Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thảo
Xem chi tiết
Odette
17 tháng 12 2021 lúc 13:55

Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.

Số 17 Huỳnh Nhật Huy 6a3
17 tháng 12 2021 lúc 13:57

Tham khảo : 

 

Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:

                     “Con về thăm mẹ chiều đông
                     Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
                     Mình con thơ thẩn vào ra
                     Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:

                       “Chum tương mẹ đã đậy rồi
                        Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
                        Áo tơi qua buổi cày bừa
                      Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
                      Đàn gà mới nở vàng ươm
                      Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
                     Bất ngờ rụng ở trên cành
                     Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

                                         “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
                                  Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.

Vũ Trọng Hiếu
17 tháng 12 2021 lúc 14:00

bài vt chỉ mang tính chất Tham khảo : 

 

Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:

                     “Con về thăm mẹ chiều đông
                     Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
                     Mình con thơ thẩn vào ra
                     Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:

                       “Chum tương mẹ đã đậy rồi
                        Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
                        Áo tơi qua buổi cày bừa
                      Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
                      Đàn gà mới nở vàng ươm
                      Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
                     Bất ngờ rụng ở trên cành
                     Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

                                         “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
                                  Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.

Nguyễn Quý Trung
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 3 2021 lúc 20:56

Tham khảo:

…ngày…. tháng…. năm

Đức Anh thân mến!

Chúng mình xa nhau thấm thoắt đã nửa năm rồi đấy nhỉ? Nhớ bạn quá, mình viết thư cho bạn đây. Trước hết, cho mình gửi lời hỏi thăm sức khoẻ đến hai bác và bé Quỳnh Nga nhé! Còn bạn, từ ngày chuyển về Hà Nội, việc học hành đã ổn định hẳn chưa? Có được mấy người bạn mới rồi?

Bây giờ, mình sẽ kể về tình hình lớp cũ, trường cũ cho bạn nghe. Rất vui là lớp 3A của chúng mình, năm nay có mặt đầy đủ ở lớp 4A. Vui hơn nữa là cô Thuỷ tiếp tục làm chủ nhiệm nên cô hiểu rất rõ về từng học sinh, nhờ vậy mà sự giúp đỡ của cô rất có hiệu quả. Tổ 2 của chúng mình không còn bạn nào yếu kém nữa. Không khí thi đua học tập sôi nổi hẳn và điều đáng mừng hơn cả là 10 bạn tổ viên đều đã được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Riêng mình, học kì I vừa qua cũng đạt được điểm khá cao về tất cả các môn. Mình cũng đoạt được giải Nhì trong hội thi vở sạch chữ đẹp của trường. Hè này, bạn nhớ về quê chơi nhé! Chúng mình sẽ lại cùng nhau lên đê thả diều và bắt dế. Bạn bè gặp nhau, chắc là vui lắm đấy!

 

Thư đã dài, mình dừng bút ở đây. Chúc bạn và gia đình vui vẻ, gặp nhiều may mắn!

Bạn thân

...

Đỗ Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Trà Chanh ™
29 tháng 8 2019 lúc 16:54

Bn ơi trong này ngt toàn cóp mạng thôi

Ko có ai rảnh mà tự viết đâu

P/S:Bn nên lên mạng tra thì hơn

Bài làm

~ Tham khảo ~

Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được cái nguồn gốc, cái xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là khôn biết làm gì, tôi được mộ vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được truyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.

# Học tốt #

bn chờ mk xíu mk viết hơi lâu

Hoàng Thị Thái Hòa
Xem chi tiết
Phương Mai
Xem chi tiết
Nam Đặng
24 tháng 10 2021 lúc 13:41

Cô ơi nhớ em ko người học trò năm ấy em đã từng khóc trước ngày đầu đi nhưng khi từ lúc gặp cô đã em đã nhen nhóm trong mình được 1 ước mơ và cô là người đã dìu dắt chúng em bờ và cô  là người dìu dắt em đến tương lai nhưng xa xa đần sẽ nhớ cô tạm biệt mai xa rồi em  nhớ cô tạm biệt cả mái trường mến thương tạm biệt tạm biệt tạm biệt tạm biệt cô.      Ký tên nam 
                                                                     

EM 2K9
6 tháng 10 2022 lúc 19:06

  

  Ứng dụngĐăng nhậpTất cảHướng dẫnTài liệuHọc tậpTOPThủ thuật GameLời bài hátBiểu mẫu Download.vn  Tài liệu Bài dự thiBài dự thi viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu26 mẫu bài dự thi viết về thầy cô và mái trường Giới thiệu Tải về Bình luận 972

Cuộc thi viết về thầy cô và mái trường 2022 chính thức phát động đến đông đảo học sinh trong cả nước. Bài dự thi viết về thầy cô năm 2022 được hể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ, thời hạn cuối cùng nộp bài dự thi đến hết ngày 15/10/2022.

Tải bài dự thi những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêuTải bài dự thi những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu

Với 26 bài dự thi viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022 sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài viết của mình thật hay, thật sâu sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Bài dự thi viết về những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trườngHình thức trình bày của các tác phẩm dự thiBài dự thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trườngBài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 1Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 2Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 3Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 4Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 5Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 6Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 7Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 8Xem thêmHình thức trình bày của các tác phẩm dự thi

- Các tác phẩm dự thi phải viết bằng tiếng Việt, thể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ (chấp nhận các hình ảnh, video minh họa kèm theo nếu có).

- Các tác phẩm dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, trình bày rõ ràng trên một mặt giấy khổ A4, cỡ chữ 14, font chữ Time New Roman.

- Thông tin về tác giả và tác phẩm dự thi ghi rõ trên trang đầu tiên của tác phẩm dự thi để Ban tổ chức làm phách khi chấm.

Bài dự thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường

NGƯỜI THẮP LỬA NHỮNG ĐAM MÊ

Đối với tôi cuộc thi: "Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu" từ hai năm trước đã trở nên gắn bó và gần gũi thân thuộc. Năm 2018, Bộ giáo dục và Đào tạo phát động cuộc thi lần đầu tiên, tôi vẫn nhớ cái không khí hào hứng vui tươi và phấn khởi của các em học sinh trường tôi khi làm bài thi tham dự cuộc thi này. Rồi đến năm 2019, lần thứ hai cuộc thi được tổ chức vẫn là cái không khí ấy và nhìn những ánh mắt hạnh phúc của các em tôi càng nhận ra một điều, những ngày tháng dưới mái trường luôn là khoảng thanh xuân đẹp nhất của mỗi người vì nó cất giữ bao kỉ niệm của học trò cùng thầy cô, bè bạn, mái trường. Cuộc thi như trở thành một động lực để các em và những người làm nghề "gõ đầu trẻ" như tôi thấy yêu mến hơn trường lớp, yêu hơn nữa con đường đi, nghề nghiệp mà mình đã chọn lựa. Hai năm đó tôi không viết bài dự thi nào cho mình nhưng tôi vẫn luôn đồng hành cùng cuộc thi qua việc được đọc những bài của học trò mình viết. Khi thì các em viết và gửi cho tôi đọc bài với lí do: "Cô ơi, cô đọc bài viết của em đi cô bài em viết dự thi để tặng cô, đó là những kỉ niệm về cô đấy ạ". Khi lại là lí do: "Cô ơi, em gửi bài viết của em nhờ cô đọc và sửa giúp em một số lỗi dùng câu từ vì em không tìm ra được câu từ nào diễn đạt hay hơn, em thấy còn vụng về lúng túng lắm, đây là kỉ niệm em viết về cô giáo cũ của mình cô ạ." Cũng có năm là một cậu bé học trò lớp 6 vừa chuyển từ ngôi trường Tiểu học bước chân vào ngôi trường THCS của chúng tôi giờ ra chơi, em chạy lên bục giảng đầy hồn nhiên: "Con thưa cô, đây là bài dự thi của con cô sửa cho con lỗi sai chính tả". Cầm trên tay bài dự thi chỉ dài ba trang giấy a4 nhưng được em viết cẩn thận với kiểu luyện chữ viết đẹp nét thanh nét đậm cũng đủ cho tôi cảm nhận được lòng kính trọng của em với các thầy cô và tình yêu thơ văn đã như một ngọn lửa đang nhen nhóm trong lòng cậu học trò nhỏ bé ấy. Cứ như thế, tôi đọc bài của các em, cũng chỉ sửa cho các em lỗi sai chính tả và tôi cũng đã nói với các em: "Cô sẽ không sửa các chi tiết bởi cô muốn những gì các em viết là tình cảm thật, là cảm xúc thật của chính các em". Năm nay là năm thứ tư tôi lại tiếp tục đồng hành cùng cuộc thi nhưng lại là năm đầu tiên tôi viết một bài dự thi của chính tôi và cũng như các em học sinh của mình tôi viết đó là một lời tri ân chân thành sâu sắc nhất để gửi tặng tới một người mẹ thứ hai, một người đồng nghiệp - cô Trần Thị Bích Liên giáo viên ở ngôi trường THCS Lê Qúy Đôn mà những năm qua tôi đã đang công tác giảng dạy.

