng thính giác và khứu giác. Không những nhìn thấy màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa thạch lựu, tác giả còn nghe thấy âm thanh lao xao của chợ cá, tiếng của ve kêu và ngửi thấy mùi thơm của hoa sen mùa hè. Thi nhân dường như mở rộng tất cả các giác gian để đón nhận thiên nhiên, để cảm nhận thiên nhiên và giao hòa cùng thiên nhiên, làm cho bức tranh thiên nhiên trong bài thơ trở nên tinh tế, sống động.
Qua đây, ta thấy được một tình yêu đối với thiên nhiên hay nói rộng hơn là qua việc thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên tác giả muốn nói lên tấm lòng của mình đối với nhân dân, đất nước.
Câu 4 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Tâm sự của nhà thơ:
Hai câu thơ cuối thể hiện ước muốn của tác giả, là điểm hội tụ nội dung tư tưởng của cả bài thơ. Tác giả ước mình có “Ngu cầm” – cây đàn của vua Ngu Thuấn – gảy lên khúc hát Nam phong, khúc hát về sự ấm no cho trăm họ. Câu thơ này thể hiện ước muốn về một đất nước thái bình, người dân được tham gia lao động, có cuộc sống hạnh phúc để “dân giàu đủ” ở “khắp đòi phương”. Câu thơ cuối với sáu chữ với nhịp thơ nhanh như giải phóng tất cả nỗi niềm mà tác giả dồn nèn ở những câu thơ trên. Suy cho cùng, cái mà Nguyễn Trãi hướng đến luôn là nhân dân xã tắc chứ không chỉ đơn thuần là cảnh đẹp “nhàn” khi đi ở ẩn.
Câu 5 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân. Nguyễn Trãi – một nhân vật lịch sử với một tấm lòng trung quân ái quốc, người đã từng viết lên áng thiên cổ hùng văn của dân tộc đã buộc lòng về ở ẩn bởi bất mãn trước thời cuộc. Trong lòng ông không lúc nào nguôi đi nỗi thương dân. Và trong bài thơ này, tuy chỉ bộc lộ tình thương cho nhân dân ở hai câu thơ cuối là chủ yếu, nhưng qua tất cả những câu thơ còn lại ta cũng thấy được ước muốn của ông khi miêu tả những vẻ đẹp thôn quê cùng vẻ đẹp của con người lao động.
Câu 1:
Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ: đùn đùn, giương, phun. Từ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra, giương rộng ra ; từ phun gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu. Cảnh vật được miêu tả với sức sống mãnh liệt. Như có một cái gì đó thôi thúc bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy khiến cho màu xanh của lá hòe đùn đùn lên và tán giương lên che rợp, khiến cho cây lựu ở hiên nhà phun ra màu đỏ. Thiên nhiên hiện lên sống động vô cùng.
Câu 2:
Bức tranh ngày hè có sự kết hợp giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật với con người một cách hài hòa, sinh động. Màu xanh của tán cây hòe làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu, tiếng lao xao của chợ cá hòa lẫn với tiếng ve kêu, trong không gian đầy sức sống ấy, con người (ngư dân làng chài) cũng đang nhộn nhịp với cuộc sống của mình.
Câu 3
Cảnh ngày hè là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện tấm lòng ưu ái của Nguyễn Trãi đối với thiên nhiên. Tác giả đã cảm nhận thiên nhiên không những bằng thị giác mà còn bằng thính giác, khứu giác. Không những nhìn thấy màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa thạch lựu, tác giả còn nghe thấy âm thanh lao xao của chợ cá, tiếng dắng dỏi của ve kêu và ngửi thấy mùi thơm của hoa sen mùa hè. Thi nhân dường như mở rộng tất cả các giác gian để đón nhận thiên nhiên, để cảm nhận thiên nhiên và giao hòa cùng thiên nhiên, làm cho bức tranh thiên nhiên trong bài thơ trở nên tinh tế, sống động.
