Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kiều Nam Khánh
Xem chi tiết
Phan Tuấn Anh
21 tháng 2 2022 lúc 19:29

TL: 

+ Quá trình ra đời, phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

– Cuối thế kỷ II, nhân dân Tượng Lâm giành độc lập, giành quyền tự chủ, lập nước Lâm Ấp.

– Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay.

– Khoảng thế kỉ VII, tên nước đổi thành Chăm-pa.

HT

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Nghi
21 tháng 2 2022 lúc 19:30

cliudsaaqeq2r4ygtrbv czdfsx

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Tâm
21 tháng 2 2022 lúc 19:32

Phương diện

Nội dung chính

Sự thành lập

- Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập sách thống trị đối với vùng đất phía Nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam. 

- Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ sách cai trị ngoại bang, lập ra nhà nước Lâm Ấp.

Quá trình phát triển

- Trong các thế kỉ III – X, nhà nước Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Trong quá trình đó, khoảng thế kỉ VII, tên gọi Lâm Ấp được đổi thành Chăm - Pa.

- Từ sau thế kỉ X, Chăm - Pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam.

Phạm vi lãnh thổ

- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay (từ Quảng Nam cho tới Bình Thuận).

Hoạt động kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước là hoạt động kinh tế chủ yếu.

- Các nghề gốm, đóng thuyền, khai thác lâm sản, đánh bắt cá… rất phát triển.

- Hoạt động trao đổi, buôn bán với thương nhân các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ả-rập diễn ra sôi nổi.

Tổ chức xã hội

- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và nô lệ.

Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
2 tháng 8 2023 lúc 15:00

Tham khảo

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 11:54

Tham khảo:

- Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo) tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, sớm hơn so với các nước còn lại trong khu vực.

+ Trong giai đoạn đầu, các nước thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế.

+ Trong giai đoạn tiếp theo, các nước Đông Nam Á lần lượt chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tập trung phát triển khu vực sản xuất hàng hoá xuất khẩu, lấy đó làm động lực chủ yếu để phát triển toàn bộ nền kinh tế.

- Các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.

- Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.

=> Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao. Đời sống xã hội có những chuyển biến về căn bản.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 12:12

Khu vực

Những nét chính

Các nước Đông Âu

Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:...Từ năm 1949 đến giữa những năm 70: Giai đoạn phát triển.

-        Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,...

-       Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

Châu Á

Tháng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đấy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 4/1975: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng CNXH.Tháng 12/1975: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng CNXH.

Khu vực Mỹ La-tinh

Sau tháng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. 
Trần Thị A Tiên
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
29 tháng 2 2016 lúc 13:55

- Phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1925 :

 Các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều nhưng còn lẻ tẻ, tự phát, ở Sài Gòn - Chợ Lớn lập Công hội (bí mật).

Tháng 8-1925, thợ máy xưởng Ba Son bãi công trong 8 ngày, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam ( từ tự phát tiến lên tự giác)

- Phong trào công nhân trong những năm 1925 – 1929 :

  Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra doi va hoạt động mạnh tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

=> Phong trào công nhân càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.Các cuộc bãi công đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung.

- Vai trò của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam :

 Phong trào công nhân là một bộ phận của phong trào yêu nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào yêu nước nói chung .

Phong trào công nhân đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin từ bên ngoài truyền vào Việt Nam, là nhân tố quan trọng kết hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào yêu nước dẫn đến việc thành lập Đảng.

 

 

 

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
22 tháng 1 2018 lúc 12:37

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dựa vào mục 2 phần Kiến thức cơ bản để nêu và phân tích rõ các ý:

-Từ năm 1921 đến năm 1924: tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị.

-Nă 1925: thành lập tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

-Từ năm 1925 đến năm 1927: Mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng.

-Chỉ đạo việc đưa thanh niên qua lớp huấn luyện chính trị thực hiện “vô sản hóa” để giúp thanh niên có thực tiễn đấu tranh cách mạng.

-Trở về Hương Cảng-Trung Quốc để hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 8 2023 lúc 9:34

- Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một số nước Đông Nam Á đã bắt đầu quá trình tái thiết đất nước, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và các tàn dư của thời kì thuộc địa. Cụ thể:

- Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN:

+ Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm các nước sáng lập ASEAN (Thái Lan, Xingapo, Philíppin, Malaixia, Inđônêxia) triển khai chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Trong vòng một thập kỉ, các nước này đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển kinh tế.

