sự thích nghi của động thực vật ở hoang mạc . Nêu VD
nêu đặc điểm hoang mạc, sự thích nghi thực vật ,động vật ở môi trường hoang mạc
giúp với
Nêu những hiểu biết của em về sự thích nghi của động vật, thực vật ở môi trường hoang mạc?
Tham khảo :
Cách thích nghi của thực vật | Cách thích nghi của động vật |
Lá cây: lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước | Ăn, uống:Thường kiếm ăn về đêm, sống nhờ khả năng chịu đói khát |
Thân cây: Dùng để dự trữ nước | Ngủ, nghỉ: Một số loài côn trùng, bò sát tự sống vùi mình trong cát hoặc các hang đá |
Rễ cây: những cái rễ to dùng để hút nước dưới lòng đất | Di chuyển: đi xa để tìm thức ăn nước uống |
tham khảo
Tăng cường: dự trự và chất dinh dưỡng cho cơ thể
*Thực vật:
- Rút ngắn chu kì sinh trưởng, lá biến thành gai hay bọc sáp, dài bóng. Dự trữ nước trong thân. Thân thấp lùn nhưng bộ rễ to và dài
*Động vật:
- Sống vùi mình trong cát, hốc đá, kiếm ăn vào ban đêm. Chịu đói khát giỏi, đi xa tìm thức ăn nước uống,...
tại sao nói khí hậu đới lạnh rất khắc nghiệt? nêu cách thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường đới lạnh?
tại sao nói khí hậu hoang mạc rất khắc nghiệt? nêu cách thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc ?
TK
những vấn đề của môi trường đới ôn hòa là
Ô nhiễm không khí
- Nguyên nhân:
+ Do sự phát triển công nghiệp, phương tiện giao thông
+ Sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử
+ Do hoạt động tự nhiên( bão cát, cháy rừng,..)
- Hậu quả:
+ tạo nên những trận mưa axit
+ tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi; băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao...
+ thủng tầng ozon.
ô nhiểm nước
- nguyên nhân:+ tập trung phần lớn các đô thị vào 1 dải đất rộng không quá 100 km chạy dọc ven biển
+ váng dầu ở các vùng biển
+ hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng với chất thải sinh hoạt ở các đô thị...
- Hậu quả:+ làm ô nhiễm nguồn nước biển
+ hiện tượng ''thủy triều đen''
+ ''thủy triều đỏ'' làm chết các sinh vật sống trong nước
+ thiếu nước sạch cho đời sống sinh hoạt và sản xuất
1. Hoang mạc thường phân bố ở đâu? Nêu các đặc điểm khí hậu của hoang mạc. Kể tên hoang mạc lớn nhất thế giới.
2. Thực vật và động vật thích nghi vơi môi trường khí hậu khô hạn, khắc nghiệt như thế nào?
3. Nêu đặc điểm của môi trường đới lạnh, sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường.
4. Nêu đặc điểm của môi trường vùng núi.
5. Trình bày sự khác nhau của lục địa và châu lục?
6. Nêu các căn cứ để phân loại các quốc gia và nhóm nước trên thế giới?
7. Trình bày các đặc điểm về vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản của Châu Phi?
8. Trình bày đặc điểm khí hậu Châu Phi. Giải thích vì sao khí hậu Châu Phi khô, nóng?
9. Nhận xét về sự phân bố các môi trường tự nhiên của Châu Phi. Giải thích vì sao có sự phân bố như vậy?
10. Trình bày đặc điểm dân cư và sự bùng nổ dân số ở Châu Phi. Nêu các nguyên nhân dẫn đến xung đột tộc người ở Châu Phi.
môi đới lạnh mạc vị trí,khí hậu (giải thích nguyên nhân) sự thích nghi của động thực vật. Giúp mình với.
1. Hoang mạc phân bố dọc hai bên đường chí tuyến
Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt
+ Mưa ít
+Biên độ nhiệt lớn
Nguyên nhân: Tồn tại áp cao quanh năm
+Nơi có dòng biển lạnh đi qua không khí khó bóc hơi,ngưng kết
+Sâu trong nội địa ít chịu ảnh hưởng của biển
a) Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa?
b) Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?
a)
- Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: Lượng mưa rất ít, biên độ nhiệt năm rất lớn. (0,5 điểm)
- So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa.
+ Hoang mạc ở đới nóng: Biên độ nhiệt năm cao nhưng có mùa đông ấm áp (nhiệt độ trung bình trên 10°C), mùa hạ rất nóng (trên 36°C). (0,75 điểm)
+ Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt nằm rất cao nhưng có mùa hạ không quá nóng (khoảng 20°C) và mùa đông rất lanh (đến -24°C). (0,75 điểm)
b)
Các đặc điểm của thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn là:
- Tự hạn chế sự mất nước. (0,5 điểm)
- Tăng cường dự trữ nước, dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể. (0,5 điểm)
Nêu đặc điểm vị trí, khí hậu và sự thích nghi của động, thực vật ở môi trường hoang mạc, đới lạnh?
Giúp em với :>>>
Tham khảo
+khí hậu khô hạn khắc nhiệt động thực vật nghèo nàn
+biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng
+động vật vùi mình trong cát, hốc đá, kiếm ăn vào ban đêm, có khả năng chịu đói khá tốt,...
+thực vật tự hán chế sự thoát hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng, rút ngắn thời kì sinh trưởng, lá biến thành gai, có bộ rễ to và dài.
nêu sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
Trả lời:
1) Sự thích nghi của ĐV ở môi trường đới lạnh:
-Cấu tạo:
+ Bộ lông dày
+ Mỡ dưới da dày.
+ Lông máu trắng(mùa đông).
-Tập tính:
+Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét.
+Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ.
2) Sự thích nghi của ĐV ở hoang mạc đới nóng:
-Cấu tạo:
+ Chân dài.
+Chân cao,móng rộng,đệm thịt dày.
+ Bướu mỡ lạc đà.
+Màu lông nhạt,giống máu cát.
-Tập tính:
+ Mỗi bước nhảy cao và xa.
+ Di chuyển bằng cách quăng thân.
+Hoạt động vào ban đêm.
+Khả năng đi xa.
+ Khả năng nhịn khát.
+Chui rút vào sâu trong cát.
nêu sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
giúp mình với
Động vật môi trường đới lạnh :
+ Cấu tạo : Bộ lông dày, lông màu trắng (mùa đông), có lớp mỡ dưới da dày.
+ Tập tính : Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét, hoạt động về ban ngày trong mùa hạ.
Động vật môi trường đới nóng :
+ Cấu tạo : chân dài, chân cao, móng rộng, đệm thịt dày, bướu mỡ lạc đà, màu lông nhạt giống màu cát.
+ Tập tính : mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân, hoạt động vào ban đêm, khả năng đi xa, khả năng nhịn khát, chui rúc sâu trong cát.
Nhận xét về thảm thực vật của môi trường hoang mạc. Nêu đặc điểm của thực vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường sống.
TK: Thực vật và động vật thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự mất nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. ...
2.
Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và khô hạn, động thực vật đã tự hạn chế sự mất hơi nước trong cơ thể như đối với thực vật thì biến thành gai, thân cây bọc sáp…đối với động vật thì chui vào hang, vùi mình xuống cát, kiếm ăn ban đêm.
Ngoài ra, còn tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đối với thực vật thì thân cây hình chai, rễ dài…động vật thì chịu đói, chịu khát giỏi, uống nhiều nước, chạy nhanh, đi xa để tìm nước…