Câu 4: Tâm sự của nhà thơ:
Sắc thái của cảnh vật trong bức tranh về sự sống mùa hè đã cho thấy tâm trạng phấn chấn trước vẻ đẹp của cuộc sống đã "phá vỡ" cái tĩnh tại của cuộc sống nhàn dật thuần tuý, qua đó bộc lộ niềm quyến luyến, thiết tha lớn với cuộc đời. Nỗi lòng của nhà thơ đối với đời, với cuộc sống nhân dân hiện ra rõ nét ở hai câu cuối bài. Ông nói đến cây đàn của Ngu Thuấn với mong ước thanh bình, no đủ cho muôn dân. Niềm tha thiết, gắn bó với đời được cụ thể bằng niềm mong mỏi giàu đủ cho nhân dân. Ngay cả trong không gian nhàn dật, ý thức nhập thế, giúp đời luôn thường trực trong tâm hồn Nguyễn Trãi.
Hướng dẫn soạn bài " Bài ca phong cảnh Hương Sơn" - Chu Mạnh Trinh - Văn lớp 11
I. Tác giả và tác phẩm
1. Tác giả Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị, tổng Lễ Sở, huyện Đông Yên, đỗ tiến sĩ năm 1892. Ông là người tài hoa, không chỉ có tài làm thơ Nôm mà còn có tài về kiến trúc, đã từng tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Chu Mạnh Trinh để lại một số tác phẩm như Thanh Tâm tài nhân thi tập, Tổng vịnh và vịnh 20 hồi Truyện Kiều, Bài tựa Truyện Kiều và một số bài thơ tả cảnh Hương Sơn.
2. Tác phẩm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn được viết theo thể hát nói, gồm 19 câu, có thể chia làm ba phần: - 4 câu đầu: cái hăm hở như là tiếng reo vui gặp gỡ khi đến với Hương Sơn. - 10 câu tiếp theo: miêu tả cảnh đẹp mĩ lệ của quần thể nhiều tầng ở Hương Sơn. - Năm câu cuối: cảm nghĩ của tác giả trước cảnh đẹp của Hương Sơn. Đây là một trong ba bài thơ Chu Mạnh Trinh viết về Hương Sơn vào dịp ông trông coi trùng tu, tôn tạo quần thể danh thắng này. Bài thơ ca gợi phong cảnh đẹp của quần thể danh thắng Hương Sơn gồm gần 20 di tích, trong đó động Hương Tích được xem là Nam thiên đệ nhất động. Lần theo bài thơ, ta như lạc vào một cảnh Bụt, nơi chim cúng trái, cá nghe kinh, đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt và nhất là đường lên động Hương Tích: thẳm một hang lồng bóng nguyệt, gập ghềnh mấy lối uốn theo mây. Cái đẹp của Hương Sơn là cái đẹp của một quần thể nhiều tầng thiên tạo lẫn với nhau tạo và đặc biệt là cái đẹp trong bầu không khí thoát tục đượm vị thiền – đã khiến nhà thơ phải thốt lên tận đáy lòng mình: càng trông phong cảnh càng yêu.
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Không khí thoát tục ở Hương Sơn
Cảnh Hương Sơn được miêu tả từ xa đến gần: trong rừng mai chim chóc thỏ thẻ như đang dâng hoa quả cúng Phật; ở khe Yến cá lững lờ như say lời tụng niệm. Tiếng chuông ngân lên làm cho khách viễn du như say mộng huyền ảo mùi thiền. Cái đẹp của Hương Sơn trước hết là vẻ đẹp của thiên nhiên hòa trong khung cảnh thiêng liêng chốn cửa Phật. Giật mình nhưng vẫn trong giấc mộng cho thấy khách sợ say vì đạo, say vì cảnh. Cảnh thiêng liêng làm cho kẻ phàm tục có cảm tưởng như trút bỏ được mọi ưu phiền, lo toan trần thế để lắng đọng tâm linh cho thanh khiết, thánh thiện hơn
Câu 2. Vẻ đẹp thiên nhiên
Với nét bút tài hoa, nhà thơ đã chọn nhiều tinh từ và trạng từ để gợi tả hình ảnh: lững lờ, long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh. Cảnh vật ở đây càng sống động hơn với các hình ảnh chim cúng trái, cá nghe kinh, làm cho khách viễn du phải hỏi, giật mình, trông lên… Điệp từ này tạo ấn tượng trùng điệp, hùng vĩ của suối, chùa, hang, động: Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng Này hang Phật tích, này động Tuyết Quynh. Hình ảnh một quần thể thắng cảnh độc đáo hiện lên với nhiều màu sắc của đá trông như gấm dệt. Đường nét và hình ảnh cũng tạo cho con người cảm giác siêu thoát: Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệtm Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây. Hang lồng bóng nguyệt là hang sâu, ban đêm thường có ánh trăng rọi vào. Lối uốn thang mây là lối đi quanh co lên đỉnh núi như bậc thang. Cả hai đều là hình ảnh thực, nhưng đều mang lại vẻ huyền bí, huyền ảo làm cho con người dễ say sưa với vẻ huyền bí đó.
