Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Trúc Trần
Xem chi tiết
︵✰Ah
9 tháng 5 2020 lúc 21:06

Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tac giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.

Hoàng Huyền
Xem chi tiết
︵✰Ah
20 tháng 2 2021 lúc 15:55

Ý nghĩa :

Hồi hương nghĩa là trở về quê hương. Đây là lần trở về quê hương sau hơn 50 năm sinh sống, làm quan ở Trường An của tác giả. Đây là chuyến đi cuối cùng của cuộc đời ông, khi ông định cư ở quê hương mình cho đến cuối đời (dù thời gian không lâu).

Trịnh Long
20 tháng 2 2021 lúc 16:00

Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ

Lưu Quang Trường
20 tháng 2 2021 lúc 16:10

Ý nghĩa: tâm trạng đau xót khi về quê cũ mà lại bị người ở quê coi là "khách xa xứ" do đã lâu không về quê, nhưng cũng đồng thời nói lên tình yêu quê hương của tác giả.

Emma Watson
Xem chi tiết
ádad
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
2 tháng 12 2021 lúc 21:53

Tham khảo!

Nhan đề bài thơ của bài Hồi hương ngẫu thư là:

– Nhà thơ không định viết, không định làm thơ về tình cảm của mình với quê hương nhưng có duyên cớ khiến ông cầm bút lên và viết.

Nguyễn Hoàng Đào
Xem chi tiết
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
10 tháng 11 2019 lúc 16:21

-Về cơ bản,cả 2 bản dịch đều toát lên nội dung chỉnh của bài thơ.Tuy vậy bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ bám sát nguyên tác hơn,từng câu thơ tương đối rõ ý.Trong khi đó bản dịch của Trần Trọng San có những câu dịc chưa chuẩn,chưa toát lên hết ý của câu thơ

Khách vãng lai đã xóa
phạm thị phương linh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 8 2017 lúc 13:04

Giá trị nội dung:

Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ

Giá trị nghệ thuật:

   ●    Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

   ●    Giọng thơ hóm hỉnh, ngậm ngùi

   ●    Phép đối

   ●    Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và biểu cảm

Đào Thùy Trang
Xem chi tiết
Đào Thùy Trang
27 tháng 10 2016 lúc 20:25

v

Thu Giang
Xem chi tiết
Thời Sênh
19 tháng 11 2018 lúc 22:12

Nghệ thuật:

- Từ ngữ mộc mạc giản dị.

- Sử dụng phép đối.

- Giọng điệu vừa khách quan, hóm hỉnh, vừa ngậm ngùi.

Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu thắm thiết của tác giả với quê hương.

Dương Linh Chi
14 tháng 8 2017 lúc 19:49

*Nội dung: Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc,hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu que ehuowng thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày,trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.

*Đặc sắc về nghệ thuật:

-Biểu cảm gián tiếp thông qua yếu tố tự sự và miêu tả

-Sử dụng thành công phép đối

Tạo tình huống tự nhiên, giàu sức gợi

-giọng điệu thơ đa dạng mà vẫn thống nhất.

leuleu

Nguyễn Thị Hồng Nhung
14 tháng 8 2017 lúc 19:54

a. Nội dung
Cùng có chung chủ đề là tình cảm quê hương như bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch nhưng bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương lại có nét đặc sắc riêng.
Bài thơ bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của tác giả sau bao năm xa cách, nay được trở về thăm nhà, qua đó người đọc thấy được tình cảm quê hương thiết tha, sâu nặng của nhà thơ.

Tình cảm quê hương thể hiện trước hết ở ngay nhan đề: “ ngẫu thư” là ngẫu nhiên sáng tác , không có ý định trước, không có sự chuẩn bị trước, cảm xúc bất chợt đến và ghi lại. Điều đó chứng tỏ tình cảm quê hương luôn thường trực , luôn canh cánh, đau đáu trong lòng nhà thơ, nên ngay phút giây đầu trở lại quê nhà cảm xúc đã trào dâng, tự nhiên buột ra thành lời, thành ý.
- Hai câu thơ đầu nêu hoàn cảnh về quê qua lời kể kết hợp với tả nhưng lại bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Ở hai câu thơ này, phương thức thể hiện là biểu cảm qua tự sự, biểu cảm qua miêu tả, mục đích không phải để kể, không phải để tả mà là bộc lộ nỗi niềm tâm trạng. Một tâm trạng có phần ngậm ngùi. Ngậm ngùi vì thời gian xa quê quá dài, xa quê từ khi còn trẻ, về quê khi tuổi đã già, khoảng cách giữa trẻ - già, giữa “ li gia”- “hồi hương” là hơn nửa thế kỉ li biệt. Càng ngậm ngùi hơn khi cuối đời mới về quê thì sống với quê hương, ở tại quê nhà, thời gian còn được là bao!
Tình cảm quê hương đặc biệt sâu sắc ở câu thơ thứ hai. Để nhận ra điều này, cần thấy được mối quan hệ giữa cái đổi thay và điều không thay đổi. Cái đổi thay là “ tóc mai đã rụng”. Thời gian làm thay đổi con người về tuổi tác, sức lực. Điều không thay đổi là “giọng quê” vẫn như xưa. Thời gian không thể làm thay đổi giọng nói mang đặc điểm ngữ âm quê cha đất tổ của con người. “Giọng quê không đổi cũng có nghĩa là tình cảm quê hương bền vững trước thời gian, trước mọi biến thiên của xã hội, cuộc đời. “ Giọng quê không đổi” cũng có nghĩa là quê hương đã trở thành máu thịt của con người.
Hai câu thơ đầu là lời tự họa về chính mình, tự họa bên ngoài về tuổi tác, giọng nói, tự họa bên trong là tình cảm quê hương gắn bó tha thiết bền chặt.
- Hai câu thơ cuối nêu lên một hoàn cảnh đầy kịch tính, qua đó càng thấy hơn tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
Sự xuất hiện của các em nhỏ trong ngày tác giả về lại quê nhà là cảnh ngộ chân thực nhưng đồng thời tạo ra hoàn cảnh đầy kịch tính. Chân thực ở chỗ, nơi làng quê, khi có người lạ tới, các em nhỏ thường hồn nhiên vui cười chào hỏi, hoặc chỉ đường, hoặc kéo đến nhà để biết người đó là ai…Lại cũng rất chân thực ở chỗ, Hạ Tri Chương về quê lúc đã 86 tuổi, sau hơn nửa thế kỉ xa quê, bạn bè, người thân xưa kia dễ còn mấy ai và nếu còn thì đâu đã dễ nhận ra, nói gì đến các em nhỏ mới lớn. Tuy nhiên, hoàn cảnh lại chứa đầy kịch tính khi các em nhi đồng “tương kiến” (cùng gặp mặt) nhưng “ bất tương thức” (cùng không quen biết) và càng kịch tính hơn khi mình là người làng mà nay hóa thành “ khách”. Chính kịch tính này làm nổi bật lên tình cảm quê hương của tác giả.
Trước nụ cười ngây thơ, trong sáng và câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ: “Khách ở chốn nao lại chơi?”, nhà thơ bỗng thấy ngậm ngùi, thậm chí có phần xót xa. Nhìn hình thức bên ngoài thì hai câu cuối là lời kể mang sắc thái đùa vui hóm hỉnh, nhưng ẩn trong cái “ hài” là cái “bi”. Không ngậm ngùi, xót xa sao được khi giờ đây mình trở thành kẻ xa lạ với chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình? Không ngậm ngùi xót xa sao được khi chủ nhà lại thành khách xa, khách lạ? Chữ “ khách” đã trở thành nhãn tự của bài thơ. Một chữ “ khách” mà diễn đạt được những sắc thái tình cảm của tác giả trong ngày mới về lại quê nhà. Tính chất bi hài của câu cuối thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, xót xa “ cười ra nước mắt”, càng khắc họa rõ hơn tình cảm quê hương thiết tha, sâu nặng của Hạ Tri Chương.

b. Nghệ thuật
Bài thơ có cấu tứ ( cách tổ chức ý thơ) độc đáo: giữa hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có sự chuyển biến ý thơ bất ngờ mà vẫn hợp lí, tự nhiên. Hai câu thơ đầu nêu hoàn cảnh về quê qua lời kể kết hợp với tả, giọng điệu tự thuật. Hai câu thơ cuối nêu lên một hoàn cảnh đầy kịch tính, cũng qua lời kể kết hợp với tả, lời thơ mang sắc thái đùa vui, hóm hỉnh nhưng bộc lộ nỗi lòng đầy ngậm ngùi, xót xa. Sự ngậm ngùi, xót xa là nền tâm trạng của cả bài. Ý thơ của hai câu thơ đầu đều xây dựng trên nền tâm trạng ấy. Tác giả không trực tiếp bộc lộ tình cảm mà giọng điệu câu thơ mang nỗi niềm tâm trạng. Chính vid vậy mà ý thơ càng kín đáo sâu sắc thì lại càng có sức gợi mạnh mẽ
- Nghệ thuật đối được sử dụng linh hoạt có hiệu quả lớn: Ở hai câu thơ đầu đều có phép đối trong một câu thơ ( còn gọi là tiểu đối hoặc tự đối): “ Thiếu tiểu li gia”/ “lão đại hồi”; “Hương âm vô cải”/ “mấn mao tồi”. Nhà thơ không câu nệ việc đối lời (số chữ trong hai vế đối của câu thơ không bằng nhau: 4/3) mà coi trọng sự đối ý. Về phương diện này thì phép đối rất chỉnh : thiếu tiểu đối với lão, li gia đối với đại hồi; hương âm đối với mân mao; vô cải đối với tồi. Bao trùm lên tất cả sự tương phản giữa cái đổi thay (mái tóc) và điều khồn thay đổi (giọng nói quê hương). Tác giả đã lấy hồn quê. Nghệ thuật đối làm nổi bật lên tình cảm quê hương thiết tha, sâu nặng: con người sau hơn nửa thế kỉ xa quê mà giọng quê không đổi thì chứng tỏ chất quê nhà, hồn quê nhà đã thấm vào máu thịt, tình quê hương không lúc nào phai.
- Thủ pháp nghệ thuật “ ngụ bi ư hài” (gửi cái bi vào trong cái haig): ở hai câu thơ cuối, hình thứ bên ngoài là lời kể kết hợp với tả, mang giọng điệu đùa vui hóm hỉnh nhưng tận đáy lòng là nỗi ngậm ngùi, xót xa.