Theo tác giả, tác phẩm " Lặng lẽ Sa Pa" là 1 bức chân dung , đó là chân dung của ai? Hiện ra trong cái nhìm và suy nghĩ của những nhân vật nào? Vì sao tác giả lại khảng định đó là bức chân dung?
Cho câu chủ đề sau :
“Lặng lẽ Sa Pa” như tác giả nói là bức chân dung – chân dung của các nhân vật, trong đó có ông hoạ sĩ.
Viết đoạn văn khoảng 15 câu (sử dụng thành phần phụ chú và phép thế) nêu cảm nhận của em về ông hoạ sĩ (những suy nghĩ về nghệ thuật, về con người, cảm xúc trước người thanh niên ở trạm khí tượng)
- Giới thiệu ngòi bút điềm tĩnh và giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long.
- “Bối rối, xúc động, một nét thôi cũng đủ khơi gợi một tâm hồn”, lời kể giản dị và chân thật của anh thanh niên đã làm ông xúc động. Hoá ra cái đẹp thật giản dị, nó nằm ngay trong cuộc sống, ở quanh ta. Nhiều khi một nét, một chút cảm xúc “đủ đem lại ý nghĩa cho chuyến đi của ông, nó không hề vô ích” . Bối rối, ấy là tâm trạng xúc động, xao xuyến trước vẻ đẹp của cuộc sống. Người thanh niên không phải là một người anh hùng lao động được vinh danh như ta thường thấy, nhưng phải chăng chính nét đẹp dung dị như cuộc sống và lặng thầm như Sa Pa lại có sức thuyết phục nhất đối với những con người từng trải như ông ? Và người hoạ sĩ lại càng thấm thía…
- “Vẽ bao giờ…” (dẫn chứng sgk) ⇒ Suy nghĩ hết sức nghiêm túc về hội hoạ và nghề nghiệp. Phải là một con người giỏi nghề mới thấy được sự bất lực của hội hoạ trước cuộc đời, trước con người để luôn cố gắng vượt qua giới hạn của chính mình- những ngưỡng cửa đầy khó khăn. Phải làm thế nào để truyền lại cho người xem những cảm xúc ấy của ông về người thanh niên…
- Ông hoạ sĩ là người như vậy. Với ông, vẽ là một công việc gian nan và đầy khó khăn, không hề đơn giản. Không phải ai cũng có được những suy nghĩ sâu sắc như vậy.
⇒ Những suy nghĩ ấy không chỉ bó hẹp trong hội hoạ, điều ấy đáng để cho chúng ta ngẫm ngợi, nghĩ suy.
Theo tác giả, tác phẩm " Lặng lẽ Sa Pa" là 1 bức chân dung , đó là chân dung của ai? Hiện ra trong cái nhìm và suy nghĩ của những nhân vật nào? Vì sao tác giả lại khảng định đó là bức chân dung?
– Cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người: Ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn.
– Tình huống truyện: Giản dị, nhẹ nhàng, lặng lẽ.
– Bức chân dung: Tác phẩm là bức chân dung về anh thanh niên, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ.
Dđó là chân dung của anh thanh niên .
Theo tác giả Nguyễn Thành Long, “nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung”. Đó là bức chân dung người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm mây phủ cây phong, một mình giữa cái lặng lẽ của Sa Pa.
Tác giả gọi tác phẩm của mình là một bức chân dung bởi lẽ: ông chỉ để nhân vật chính (anh thanh niên) xuất hiện trong một cuộc gặp gỡ ngắn (nửa giồ đồng hồ) với ba nhân vật khác (ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ). Cuộc sống, tình cảm, việc làm của anh hiện lên qua lòi kể của bác lái xe, qua sự quan sát của ông họa sĩ, cô kĩ sư và qua lòi bộc bạch của chính anh. Cốt truyện đơn giản, không xung đột, không thắt nút, kịch tính, cao trào như nhiều truyện ngắn khác, mà nhẹ nhàng, bàng bạc một chất thơ thấm thìa, sâu sắc. Qua những nét phác họa, chân dung nhân vật chính nổi bật lên nét đẹp tinh thần, tình cảm và lôì sông tiêu biểu của thanh niên thòi đại Hồ Chí Minh.
Tại sao nói tác giả Nguyễn Thành Long ( Lặng lẽ Sa Pa ) muốn vô danh những nhân vật trong chính tác phẩm đó ?? Qua đó em hiểu được điều gì về tác phẩm và tác giả ??
Vì:
+ Tác giả muốn bình thường hóa họ
+ Muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên đất nước.
* Qua đó em hiểu được : tác giả muốn các nhân vật trong truyện thể hiện tình cảm đối với nhau để nâng cao phẩm chất của mỗi con người và vấn đáp những câu văn vô danh, muốn nói chung đến tất cả mọi người để có thể đưa ra những lời khuyên cho mọi người.
Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có đoạn:
"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa."...
1. "Nghề này" mà anh nói đến là công việc gì? Nhân vật đã lí giải lí do nào khiến anh không nghĩ như vậy nữa?
2. "Trong cái lặng im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước."
a. Họ là những ai ? Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật trong tác phẩm của mình ?
b. Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ chủ đề: Ở Sa Pa luôn có những con người miệt mài làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép nối để liên kết câu (gạch chân, chú thích rõ).
3. Cuộc sống của "anh" trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" gợi em liên tưởng tới nhân vật nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn?
1. Nghề này là nghề làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu mà anh đang làm. Lí do khiến anh không nghĩ vậy nữa vì anh thấy có sự gắn bó giữa công việc của mình với bao nhiêu anh em đồng chí dưới xuôi, đồng thời công việc cũng chính là một người bạn, làm cho anh không cảm thấy cô đơn.
2. a. Họ là những người ngày đêm thầm lặng cống hiến như anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau, anh kĩ sư nghiên cứu bản đồ sét... Tác giả không đặt tên cho các nhân vật của mình hàm ý đó không chỉ là một con người cụ thể mà đặt tên dựa trên nghề nghiệp và giới tính đẻ lấy họ làm đại diện cho những con người đang lặng thầm cống hiến nói chung.
Viết đoạn văn rõ chú thích nhé em.
3. Cuộc sống của anh thanh niên khiến em liên tưởng tới nhân vật Rô-bin-xơn trong tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đi-phô) cũng từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn.
Tìm những từ ngữ, hình ảnh mà tác giả đã sử dụng để tự phác họa bức chân dung về bản thân trong sáu câu thơ đầu. Bức chân dung đó như thế nào? (làm vào vở).
- Những từ ngữ, hình ảnh: Chẳng quan mà chẳng phải dân, Ngơ ngơ ngẩn ngẩn, vểnh râu, lên mặt
- Bức chân dung tự họa của tác giả, khắc họa tài năng văn chương chữ nghĩa của tác giả nhưng lại cho mình là ngu dốt, là ngẩn ngơ, không ăn thua với đời, ăn bám vợ con, vô công rỗi nghề.
Trong bức chân dung tả Thúy Kiều tác giả đặc tả tài năng của Thúy Kiều như thế nào?
A. Tài cầm, kì, thi, họa theo chuẩn mực vẻ đẹp thời phong kiến
B. Tài năng của Thúy Kiều xếp thứ hai, sau nhan sắc
C. Tài năng của Thúy Kiều nổi trội hơn hẳn là ở tài chơi đàn
D. Cả 3 đáp án trên
Đề: Trong chuyện ngắn LLSP tác giả vó viết: "Trong cái lặng lẽ của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỉ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước." Qua nhân vật anh thanh niên, em hãy làm sáng rõ ý nghĩa triết lí của đoạn văn trên. M.n giúp e với ạ
Viết đoạn văn giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Vân. Từ đó, em hãy nêu cảm hứng nhân đạo mà tác giả gửi gắm vào bức chân dung của Thúy Vân.