Kỉ niệm về cô đối với tôi có rất nhiều, 15 năm tôi tốt nghiệp ra trường được phân công về giảng dạy tuy chưa thật dài nhưng cô đã là người chỉ bảo, dạy dỗ ân cần và truyền đạt lại cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong nghề. Tôi không quên được ngày đầu tiên khi tôi cầm giấy quyết định tới trường nộp để bắt đầu cho một hành trình dài cả cuộc đời tôi. Cũng chính ngày đầu tiên hôm ấy, tôi đã được gặp cô một người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp với nụ cười luôn rạng rỡ trên môi nhưng rất mạnh mẽ quyết đoán để cho tới tận ngày hôm nay tôi vẫn luôn nói với các anh chị đồng nghiệp của mình: "Em yêu lắm nụ cười của cô, em thích nhất mỗi khi cô cười bởi nụ cười ấy đầy ấm áp và yêu thương". Những ngày mới ra trường bao bỡ ngỡ với công việc giảng dạy và chủ nhiệm dù những điều đó tôi cũng đã được học qua các đợt kiến tập, thực tập tại trường Cao đẳng sư phạm. Để giúp tôi nhanh chóng hòa nhập cùng môi trường mới cô đã dự giờ góp ý cho tôi những phương pháp và một số nội dung bài dạy. Tôi càng cảm phục cô hơn bởi một giáo viên dạy môn Sinh Học nhưng lại có những hiểu biết về cả các môn xã hội của chúng tôi. Tôi thấy tôi như trưởng thành lên nhiều hơn với những góp ý ấy có của cô. Nghề dạy học sẽ trở nên vui hơn khi làm công tác chủ nhiệm, dù công việc chủ nhiệm đôi khi có nhiều vất vả và khó khăn. Thế nhưng có không ít lần tôi đã khóc như một đứa trẻ vì lớp chủ nhiệm của mình khi bị cô phê bình, nhắc nhở. Sau này tôi càng thấm thía những lần cô góp ý rồi có cả những lần cô mắng chửi ấy cũng chẳng qua là muốn tôi nên người, muốn tôi làm tốt được công tác kiêm nhiệm mà thôi.

Tôi vốn sinh ra và lớn lên trong gia đình công nhân viên chức tuy nghèo khó nhưng tôi luôn được bao bọc bởi những yêu thương của bố mẹ do đó đôi khi tôi hay nản lòng trước những khó khăn. Có những việc trường lớp nhiều lúc tôi muốn bỏ cuộc nhưng khi nhìn thấy và chứng kiến những đam mê , nghị lực, lòng say mê nghề của cô khiến cho tôi càng thêm cố gắng. Năm học 2016-2017, tôi tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi môn Lịch Sử cấp Tỉnh, trước đó tôi cũng đã từng tham gia những lần hội giảng môn Văn và môn Sử cấp huyện. Các lần hội giảng huyện nhà tôi lại gần trường thi vì vậy việc đi lại chuẩn bị cho những tiết dạy không thật nhiều vất vả. Tham dự cấp tỉnh tôi phải ra Thành phố để dự thi trước ngày thi một ngày, xa gia đình, đi lại xa xôi những giây phút ngồi ôn lí thuyết rồi xem giáo án bài dạy đã có lúc tôi nghĩ hay mình bỏ cuộc. Nhưng tôi lại nhớ tới câu nói của cô: "Hội giảng là dịp để cháu học tập kinh nghiệm, phương pháp và cháu sẽ trưởng thành lên rất nhiều sau lần hội giảng Tỉnh. Cô cũng đã đi hội giảng Tỉnh và cô thấy việc cháu phải làm lúc này là cố gắng chuẩn bị cho mình một bài dạy thật tốt vượt qua được mọi khó khăn là cháu đã biết vượt lên chính mình". Rồi cô lại đưa ra cả những tấm gương giáo viên trường tôi đã từng vượt qua bao khó khăn và đã có những giờ hội giảng Tỉnh thành công như chị cô Tuấn, chị Oanh, anh Tiệp, chị Nga… để động viên tôi. Thế rồi ngày tôi dạy cũng đã đến, đó là một buổi sáng mùa đông đầy giá rét trời vừa mưa lại vừa lạnh ,tiết dậy của tôi là tiết thứ nhất. Dù đã chuẩn bị cho mình những tâm thế bình tĩnh nhưng một phần do thời tiết nên tôi thấy mình như run hơn nhiều. Tôi run vì rét và run vì bài dạy sắp tới của mình. Trời mùa đông nên dù đã gần 6h sáng nhưng trời vẫn còn tối vậy mà cô đã cùng với một số giáo viên trong trường cô Tuấn, chị Nga , chị Vân, em Ngọc, em Thủy đã có mặt tại trường thi THCS Hàn Thuyên thành phố Nam Định để cổ vũ tinh thần giờ dạy của tôi. Một chiếc khăn quàng cổ, ba chiếc áo khoác ấm đã được cô và mọi người mang ra cho tôi mặc. Tôi cũng biết để ra sớm như này mọi người đã đi từ 5h sáng để kịp ra chuẩn bị thêm cho tôi. Cô không quên dặn chị Nga giáo viên đi cùng cô dán cho tôi miếng dán giữ nhiệt để giữ ấm cho cơ thể và trang điểm một chút thật nhẹ nhàng thôi để lấy tự tin cho bài dạy của mình. Ba năm trôi qua, mỗi dịp có hội giảng là những kí ức ấy lại ùa về trong tôi như mới vừa diễn ra ngày hôm qua. Khó khăn của năm tháng ấy càng khiến tôi càng chân quý hơn những thành quả lao động mà mình đã tạo dựng nên ngày hôm nay.Tôi luôn nhớ buổi sáng mùa đông mưa rét ấy và cũng là một bài học để tôi dạy cho học trò mình trong cuộc sống nghị lực phấn đấu trước khó khăn là một điều cần mà các em cần phải học tập.

Có những việc làm, những câu nói của cô tuy không phải là kiến thức từ trong sách giáo khoa, qua các trang giáo án trên lớp nhưng nó lại là những bài học thật ý nghĩa và sâu sắc mà tôi đã được học từ cô. Năm 2017 là một mùa hè với cái nắng oi ả, lần thứ hai trường chúng tôi đã tổ chức chuyến đi từ thiện giúp đỡ người dân và học trò vùng cao nơi địa đầu Tổ Quốc- Hà Giang. Năm học trước đó, nhà trường cùng với một số thầy giáo đã có chuyến đi từ thiện ở nơi đây. Chuyến đi thành công nhưng khi trở về trường thầy chủ Tịch công đoàn còn nói thêm "Trên đó họ vẫn khó khăn và nghèo đói lắm". Vậy là thêm một lần nữa trực tiếp cô và Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục đứng lên vận động các Doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tài trợ cho chuyến đi từ thiện thứ hai của trường tôi quay trở lại nơi khó khăn ấy. Giáo viên chúng tôi, thì kêu gọi phụ huynh, học sinh trong lớp mình ủng hộ. Dẫu vẫn biết quê tôi không phải là thành phố phồn vinh đô thị mà là vùng quê nghèo chiêm trũng, người dân quê tôi cũng còn nhiều khó khăn ngay cả học sinh trường tôi dạy cũng vẫn còn nhiều em có những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vì vậy dù nhiều hay ít thì những gì chúng tôi giúp đỡ người dân và học sinh vùng cao chính là những san sẻ để trao những yêu thương, kết nối tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều, là những đạo lí truyền thống quý báu của dân tộc. Chuyến đi thứ hai ấy, được tổ chức vào dịp nghỉ hè tôi cũng may mắn được tham ra cùng đoàn đi từ thiện ấy của nhà trường. Ba ngày cho chuyến đi lên tới tận cột cờ Lũng Cũ tôi thêm thương hơn những con người những em học sinh nơi đây. Đường dốc đổ đèo vách dựng cheo leo có những cung đường đi ngay cả lái xe cũng không quen đường lên dốc nên chúng tôi phải đi bộ một đoạn khá dài. Đêm đầu tiên trời Hà Giang đổ mưa - Mưa rừng bão biển, thật không sai. Buổi sáng hôm sau chúng tôi lại lên đường , đường đi hai bên có những đoạn bị sạt lở núi do trận mưa lớn đêm qua, đã có lúc ngồi trên xe trong tôi xuất hiện ý nghĩ "Nếu đang đi mà xe gặp đúng lúc núi đang sạt lở thì sẽ ra sao?” Nhưng rồi nhìn những em bé, những người dân đang gùi trên lưng họ những hàng hóa suy nghĩ bi quan ấy lại mất luôn trong ý nghĩ của tôi. Đất Hà Giang những ngày hè thời tiết vẫn luôn khá mát mẻ sau cơn mưa rừng như có thêm một chút se lạnh một chút ấm áp như những ngày trời mới bắt đầu chớm đông. Xe của chúng tôi cũng đã an toàn cập bến ngôi trường liên cấp của huyện Hoàng Su Phì. Người dân nơi đây đã có mặt rất đông để chào đón đoàn từ thiện của trường tôi.Những chiếc chăn lông cừu, những chiếc chăn sông Hồng, những thùng mì tôm, những xúc giấy viết trắng tinh còn thơm mùi giấy mới, rồi cả những suất học bổng bằng tiền mặt hỗ trợ thêm để mua sách vở, mua tài liệu, dụng cụ học tập đã được cô trao tặng cho người dân và các em học sinh nơi đây. Tất cả tuy chưa thực sự nhiều nhưng cũng phần nào làm bớt đi những khó khăn nghèo đói ở nơi đó. Tôi thấy mỗi lần cô trao quà những cái bắt tay, nụ cười của cô như truyền thêm một sự nồng ấm và hạnh phúc còn với người dân nơi đây thì sự rụt rè, e ngại và khoảng cách ban đầu của họ với chúng tôi đã xóa đi.Những ánh mắt các em thơ, những niềm vui người lớn như đang tràn ngập ở nơi đây và đong đầy những yêu thương hạnh phúc. Và đến hôm nay tôi thật tự hào từ bài học yêu thương ấy tôi học được của cô, các học trò của tôi cũng đã học và làm theo. Năm học 2020-2021, tôi chủ nhiệm lớp 8a2, trong lớp tôi có ba học sinh có hoàn cảnh khó khăn, em thì phải sống cùng ông bà từ năm bốn tuổi vì bố mẹ li hôn, em thì bố mất , có em thì bố đang bệnh nặng. Năm đó do Covid-19 nên nhà trường đã không tổ chức hội trại thu như mọi năm cho các em, nhưng các bậc phụ huynh trong lớp tôi vẫn quan tâm , chuẩn bị rất chu đáo bánh sinh nhật, hoa quả, nước ngọt để liên hoan cho các em vào hôm 14. Trước ngày tổ chức, các em có xin phép tôi và các bậc phụ huynh cho các em được đặt áo đồng phục của riêng lớp chúng tôi đã đồng ý việc đó vì cũng mong muốn tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng để khuyến khích động viên các em trong học tập và để các em được trọn vẹn niềm hạnh phúc trong ngày hội Trăng rằm. Ngày người bán hàng đem áo đồng phục đến cho lớp, hai em lớp trưởng và lớp phó trong lớp đã chạy đến bên tôi ghé tai thì thầm: "Cô ơi, chúng em đã tự bảo nhau mỗi người nộp thêm chút ít tiền nữa để mua áo đồng phục lớp tặng ba bạn Dương, Quang, Chi đấy cô ạ". Nghe các em nói, nhìn áo các em mặc tôi thực sự xúc động bởi đây là điều tôi chưa nói để bảo các em phải làm, tôi mới chỉ kể cho các em nghe về chuyến đi từ thiện Hà Giang năm ấy của tôi cùng Ban giám hiệu nhà trường và đaị diện Hội cha mẹ học sinh khi ngày đầu tiên tôi vào nhận lớp chủ nhiệm. Chiếc áo đồng phục màu xanh của các em sẽ là những hy vọng của tôi về các em về một tương lai tươi sáng cũng giống như cô khi trao những món quà cho người dân vùng cao với hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc ấm áp hơn.