Câu 3. Suy niệm của tác giả
Từ sự rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tác giả nghĩ về một khung cảnh rộng lớn hơn, đó là giang sơn, đất nước: Chừng giang sơn còn đợi ai đây. Có thể mày sắc của Phật pháp tô điểm thêm nét đẹp đặc biệt của Hương Sơn nhưng cũng chính là làm đẹp thêm vẻ đẹp của đất nước. Đó là lời thơ ca ngợi đất nước của Chu Mạnh Trinh. Với nghĩa tường minh trong câu cuối cùng, nhà thơ cho thấy tâm trạng đối với đất nước của mình. Qua cảnh Hương Sơn, nhà thơ càng yêu mến quê hương, đất nước hơn.
ai soạn giúp rằm tháng giêng và cảnh khuya với
Tham khảo!
https://vietjack.com/soan-van-7/canh-khuya-ram-thang-gieng.jsp
Hướng dẫn soạn bài "Tức cảnh Pác Pó" - Hồ Chí Minh - Văn lớp 8
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :
- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…
Câu 2 ( trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :
- Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước
- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :
+ "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên
+ "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.
+ "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
→ Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.
- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:
+ Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.
+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.
+ "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.
→ Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.
Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)::
Thú vui "lâm tuyền" của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:
- Giống nhau:
+ Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.
+ Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.
- Khác nhau:
+ Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ "an bần lạc đạo".
+ Hồ Chí Minh: ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Người hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.
Hướng dẫn soạn bài:
Câu 1 (trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :
- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…
Câu 2 ( trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :
- Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước
- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :
+ "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên
+ "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.
+ "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
→ Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.
- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:
+ Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.
+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.
+ "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.
→ Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.
Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)::
Thú vui "lâm tuyền" của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:
- Giống nhau:
+ Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.
+ Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.
- Khác nhau:
+ Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ "an bần lạc đạo".
+ Hồ Chí Minh: ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Người hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.
I. VỀ TÁC PHẨM
1. Hoàn cảnh sáng tác
Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó - một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; với những sinh hoạt hằng ngày rất đạm bạc. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
2. Thể loại
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Thể thơ này chỉ có một khổ gồm bốn câu (tứ tuyệt), mỗi câu bảy chữ (thất ngôn) rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đã được du nhập và trở thành một trong những thể thơ phổ biến của văn học trung đại Việt Nam.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Có thể kể tên một số bài thơ cùng thể thơ với bài này đã học như: Sông núi nước Nam, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Xa ngắm thác núi Lư, Cảnh khuya, Rằm tháng riêng,…
2. Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu. Làm cách mạng và được sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh
Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,…không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả. Bài thơ cho thấy cá nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.
3*. Nguyễn Trãi từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn sơn ca. Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui thú đó. Thế nhưng “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi, ấy là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”. Ở Hồ Chí Minh, cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng).
III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài thơ diễn tả những hoạt động hằng ngày của Bác thời kì hoạt động ở Pác Bó - Cao Bằng. Qua bài thơ, Bác đã thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tinh thần cách mạng triệt để qua giọng điệu lạc quan xen lẫn nét cười hóm hỉnh. Cho nên, đọc bài thơ bằng giọng điệu nhẹ nhàng, tránh lên gân, nhấn mạnh từ ngữ một cách không cần thiết. Chú ý đọc đúng nhịp 4/3, riêng câu 2 có thể tách thành nhịp 2/2/3.