+ Những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm nước sáng lập ASEAN bắt đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng tới xuất khẩu. Chính sách công nghiệp hoá hướng ngoại đã tạo ra bước phát triển kinh tế, xã hội mới, thay đổi bộ mặt của nhiều nước trong khu vực.

Đối với ba nước Đông Dương: trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam, Lào, Campuchia mới bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng cách từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

- Các nước Đông Nam Á khác:

+ Tại Mianma: dưới sự cầm quyền của chính phủ quân sự từ những năm 60 của thế kỉ XX, quá trình tái thiết và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2011, một số chính sách cải cách kinh tế, chính trị được tiến hành theo hướng dân chủ hoá, tuy nhiên tình hình Mianma hiện tại vẫn còn nhiều bất ổn.

Tại Brunây, sau khi tuyên bố độc lập vào ngày 1/1/1984, chính phủ đã thi hành nhiều chính sách nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước Anh. Hệ thống luật pháp hiện đại được xác lập. Nền kinh tế độc lập từng bước được phát triển, đặc biệt là ngành chế biến dầu mỏ. GDP bình quân đầu người của Brunây năm 2021 đạt 31723 USD.

Tại Đông Timo, sau khi tuyên bố độc lập năm 2002, chính phủ mới đã thi hành nhiều chính sách nhằm ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên xung đột phe nhóm và các cuộc đảo chính quân sự đang gây ra nhiều vấn đề bất ổn.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
18 tháng 8 2023 lúc 21:16

Tham khảo:

Cơ sở để so sánhCác nước đang phát triểnCác nước phát triển

Ý nghĩaMột quốc gia có tỷ lệ công nghiệp hóa và thu nhập cá nhân hiệu quả được gọi là Quốc gia phát triển.Quốc gia đang phát triển là quốc gia có tốc độ công nghiệp hóa chậm và thu nhập bình quân đầu người thấp.
Thất nghiệp và nghèo đóiThấpCao
GiáTỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ sinh thấp trong khi tỷ lệ sống cao.Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ sinh, cùng với tỷ lệ tuổi thọ thấp.
Điều kiện sốngTốtVừa phải
Tạo thêm doanh thu từKhu công nghiệpKhu vực dịch vụ
Sự phát triểnTăng trưởng công nghiệp cao.Họ dựa vào các nước phát triển để phát triển.
Tiêu chuẩn của cuộc sốngCaoThấp
Phân phối thu nhậpCông bằngBất bình đẳng
Các yếu tố sản xuấtSử dụng hiệu quảSử dụng không hiệu quả
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
1 tháng 8 2023 lúc 23:42

#Tham khảo

BẢNG TÓM TẮT VỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN

Mục tiêu

- Xoá sự những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Nhiệm vụ

- Nhiệm vụ dân tộc: xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất (hoặc giải phóng dân tộc).

- Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.

Giai cấp lãnh đạo

- Giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hóa,…)

Động lực cách mạng

- Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân giữ vai trò quan trọng và là động lực của cách mạng.

- Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để.

Kết quả, ý nghĩa

Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế hoặc giành độc lập dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

 
9/10 -45 Trịnh Thế Vinh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 8 2023 lúc 0:00

Tham khảo!

 

Lĩnh vực

Những chuyển biến

Kinh tế

* Nông nghiệp:

Đàng Ngoài: Xung đột kéo dài khiến sản nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến, vua quan không quan tâm đến ruộng đất => nông nghiệp trì trệ.Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,… => dần hình thành tầng lớp địa chủ lớn.

* Thủ công nghiệp:

Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng để sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại và đúc tiền,...Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn như: dệt vải lụa, đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy,... Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội); làng dệt La Khê (Hà Nội); các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Huế); làng làm đường mía ở Quảng Nam;...

* Thương nghiệp:

Nội thương:

     - Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.

     - Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn

     - Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

Ngoại thương:

     - Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

     - Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    - Các trung tâm buôn bán lớn ở Đàng Ngoài như Thăng Long, Phố Hiến; Ở Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Tp.HCM),...

Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do chính sách hạn chế ngoại thương của chính quyền.

Tôn giáo

Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

Văn hóa

Chữ viết: Chữ quốc ngữ được sáng tạo và sử dụng phổ biến.Văn học: Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước; Văn học dân gian phát triển với nhiểu thể loại: Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,...Nghệ thuật dân gian: phát triển, tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa; nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình: hát chèo, hát ả đào,... múa trên dây, múa đèn,...Về khoa học - kỹ thuật:

- Sử học: Ô châu  cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,  Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.

- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .

- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

Về nghệ thuật:

- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ.

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến.

- Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển.