Những câu hỏi liên quan
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
13 tháng 12 2016 lúc 21:32

a) Về giáo dục:

- Quốc tử giám:mở rộng việc đào tạo con em quý tộc ,quan lại

- Các lộ, phủ, kinh thành: Quanh các lộ phủ ,kinh thành đều có trường công .

- Các kì thi:được tổ chức ngày càng nhiều

- Nhà giáo tiêu biểu:Chu Văn AN

b) Về khoa học - kĩ thuật

- Bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu:Gồm 30 quyển , là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta

- Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo:đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt

- Thầy thuốc Tuệ Tĩnh:là người thầy thuốc nổi tiếng

- Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán: Đặng Lộ là nhà thiên văn học đầu tiên của Việt Nam .Trần Nguyên Đán là tôn thất nhà Trần, dòng dõi Chiêu Minh vương Trần Quang Khải. Làm quan tới Tư đồ dưới thời các vua Trần Nghệ Tông, Trần Duệ TôngTrần Phế Đế, tước Chương Túc quốc thượng hầu. Nguyên Đán là người hiền từ, nho nhã, có phong cách của bậc quân tử thời xưa

- Hồ Nguyên Trừng và các thợ giỏi:.....................................mik ko rõ...........................................................................

Bình luận (6)
NGuyễn Tường Vy
13 tháng 12 2016 lúc 21:48

-Hồ Nguyên Trừng và các thợ giỏi : Đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn , có hiệu quả cao trong chiến đấu

P/S : Mấy câu trước có người trả lời đúng rồi nên mik ko trả lời lại nhé ! Mik chỉ trả lời câu bạn đó hk chắc thui !!!!! hihi

Bình luận (10)
Lynk Lee
3 tháng 12 2017 lúc 13:53

Cách mạng khoa học - kỹ thuật, còn được gọi là Cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, Cách mạng khoa học - kỹ thuật thế kỷ XX[1], Cách mạng kỹ thuật lần thứ hai[Gc 1], Cách mạng khoa học - kỹ thuật sau Thế chiến thứ hai[3], Cách mạng thông tin[4] là một khái niệm nói về những phát triển mang tính vượt bậc và bước ngoặt của khoa học và kỹ thuật diễn ra từ giữa thế kỷ 20, hoặc sau khi Thế chiến thứ hai (1939-45) kết thúc. Trên thực tế, "Cách mạng khoa học - kỹ thuật" là một khái niệm mới ra đời trong thế kỷ 20 và nội dung của khái niệm này có nhiều điều chưa được thống nhất trong giới học giả nói chung.[

ối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như các bước tiến về khoa học kỹ thuật trong lịch sử, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ XX bắt nguồn từ những nhu cầu càng lúc càng tăng cao của con người trong suốt tiến trình lịch sử trong khi sức lực và khả năng (sinh học) của con người có hạn không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu ngày càng tăng ấy, đồng thời tài nguyên thiên nhiên, vật liệu tự nhiên về số lượng và tính chất cũng có giới hạn, không thể đáp ứng những yêu cầu mới nảy sinh trong cuộc sống. Hơn thế nữa, trong cuộc sống hiện đại, các vấn đề về cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bùng nổ dân số, chiến tranh càng ngày càng cấp bách đòi hỏi những bước phát triển kịp thời của kỹ thuật, công nghệ để khắc phục những khó khăn và đáp ứng các đòi hỏi ngày càng gắt gao nhân loại. Đồng thời, do sống gắn bó chặt chẽ với các hiện tượng tự nhiên (gió, bão, mưa, sấm chớp, lũ lụt, động đất,...) và chịu nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực từ chúng, con người buộc phải đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học để hiểu rõ về tự nhiên nhằm khắc phục các tác hại và tận dụng các thuận lợi của tự nhiên cho mình.

Ngoài ra, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật từ giữa thế kỷ XX cũng đã có nền tảng vững chắc từ những phát triển mang tính bước ngoặt về khoa học từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, tỉ như lý thuyết nguyên tử hiện đại, cấu trúc về nguyên tử, thuyết tương đối và các thành tựu nổi bật khác trong vật lý, sinh học, hóa học,... Rất nhiều các phát minh lớn của thế kỷ XX như bán dẫn, tia laser, năng lượng hạt nhân, máy tính điện tử,... đều có liên quan đến những thành tựu khoa học này.