Hướng dẫn soạn bài " Cảnh ngày xuân" - Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du - Văn lớp 9
Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời xuân trong sáng, thảm cỏ non xanh mượt mà của bức tranh xuân điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sư hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả hòa quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ "điểm" làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có tâm hồn, không tĩnh tại. Trong đoạn thơ cùng với bút pháp ước lệ vừa gợi thời gian vừa gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình gợi tả màu sắc, đường nét, cái hồn của cảnh vật.
Câu 2: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh được gợi tả trong tám câu thơ tiếp:
- Phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh)
- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ:
+ Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân.
+ Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu.
+ Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.
Câu 3:
Sáu câu cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu như bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng. Mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thần, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lắng dần. Cảnh thay đổi bởi không gian, thời giant hay đổi, và cảnh lúc này được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy: "tà tà", "thanh thanh", "nao nao" không chỉ gợi ta sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Từ "nao nao" như nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Đó là cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn man mác dịu nhẹ.
Câu 4:
Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.
Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo.
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Bố cục:
- Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp.
- Phần 2 (tám câu thơ tiếp theo): Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
- Phần 3 (sáu câu thơ cuối): Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
Hướng dẫn soạn bàiCâu 1:
Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời xuân trong sáng, thảm cỏ non xanh mượt mà của bức tranh xuân điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sư hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả hòa quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ "điểm" làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có tâm hồn, không tĩnh tại. Trong đoạn thơ cùng với bút pháp ước lệ vừa gợi thời gian vừa gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình gợi tả màu sắc, đường nét, cái hồn của cảnh vật.
Câu 2: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh được gợi tả trong tám câu thơ tiếp:
- Phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh)
- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ:
+ Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân.
+ Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu.
+ Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.
Câu 3:
Sáu câu cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu như bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng. Mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thần, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lắng dần. Cảnh thay đổi bởi không gian, thời giant hay đổi, và cảnh lúc này được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy: "tà tà", "thanh thanh", "nao nao" không chỉ gợi ta sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Từ "nao nao" như nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Đó là cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn man mác dịu nhẹ.
Câu 4:
Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.
Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo.
Luyện tậpCâu 1 (trang 87 SGK):
+ Nguyễn Du đã tiếp thu ý tưởng từ câu thơ câu thơ cổ Trung Quốc để miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân. Bức tranh mùa xuân ở hai câu thơ hiện lên với những nét vẽ tương đồng với nhau:
→ Cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la, ngút ngàn (cỏ thơm liền với trời xanh - cỏ non xanh tận chân trời).
→ Cành lê với những bông hoa lê trắng điểm xuyết.
+ Sự sáng tạo của Nguyễn Du so với cổ nhân thể hiện tập trung ở câu thơ thứ hai.
→ Ở câu thơ cổ Trung Quốc chỉ đơn thuần là miêu tả lại trên cành lê nở mấy bông hoa.
→ Câu thơ "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" của Nguyễn Du đặc biệt nhất mạnh vào bút pháp chấm phá điểm xuyết. Trọng tâm trong bức tranh của Nguyễn Du chính là những bông hoa lê trắng giữa nền xanh bao la của đất trời. Tác giả đã sử dụng phép đảo ngữ, đặt động từ "điểm" lên trước cụm danh từ "một vài bông hoa".
Câu 2 (trang 87 SGK): Học thuộc lòng đoạn thơ
Ý nghĩa - Nhận xét- Qua đoạn trích, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, lễ hội ngày xuân tươi đẹp trong sáng.
- Đồng thời, học sinh phân tích được những giá trị nghệ thuật thể hiện qua từ ngữ và bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của đại thi hào Nguyễn Du.
Hướng dẫn soạn bài " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" - Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Tần Côn
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII. Ngoài tác phẩm chính " Chinh phụ ngâm", ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán.
2. Tác phẩm
Đặng Trần Côn là người hiếu học, tài ba. Đoàn Thị Điểm là nữ sĩ có tài thơ phú nổi tiếng từ nhỏ. Bà đã dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn một cách tài hoa. Tác phẩm có giá trị tố cáo chiến tranh, bênh vực quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Chinh phụ ngâm đánh dấu một đỉnh cao mới về ngôn ngữ văn học tiếng Việt.