Một mùa Thu mới nữa lại về, sân trường tôi rực rỡ hơn với nhiều sắc hoa. Những giáo viên chúng tôi lại bận rộn chuẩn bị mọi thứ để đón học sinh mới vào trường , bao nhiêu năm rồi chúng tôi đã quen với việc làm là lao động vệ sinh lớp học , bổ sung thêm các chậu hoa, cây cảnh ở khu hành lang lớp mình và những thảm cỏ ba lá, cây hoa phía sân sau của trường. Những ngày đầu tiên , khi thấy cô trồng những cây hoa và chăm sóc trong tôi cũng chỉ có ý nghĩ đơn giản đó là cô đang hoàn thiện thêm các công việc để trường của chúng tôi được công nhận là trường ''Xanh-Sạch -Đẹp" hơn nữa cô lại là giáo viên dạy sinh thì đó là việc yêu thích của cô với thiên nhiên. Đến sau này tôi mới hiểu ý nghĩa việc trồng cây hoa, thảm cỏ của cô. Mỗi cây hoa cô trồng cùng những thảm cỏ ba lá xanh ấy chính là các khóa học sinh mới vào trường và cô luôn tin rằng những cây hoa, thảm cỏ ấy sẽ vươn lên tỏa hương thơm ngát, xanh mát như chính những khóa học trò dưới ngôi trường sẽ trưởng thành đi khắp mọi miền đất nước cùng thời gian. Ở ngôi trường ấy các em học sinh sẽ luôn được chăm sóc bởi tình yêu thương của mọi giáo viên. Việc trồng cây, trồng hoa, thảm cỏ đã trở thành một phong trào được mọi giáo viên chúng tôi và học sinh cùng thực hiện.Với học sinh đó cũng là một cách giáo dục cho các em ý thức kĩ năng sống để các em tự biết chăm sóc bảo vệ bản thân mình từ đó cũng có ý thức yêu thương mọi người xung quanh.