Cũng cần phải kể đến hai sự kiện mang tính bước ngoặt có tác dụng thúc đẩy việc đi sâu vào nghiên cứu khoa học. Thứ nhất, đó là cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-45), nó đặt ra yêu cầu phát triển các phương tiện chiến tranh tối tân hơn nhằm nâng cao tính cơ động, xây dựng mạng lưới chỉ huy và thông tin liên lạc hiệu quả (ra đa) cùng những vũ khí có sức sát thương lớn (bom nguyên tử, tên lửa). Và thứ hai, đó là cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 đã gây ra sự khủng hoảng toàn diện về cả kinh tế lẫn chính trị, đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong đó có việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - kỹ thuật theo chiều sâu nhằm giải quyết khủng hoảng và tiếp tục phát triển.

Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại có thể được chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ thập niên 1940 tới giữa thập niên 1970. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ cuộc khủng hoàng dầu mỏ năm 1973 đến nay, với đặc điểm khoa học kỹ thuật phát triển theo chiều sâu thay vì chiều rộng, trọng tâm đặt nhiều về việc phát triển về nghiên cứu các loại công nghệ và cách mạng về công nghiệp được nâng lên hàng đầu[Gc 2].[2][11]

Đặc tính[sửa | sửa mã nguồn]

So với cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại có nội dung phong phú, đa dạng và rộng lớn hơn rất nhiều. Sự phát triển vượt bậc không những diễn ra trong các ngành khoa học cơ bản (toán học, vật lý, sinh học, hóa học) mà còn thể hiện ở việc phát sinh của nhiều ngành khoa học, kỹ thuật mới như khoa học vũ trụ, điều khiển học; ngoài ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật còn đi sâu vào những lĩnh vực mới (thế giới vi mô, các vùng địa lý bí hiểm, bí mật của sự sống...) và hình thành nên ra các kỹ thuật mới, nguyên vật liệu mới, năng lượng mới mà các giai đoạn trước đó chưa từng tiếp cận hay hình dung được.

Một đặc tính khác của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại là vai trò chủ đạo và định hướng của khoa học trong sự phát triển của công nghệ và sức sản xuất. Nhìn lại giai đoạn cách mạng công nghiệp, khoa học không bắt kịp với kỹ thuật, không dẫn tới các tiến bộ kỹ thuật và các phát minh, cải tiến kỹ thuật cũng không bắt nguồn từ các phát kiến khoa học và các nhà phát minh thường là những người lao động thay vì các nhà khoa học. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, khoa học đã đi trước kỹ thuật rất xa, mở đường cho sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, là nguyên nhân, nguồn gốc của các tiến bộ kỹ thuật, thâm nhập sâu sắc vào sự phát triển của sức sản xuất và đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Điều này cũng có nghĩa là thời gian ứng dụng khoa học vào phát triển công nghệ và sản xuất càng ngày càng ngắn: trong khi từ nguyên lý máy ảnh đến chế tạo ra chiếc máy ảnh đầu tiên mất 100 năm, thì quá trình tương tự xảy ra đối với mạch vi điển tử chỉ mất 3 năm và tia la-de chỉ mất 2 năm. Đồng thời, hiệu quả kinh tế của việc đầu tư vào khoa học càng lúc càng lớn và lợi nhuận cao hơn so với nhiều lĩnh vực khác.

Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật như trên đã dẫn tới hiện tượng "bùng nổ thông tin", tức là số lượng thông tin, kiến thức khoa học, tài liệu khoa học và đội ngũ các nhà khoa học đã tăng nhanh một cách đột biến với tốc độ phát triển gấp nhiều lần so với quá khứ. Vốn kiến thức khoa học của nhân loại theo ước tính cứ 7 năm tăng gấp đôi, và số nhà khoa học cứ 10 năm thì lại tăng 2 lần. Một nửa số tài liệu khoa học xuất bản của nhân loại (tính đến cuối thế kỷ XX) được xuất bản trong 15-20 năm cuối cùng của thế kỷ này.

Thành tựu[sửa | sửa mã nguồn]

Trải qua nửa thế kỉ, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã đạt đựoc những tiến bộ phi thường tạo nên một bước "Đại nhảy vọt". Có thể khái quát bằng những lĩnh vực sau đây:

Một là, trong lĩnh vực khoa học cơ bản đã đạt được những phát minh to lớn trong Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học. Dựa vào những phát minh to lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình.

Hai là, những phát minh to lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.