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nói lên tâm sự, nỗi lòng người chinh phụ trong cảnh lẻ loi, cô đơn khủng khiếp, đồng thời thể hiện khát vọng vô cùng mãnh liệt được sống trong tình yêu và hạnh phúc, một khát vọng khẩn thiết đến đau đớn. Ý nghĩa chống chiến tranh phong kiến phi nghĩa toát lên một cách khách quan từ bi kịch này. Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng vô cùng phong phú và tinh tế. Thể thơ song thất lục bát mà bản dịch sử dụng rất phù hợp với nhu cầu diễn tả nội tâm đau khổ, sầu muộn của con người. Lời than trực tiếp của nhân vật trữ tình với cách dùng ngôn ngữ, các biện pháp tu từ nhất là những từ láy và phép điệp ngữ liên hoàn đã tạo nên giọng điệu bi thiết của đoạn trích
II. Trả lời câu hỏi
1. Trong thơ ca trung đại, thủ pháp tả cảnh ngụ tình là một trong những thủ pháp nghệ thuật khá quen thuộc.
Ở trong đoạn trích này, tác giả cũng dùng các yếu tố ngoại cảnh cóa tương quan với tâm trạng để diễn tả những biến thái tinh vi trong tâm hồn của nhân vật. Trong những đêm cô đơn, buồn khổ, người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư.
Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc cháy rụi thành than hồn rực như hoa. Thời gian cứ thế trôi qua đau nhói còn nỗi tuyệt vọng kia cứ cháy ngày một tăng, Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét như chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người. Màn đêm sâu thẳm, âm u và tĩnh mịch còn được điểm thêm vào bởi những tiếng gà eo óc suốt năm canh. Tiếng gà là âm thanh duy nhất trong đêm nhưng nó ngay lập tức bị chìm đi trong cái tô tịch của đêm. Điểm thêm vào bức tranh sầu muộn ấy là bóng cây hòe thế nhưng nó cũng chỉ lại gợi ra thêm cảm giác hoang vắng và đáng sợ mà thôi. Cảnh vật quạnh hiu bởi lòng người đang sầu đau tê tái vì nỗi nhỡ mong và sự khát khao hạnh phúc đang tràn ngập trong lòng. Âu đó cũng là cái quy luật tâm lí chung của con người mà Đặng Trần Côn đã viết :
" Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun"
2. Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ
- Người chinh phụ ngày ngày không lúc nào nguôi ngóng trông chông, rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại trong hiên vắng để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo người chồng sắp trở về nhưng vẫn bặt tin.
- Đêm đêm, nàng lại thức cùng ngọn đèn leo lét với màn đêm hoang vắng và cô tịch trong sự đợi mong đến tiều tụy
- Vì quá buồn đau, người chinh phụ cũng chẳng thiết tha gì với bản thân
3. Người chinh phụ buồn đau, thất vọng vì :
- Lo lắng cho sự an nguy của người chồng nơi chiến trận
- Tuổi trẻ qua đi vội vã ( hạnh phúc và tình yêu cũng sẽ mất theo - khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi)
- Niềm tin vào cuộc sống tương lai mỏng manh và mờ nhạt
4. Hãy cho biết vì sao người chinh phụ đau khổ?
Đoạn trích diễn tả nỗi đau khổ tột đỉnh của người chinh phụ, đau khổ ở mọi nơi, mọi lúc, đau khổ trải ra trong không gian và dằng dặc theo thời gian. Nàng nhìn đâu cũng chỉ thấy tình cảnh lẻ loi của bản thân mình. Nỗi lạnh lẽo, buốt giá từ cõi lòng người chinh phụ đã trùm lên ngoại cảnh, len lỏi vào các sự vật,... khiến nàng thốt lên những lời sầu tủi bi thiết.