''Mỗi mùa Xuân sang mẹ tôi lại thêm một tuổi" hết năm học này cô sẽ nghỉ hưu nhưng trong cô vẫn luôn tràn đầy những yêu thương lòng say mê đối với công việc trường lớp dường như tất cả chưa bao giờ dừng lại hoặc ngừng nghỉ đúng như những ngày tôi mới về trường đã được gặp cô. Xin được gửi tặng đến cô ngàn lời kính trọng và yêu thương của tôi đối với cô- người mẹ hiền thứ hai tuy không sinh ra tôi nhưng đã luôn yêu quý, dạy bảo tôi và giành cho tôi những tình cảm như chính một người con gái của mình. Ở cô, tôi đã được học thêm biết bao nhiêu bài học quý báu mà tôi không thể kể hết nhưng đã được tôi ghi nhớ mãi trong tim mình. Tất cả những bài học ấy đủ để tôi nhận thức rằng: "Yêu người bao nhiêu càng thêm yêu nghề bấy nhiêu".

Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 1

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha, của mẹ. Năm tháng qua đi, những tình thương ấy nuôi nấng tôi nên người và lúc ấy, tôi tưởng rằng trong cuộc đời này chỉ có cha mẹ là những người dành cho mình tình yêu thương cao đẹp nhất. Nhưng không, từ khi hòa nhập với xã hội và nhất là từ khi chập chững bước vào môi trường học tập, tôi mới biết trong cuộc đời này, những người đồng hành cùng tôi trong suốt một quãng đời không chỉ có cha mẹ, mà còn có những người thầy, người cô.

Phải, thầy cô đã dìu dắt tôi từ những năm đầu tiên của cuộc đời đi học. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ, hoài bão tươi đẹp về tương lai, đã cho tôi những giấc mơ về sự thành đạt, về công danh, sự nghiệp và cả niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Phải chăng những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người đều được khơi nguồn từ tay những người hướng đạo. Vâng, họ đã dành một phần cuộc đời mình để trau chuốt, dẫn dắt người học sinh từng bước đi trên con đường còn bao chông gai phía trước. Đã có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’ Thật đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả. Phải, “người đưa đò” phải dùng hết sức lực của bản thân để chống chọi những khi có “mưa to”, “gió lớn”. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “ người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Và cứ thế, cứ thế, những người thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những đứa con thân yêu của họ, không quản khó khăn, mệt mỏi. Cho dù phải thức khuya để miệt mài soạn giáo án, cho dù ngày qua ngày họ chỉ mãi lặp đi lặp lại những công thức, những bài giảng hàng nghìn, hàng vạn lần nhưng họ vẫn không buồn chán, bởi vì trong trái tim họ chỉ có duy nhất một khát khao – uốn nắn, dạy dỗ lớp trẻ hôm nay thành người.

Thầy cô không chỉ hi sinh công sức và thời gian của mình mà còn dành trọn cả tình yêu thương và sự bảo bọc cho những đứa trẻ non nớt vẫn còn bỡ ngỡ trước cái xã hội rộng lớn này. Những đứa trẻ ấy ngơ ngác nhìn ra cuộc đời với sự dẫn dắt và tình yêu thương của thầy, của cô. Vâng, thầy cô đã truyền cho tôi niềm tin và nghị lực để tôi có đủ sức mạnh và lòng tin, chạm lấy những ước mơ, khát vọng và biến chúng thành hiện thực. Thầy cô đã tận tụy, đã dồn tất cả công sức vào bài giảng, làm chúng thêm sinh động để dễ dàng ăn sâu vào tâm trí của từng học sinh. Nếu như không có lòng yêu thương dành cho học sinh của mình, thì liệu họ có tận tình, hi sinh nhiều như vậy được không? Phải, công việc hằng ngày của những người thầy, người cô xuất phát từ trái tim yêu thương của người cha, người mẹ dành cho chính đứa con ruột thịt của mình. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim mỗi người thầy, người cô, sẵn sàng sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời.

Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, chúng tôi dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau những buổi đứng lớp của các thầy các cô. Nhớ lắm tà áo dài thướt tha của cô, dáng đi nghiêm trang mà thân thiện của thầy. Nhớ lắm những bài học làm người, những tri thức khoa học mà mấy năm qua tôi được học nằm lòng. Một năm qua đi, chúng tôi lại phải chào tạm biệt những người thầy, người cô để bước tiếp sang lớp mới, học thêm những bài học mới. Lòng chúng tôi lại bồi hồi khi nhìn thấy hình bóng thân yêu của những người thầy người cô mà xưa kia đã giảng dạy chúng tôi bằng một tấm lòng tận tụy. Và mỗi năm cứ đến ngày 20/11, toàn thể học sinh trên khắp đất nước Việt Nam lại nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. Những nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người làm nghề giáo, giờ đây được đền đáp bằng những bó hoa, những lời chúc vô cùng ý nghĩa của chính người học trò mà xưa kia mình đã dạy dỗ, bảo ban. Trên khuôn mặt của họ lúc bấy giờ rạng rỡ một nụ cười. Vâng, họ hạnh phúc, hạnh phúc không phải vì được đền đáp mà hạnh phúc vì được gặp lại những đứa con thân yêu mà họ đã coi như một phần của cuộc đời mình.

Cuộc sống có biết bao biến đổi nhưng nào đâu làm phai mờ đi tình cảm của người thầy người cô dành cho học dành cho học sinh thân yêu. Tình cảm ấy thiêng liêng, cao quý biết nhường nào. Tình yêu thương ấy đã sưởi ấm tâm hồn của biết bao người học sinh trong suốt cả cuộc đời đi học. Nếu một mai tôi không còn là một đứa trẻ, nếu một mai tôi rời khỏi sự ủ ấp của gia đình và nhà trường để tiếp tục bước đi và thử thách mình trên quãng đường còn lại, thì tôi sẽ không quên đâu! Không bao giờ quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của thầy cô dành cho tất cả học sinh của mình - những đứa con mà họ coi như máu thịt, như một phần của cuộc đời.

Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 2

Mái trường - ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai.

Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất. Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, cả lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô.

Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giống tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên lớp 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu. Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhẹ nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể rời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ con nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chúng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học. Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012 - 2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5.

Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô. Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hy vọng - Cô Hưng.

Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 3

Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ “học sinh” của bản thân mình.

Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với “thầy cô và mái trường” nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng “tôi” của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên... - ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.

Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên … còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên... này phải kể đến “con dốc” vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường… Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung chuyên..., tôi đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung. Có thể tôi quá lan man nhưng có lẽ những kỉ niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí ức theo ta đi suốt cuộc đời. Kỉ niệm với ngôi trường này nhiều lắm kể làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quãng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trường gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày học thêm sớm tối cùng bạn bè ăn ở căng tin của trường. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đến trường học thêm ca lỡ đến tám giờ tối mới về. Nào là những ngày trời mưa… Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khắp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những kỉ niệm nơi đây.

Một đời người - một dòng sông…
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
“Muốn qua sông phải lụy đò”
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa

(Người lái đò)

Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kỹ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô - những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học… “Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy”. Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai. Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người thầy”. Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói… Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ. Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời gắn bó, bởi chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Một lần nữa tôi xin chúc thầy cô - những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt… để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.

 

Tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung chuyên... và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn.

Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 4

Thời cắp sách tới trường là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Ngày bé, cứ ngỡ chỉ có bố, có mẹ là yêu thương ta hết mực. Đến tuổi đi học, ta nhận ra còn có những người cha, người mẹ của hơn ba mươi lăm đứa con đang đến tuổi ẩm ương. Họ từng bước dạy ta nên người, dạy kiến thức, dạy cuộc sống, dạy ta biết ta phải làm gì trong cuộc đời khó khăn này. Cô Hương Giang - giáo viên...

nguyenmaicamkhanh
Xem chi tiết
๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
5 tháng 11 2018 lúc 18:56

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đã lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

-   Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt của các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua được thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

       Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,       

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.



 

minh phượng
5 tháng 11 2018 lúc 19:00
Nhân một chuyến đi thăm nghĩa trang liệt sĩ,tôi gặp người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã mất.Tôi và người sĩ quan đó trò chuyện rất vui vẻ và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong "Bài Thơ Về Tiểu Ðội Xe Không Kính" của Phạm Tiến Duật năm xưa. 

Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt,những con đường huyết mạch nối giữa miền Nam và miền Bắc lại là nơi ác liệt nhất.Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm dội xuống những con đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam.Trong những ngày tháng đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực,vũ khí,đạn dược...trên con đường TS này.Bom đạn của giặc Mỹ đã biến cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa.Nghe anh kể,tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ ác liệt mà những người lính lái xe phải chịu đựng ngày đêm.Nhưng không phải vì thế mà họ lùi bước,họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường.Họ nhìn thấy đất,nhìn thấy trời,thấy cả ánh sao đêm,cả nhưng cánh chim sa,họ nhìn thẳng về phía trước,phía ấy là tương lai của đất nước được giải phóng,của nhân dân được hạnh phúc,tự do.Người sĩ quancòn kể với tôi rằng không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn lái những chiếc xe đó,bụi ùa vào làm những mái tóc đen xanh trở nên trắng xóa như người già,bọn họ cũng chưa cần rửa rồi nhìn nhau cất tiếng cười ha ha.Ôi! tiếng cười của họ sao thật nhẹ nhõm.Gian khổ ác liệt,bom đạn của kẻ thù đâu có làm họ nãn chí,sờn lòng.Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận,gặp mưa thì phải ướt áo thôi.Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cứ ráng lái thêm vài trăm cây số nữa,vượt qua những chặng đường ác liệt,đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng,gió sẽ lùa vào rối áo sẽ khô mau thôi.Khi được học "Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính" tôi cứ luôn suy nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có nhân vật trong bài thơ mới vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp,được trò chuyện với người chiến sĩ lái xe năm xưa,tôi mới hiếu rõ hơn về họ.Họ vẫn vui tươi,tinh nghịch.Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm nổ sát bên tai phá hủy con đường,cái chết luôn rình rập bên họ nhưng họ vẫn là những con người lạc quan,yêu đời.Anh sĩ quan lại kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó anh luôn được gặp những người bạn,những người đồng đội của anh.Có những người còn,có những người đã hy sinh...Trong những giây phút gặp gỡ hiểm hoi đó,cái vắt tay qua ô cửa kính vỡ đã làm cho tình đồng đội của họ thấm thiết hơn rồi những bữa cơm bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe TS.Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua.Sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.Đúng là con đường của họ đang đi,nhiệm vụ của họ đang làm vô vùng nguy hiểm.Bom đạn Mỹ hạ xuống bất cứ lúc nào,cả ngày lẫn đêm.Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết những chiếc xe ấy không chỉ mất kính mà còn mất cả đèn,rồi không có mui xe,thùng xe rách xước,những thiếu thốn này không ngăn cản được những chiếc xe vẫn chạy băng băng về phía trước,phía trước ấy là miền Nam ruột thịt.Nghĩ đến hình ảnh những chiếc xe băng băng về phía trước tôi lại nghĩ đến những người lính lái xe.Họ thật dũng cảm,hiên ngang,đầy lạc quan,có chút ngang tàng nhưng họ sống và chiến đấu vì Tổ Quốc,vì nhân dân.Những chuyến hàng của họ đã góp phần tạo nên chiến thắng của dân tộc ta:chiến thắng mùa xuân năm 1975,giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước. 

Tôi và anh sĩ quan chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện rất vui.Tôi khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước,ý chí kiên cường của họ và tôi hiểu rằng thế hệ chúng tôi luôn phải ghi nhớ công ơn của họ,cần phải phấn đấu trở thành công dân gương mẫu,nắm vững khoa học,kĩ thuật để xây dựng một đất nước văn minh,hiện đại.
Học tốt nhé 
nguyenmaicamkhanh
5 tháng 11 2018 lúc 19:06

Bài văn khoảng 6 hoặc 7 trang.

ko chép văn mẫu

Trọng Nguyễn
Xem chi tiết
PHÙNG QUỲNH Chi
Xem chi tiết
Tạ Khánh Linh
Xem chi tiết
Thảo Phương
6 tháng 11 2016 lúc 21:07

Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.

Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.

Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.

Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.

Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.

Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.

Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!

Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.

“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.

Tạ Khánh Linh
6 tháng 11 2016 lúc 21:09

Các bạn ơi đừng chép trên mạng nhé ! Cô giáo mình ghê lắm !

Linh Phương
6 tháng 11 2016 lúc 21:30

Mở bài: Giới thiệu người định tả.

Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

Thân bài:

a)Tả hỉnh dáng:

- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhãn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...

- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

+ Mái lóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

+ Đôi mắt bà còn rất sáng.

+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

b)Tả tính tình:

- Những thói quen và sở thích cùa bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...

(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi ghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.

Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.


Bạn dựa vào dàn ý để làm thành bài văn về ông nha!