Ba là, trong tình trạng các nguồn năng lượng thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, con người đã tìm ra được những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng mặt trời,... trong đó năng lượng nguyên tử ngày càng được phổ biến và được sử dụng rộng rãi.

Bốn là, sáng chế ra những vật liệu mới trong tình hình các vật liệu tự nhiên đang cạn dần trong thiên nhiên. Chất pô-li-me đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.

Năm là, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã giải quyết được rất nhiều vấn nạn về lương thực, đói ăn kéo dài từ bao đời nay.

Sáu là, những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc với những loại máy bay siêu âm khổng lồ, những tảu hỏa tốc độ cao,...và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo (Hệ thống Định vị toàn cầu GPS)

Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Là một bộ phận không thể tách rời khỏi sự phát triển của xã hội và con người, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại đã đem lại sự thay đổi to lớn mang tính bước ngoặt trong sự phát triển của xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động, làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới có liên quan đến sự tiến triển của khoa học và công nghệ (công nghiệp tên lửa, điện tử, vi sinh...) và thay đổi hoàn toàn cơ cấu các ngành kinh tế ở nhiều khu vực. Trong khi cách mạng công nghiệp chứng kiến nền sản xuất từ thủ công chuyển sang cơ khí hóa, cách mạng khoa học - kỹ thuật cho thấy sự tự động hóa cao độ của nền sản xuất dựa trên việc điện tử hóa và ứng dụng các thành tựu mới nhất của công nghệ vào sản xuất. Ngoài ra, tất cả những thay đổi to lớn trong công nghệ và sản xuất đã tạo ra những thiết bị sinh hoạt, hàng tiêu dùng mới làm thay đổi hoàn toàn lối sống của con người trong xã hội.

Tra trên mạng đó !

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
28 tháng 9 2018 lúc 14:21

Khác với thời Lý – Trần:

- Giáo dục thời Lê sơ phát triển mạnh mẽ do sự quan tâm của nhà nước với những chủ trương, biện pháp tích cực.

- Thời Lý – Trần muốn được bổ nhiệm chức quan thì phải xuất thân từ quý tộc, còn thời Lê sơ đa số dân đều đi học và được phép dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ.

- Thời Lý – Trần đạo Phật rất được trọng dụng. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, chi phối trên lĩnh vực văn hóa, tư tương.

Bình luận (0)
Lê Ngân Hà
3 tháng 3 2022 lúc 20:50

Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu:

- Về giáo dục, thi cử:

- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. 

- Tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Về văn học:

Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

- Về khoa học, nghệ thuật:

+ Sử học: các bộ chính sử Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

+ Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

+ Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Khác với thời Lý - Trần:

- Thời Lý – Trần muốn được bổ nhiệm chức quan thì phải xuất thân từ quý tộc, còn thời Lê sơ đa số dân đều đi học và được phép dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ.

- Thời Lý – Trần đạo Phật rất được trọng dụng. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, chi phối trên lĩnh vực văn hóa, tư tương.



Đây bạn nhé!!!

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
_silverlining
4 tháng 4 2017 lúc 10:45
Giống nhau Khác nhau

Nông nghiệp

Nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.

+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế

+ Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều

Thủ công nghiệp Nhiều ngành nghề thủ công phát triển

Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác )

Thương nghiệp Cả nội thương và ngoại thương đều phát triển Thời Lê sơ ngày càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp

Bình luận (1)
Trần Nhật Minh
4 tháng 4 2017 lúc 22:24

Những thành tựu trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có điểm khác với thời Lý —Trần : Dựa vào nội dung các bài 12, 15, 20 lập bảng thống kê theo hai thời kì Lý — Trần và Lê sơ lần lượt theo các nội dung văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật để nắm được các thành tựu ờ hai thời kì này. Cần thấy được điểm khác thời Lẽ sơ so với thời Lý - Trần là Phật giáo không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý — Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Giáo dục, văn học, khoa học thời Lẽ sơ đạt được nhiều thành tựu mới.
nhớ like

Bình luận (0)
__HeNry__
28 tháng 1 2018 lúc 21:39
Giống nhau Khác nhau

Nông nghiệp

Nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.

+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế

+ Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều

Thủ công nghiệp Nhiều ngành nghề thủ công phát triển

Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác )

Thương nghiệp Cả nội thương và ngoại thương đều phát triển Thời Lê sơ ngày càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp
Bình luận (1)
Bình Trần
Xem chi tiết
Minh Nhân
1 tháng 6 2021 lúc 19:27

Em tham khảo !