Nguyên nhân dẫn tới nỗi đau khổ của người chinh phụ thật dễ hiểu. Chồng nàng đi chinh chiến nơi chiến địa sa trường đã mấy mùa xuân bặt vô âm tín. Người chinh phụ đã phải chờ đợi,... chờ đợi,... và chờ đợi đến héo mòn tuổi xuân, tưởng có lúc tuyệt vọng hoàn toàn. Người chinh phụ càng khát khao đoàn tụ, khát khao cuộc sống vợ chồng bao nhiêu lại càng rơi vào tình cảnh tuyệt vọng bấy nhiêu. Đó là bi kịch khiến người chinh phụ đau khổ, bất hạnh.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến nỗi đau khổ của người chinh phụ chính là cuộc chiến tranh phi nghĩa mà vì nó vợ chồng nàng phải xa nhau, chồng nàng có nguy cơ bỏ mình nơi chiến địa. Chiến tranh phong kiến phi nghĩa "dãi thây trăm họ làm công một người" đã làm cho bao gia đình tan nát, bao tổ ấm trở nên lạnh lẽo. Bi kịch của người chinh phụ, vì thế là bi kịch có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa một cách mạnh mẽ và sâu sắc đồng thời qua đó cũng toát lên tiếng nói nhân đạo lớn lao của tác phẩm.
5. Đọc diễn cảm đoạn trích (nếu ngâm được càng tốt). Hãy nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát (có so sánh với các thể thơ mà anh (chị) biết).
Thể thơ song thất lục bát là một thể thơ truyền thống của dân tộc ta. Bản thân cách cấu tạo câu thơ và vần luật của nó cũng đã tạo nên một thứ nhạc điệu lên bổng xuống trầm một cách linh hoạt, có khả năng diễn tả tài tình những cung bậc khác nhau của tâm trạng con người. Phan Huy Chú cũng đã dịch Tì bà hành của Bạch cư Dị sang thể thơ này, Nguyễn Du dùng thể thơ này để khóc cho "thập loại chúng sinh” trong Văn chiêu hồn,...
Chinh phụ ngâm là khúc ngâm dài diễn tả mọi cung bậc của nỗi buồn triền miên ở người chinh phụ. Nguyên tác của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ Hán, theo thể đoản trường cú (câu ngắn, câu dài xen nhau). Người dịch giả tài hoa - Đoàn Thị Điểm - với một nỗi cảm thông kì lạ với nỗi lòng người chinh phụ đã dịch tác phẩm của Đặng Trần Côn sang bản chữ Nôm với thể thơ song thất lục bát thật vô cùng đắc địa. Có thể nói, chính nội dung tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình và sự đồng cảm cao độ của người nghệ sĩ đã bắt gặp thể thơ song thất lục bát như một định mệnh để rồi tất cả tiếng lòng sầu thương ai oán của người chinh phụ đã được tấu lên với giọng cao thấp, bổng trầm mà khó có thể thơ nào có thể diễn tả được như thể.
Nếu khúc ngâm được viết bằng thể thơ khác thì chắc chắn hiệu quả biểu đạt sẽ không bằng thể song thất lục bát. Gần hơn cả với thể thơ này là thể thơ lục bát. Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ này vì đó là một tiểu thuyết bằng thơ. Chinh phụ ngâm là một khúc ngâm có tính "độc diễn" tâm trạng. Nếu sử dụng thể thơ lục bát sẽ không tránh khỏi giọng đều đều bằng phẳng. Thể song thất lục bát đã khắc phục được điều đó.
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngoài nhạc điệu vốn có của thể thơ song thất lục bát, giọng sầu thương bi thiết còn được tạo nên bởi cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả nỗi buồn, tình cảnh lẻ loi; các từ láy cùng với biện pháp điệp từ ngữ, lối đối cũng góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên giọng điệu sầu bi ấy. Điều quan trọng là tâm trạng buồn đau tê tái của người chinh phụ và sự đồng cảm đến tận cùng của tác giả đã cộng hưởng cùng với thể thơ và các thủ pháp nghệ thuật tạo nên giọng điệu riêng của tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng vì xét đến cùng thì giọng điệu thơ chính là giọng điệu của tâm hồn
giúp mik soạn bài TLV trả bài văn tả cảnh mà bài ý có phải soạn ko nhỉ :))
mời bạn tham khảo:
Gió nhè nhẹ thổi, ánh nắng ửng hồng, mang theo sự ấm áp mỗi khi xuân về. Em bước ra vườn khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Trên những chậu kiểng trước sân, những giọt sương long lanh như hạt kim cương đọng trên những chiếc lá xanh mướt. Mưa xuân như rắc bụi, cây cỏ hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng. Nhìn lên ngọn đồi trước mặt, em thấy cỏ non tua tủa mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Hoa hồng, hoa mẫu đơn, hoa thược dược thi nhau khoe sắc thắm. Trên những luống hoa có nhiều bướm vàng và chuồn chuồn bay lượn chập chờn. Đâu đâu cũng ngửi thấy hương hoa, hương của đất trời, thơm đến xao xuyến lòng. Trên các dòng sông, dòng kênh, lòng máng, nước trong vắt, dâng đầy như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng thêm xanh. Lúa, ngô, khoai xanh một màu trải rộng đón tận chân trời. Trên bầu trời xanh, én bay lượn từng đàn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những dãy núi xanh thẳm nhô lên như bức tường thành trập trùng tiến bước. Thôn xóm đông vui như ngày hội, tiếng hát, tiếng hò của các cô thôn nữ vọng lên sau luỹ tre làng; ngọt ngào sắc xuân.
TL
tui còn 1 câu hỏi nữa ai rảnh làm hộ k to
Hướng dẫn soạn bài " Nói với con" - Y Phương - Văn lớp 9
1. Y Phương là một nhà thơ dân tộc Tày. Ông sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương từng có thời gian trong quân ngũ từ 1968 - 1981. Từ năm 1993, Y Phương là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng. Hiện ông sống tại Hà Nội.
2. Thơ Y Phương là tiếng lòng của một tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng.
3. Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.
- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.
Theo bố cục, nhất là theo diễn biến tâm trạng của nhà thơ, có thể thấy nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.
4. Trong bốn câu thơ đầu, bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.
Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ. Thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những "người đồng mình", rất cần cù và tươi vui. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương.
Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".
5. Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình": không lo cực nhọc, sống vất vả mà gần gũi, khoáng đạt, gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo... Từ những phẩm chất ấy, có thể thấy "người đồng mình" (người quê mình) thật đẹp, thật đáng ca ngợi. Đó cũng chính là vẻ đẹp của quê hương. Là một thành viên của quê hương, con cần phải biết kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống ấy.
6. Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
7. Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”): tình yêu thương của cha mẹ và quê hương là cội nguồn sinh dưỡng nuôi lớn con.
- Phần 2 (những câu thơ còn lại): Niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và truyền thống đẹp đẽ của quê hương.
Hướng dẫn soạn bàiCâu 1:
Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.
- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.
Theo bố cục, nhất là theo diễn biến tâm trạng của nhà thơ, có thể thấy nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.
Câu 2: Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ:
Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười.Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương: con người và rừng núi quê hương. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".
Câu 3: Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" là:
- Dễ thương, giàu tình cảm (Người đồng mình thương lắm con ơi)
- Thủy chung, gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói)
- Hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc)
- Bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn - ... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương)
- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con)
Từ đó nhắc nhở con khi lên đường phải nhớ rằng "người đồng mình" yêu lắm, phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", và điều đặc biệt là không thể nhỏ bé, phải luôn đàng hoàng, bằng anh bằng em.
Câu 4:
Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
Câu 5:
Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.
Luyện tậpCâu hỏi (trang 74 SGK) :Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ, soạn một bài nói ngắn về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con.
Gợi ý trả lời: Bài nói có thể dựa trên những luận điểm chính như sau:
1. Lòng biết ơn của bản thân đối với tình cảm gia đình và sự chở che của mảnh đất quê hương đã sinh thành, nuôi lớn em.
2. Niềm tự hào sâu sắc với những truyền thống tốt đẹp của quê hương: chăm chỉ, cần cù, vượt lên mọi gian khổ, giàu sức sống.
3. Suy nghĩ về bài học mà cha nói với con: phải luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống, khắc phục những khó khăn, không được nản lòng, nhụt chí.
Ý nghĩa - Nhận xétQua bài thơ, học sinh cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mà tác giả Y Phương đã thể hiện, cụ thể là sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, từ đó tác giả gợi nhắc những tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống của con người.
Học sinh đồng thời cảm nhận được ý nghĩa của những đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút tác giả: những từ ngữ mang tính chất địa phương miền núi, chân chất, giản dị, những hình ảnh giàu sức gợi, giọng điệu thủ thỉ, tâm tình ngọt ngào.