* Những thành tựu nổi bật của nước Đại Việt thời Lý - Trần

Thành tựu

Thời Lý

Thời Trần

  

 

Văn hóa

- Đạo Phật phát triển mạnh nhất. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham thích.

- Đạo Phật phát triển, nhưng không bằng thời Lý. Nho giáo ngày càng phát triển. Các hình thức sinh hoạt văn hóa đa dạng, phong phú.

Giáo dục

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên.

- Đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ.

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

- Các lộ, phủ đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.

- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

Khoa học - kĩ thuật

- Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo.

- Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt.

- Các ngành khoa học lịch sử, quân sự, y học và thiên văn học đều đạt được những thành tựu đáng kể.

- Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị ra đời như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),…

- Phổ biến điêu khắc các hình, tượng hổ, sư tử, trâu, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.



 

Bình luận (0)
nguyễn gia khánh
Xem chi tiết
trwng
12 tháng 12 2018 lúc 17:48

vào link này nhé em https://h.vn/hoi-dap/question/144781.html

Bình luận (0)
Phi Thanh Hoang
Xem chi tiết
010010110001111100100101...
3 tháng 1 2021 lúc 20:45

a) Giáo dục

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

b) Sử học

- Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Năm 1272, biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí" gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

c) Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật

- Quân sự: tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.

- Y học: người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

- Khoa học - kĩ thuật:

+ Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể.

+ Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

 

 

Bình luận (0)
Rau
Xem chi tiết
lê anh tuấn
15 tháng 3 2018 lúc 15:38

1. Nhận xét về tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần:

Phát triển mạnh mẽ hơn so với thời Lý, đạt được những thành tựu lớn mà thời Lý chưa có được, chứng tỏ Đại Việt thời Trần rất phát triển và cường thịnh.

2. Văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển vì:

- Nhà nước có chính sách, biện pháp phù hợp.

- Do sự quan tâm sau sắc của nhà nước đối với nhân dân.

- Kinh tế, xã hội ổn định.

- Nông dân chăm chỉ, cần cù.

Bình luận (0)
Tín Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
23 tháng 12 2016 lúc 21:06

- giáo dục:

+ mở rộng quốc tử giám

+trường học mở ra nhiều, các kỳ thi đc tổ chức nhiều hơn

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
23 tháng 12 2016 lúc 21:16

Cùng với sự phát triển của giáo dục và ý thức dân tộc, nhiều ngành khoa học — kĩ thuật cũng đạt được những thành tựu có giá trị. Thời Trần, bộ Đại Việt sử kí (của Lê Văn Hưu) — bộ sử chính thống của nhà nước - được biên soạn, ở các thế kỉ sau, nhiều bộ sử khác như Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư... được soạn thảo, về địa lí có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ ; về quân sự có Binh thư yếu lược ; về các thiết chế chính trị có bộ Thiên Nam dư hạ ; về toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

Nhu cầu quốc phòng đã tạo điều kiện cho các quan xưởng, dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng, chế tạo súng thần cơ và đóng các thuyền chiến có lầu. Thành nhà Hồ (ở Thanh Hoá) cũng là một thành tựu kĩ thuật quan trọng.



 

Bình luận (0)
Lynk Lee
3 tháng 12 2017 lúc 13:56

Đồng ý với ý kiến của bn "Nam tước bóng đêm".

~Chúc bạn học tốt~

Bình luận (0)
Hoàng Trung Đức
Xem chi tiết
Chanh Xanh
25 tháng 12 2021 lúc 18:48

TK

a) Giáo dục

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

b) Sử học

- Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Năm 1272, biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí" gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

c) Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật

- Quân sự: tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.

- Y học: người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

- Khoa học - kĩ thuật:

+ Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể.

+ Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

 

Bình luận (1)
Gô đầu moi
25 tháng 12 2021 lúc 18:49

a) Giáo dục

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

b) Sử học

- Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Năm 1272, biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí" gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

c) Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật

- Quân sự: tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.

- Y học: người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

- Khoa học - kĩ thuật:

+ Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể.

+ Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

Mình tô đậm để cho bạn dễ nhìn nha

Bình luận (0)
Hạnh Phạm
25 tháng 12 2021 lúc 18:49

Tham Khảo 

a) Giáo dục

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

b) Sử học

- Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Năm 1272, biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí" gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

c) Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật

- Quân sự: tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.

- Y học: người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

- Khoa học - kĩ thuật:

+ Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể.

+ Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

 

 

 

Bình luận (0)