Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phương_52_7-23 Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 10 2023 lúc 23:38

- Đa dạng về loại khoáng sản: Việt Nam có nhiều loại khoáng sản khác nhau, bao gồm than đá, dầu khí, quặng sắt, bauxite, đá vôi, đá granit, đá marble, và nhiều loại khoáng sản khác. Điều này cung cấp cơ hội lớn cho việc phát triển các ngành công nghiệp liên quan.

- Phân bố địa lý đa dạng: Các nguồn tài nguyên khoáng sản phân bố khắp cả nước, từ Bắc vào Nam và từ Đông ra Tây. Ví dụ, các nguồn dầu khí tập trung ở biển Đông, trong khi than đá chủ yếu tìm thấy ở vùng miền Bắc. Điều này giúp phân phối nguồn lực và phát triển kinh tế ở nhiều khu vực.

- Tiềm năng khai thác và sử dụng: Nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Ví dụ, tiềm năng khai thác dầu khí và quặng bauxite của Việt Nam vẫn còn lớn. Điều này cung cấp cơ hội cho việc phát triển và mở rộng các ngành công nghiệp liên quan.

- Thách thức bảo vệ môi trường: Khai thác tài nguyên khoáng sản có thể ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là trong việc tạo ra ô nhiễm môi trường và thiệt hại đối với đất đai. Do đó, việc quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản một cách bền vững là một thách thức quan trọng cần được xem xét.

- Quản lý hiệu quả: Để tận dụng sự đa dạng nguồn tài nguyên khoáng sản, cần có sự quản lý hiệu quả và minh bạch. Việc quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản cần phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, quyền sở hữu, và phát triển bền vững.

Minh Đẹp zai 8/1
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
11 tháng 3 2022 lúc 7:59

Tham khảo:

 

Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản

Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).

Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).

Giang シ)
11 tháng 3 2022 lúc 8:01

Tham khảo:

 

Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản

Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).

Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).

Nguyễn Như Lan
11 tháng 3 2022 lúc 8:29

Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản, khoảng 50 điểm quặng và tụ khoáng gần 60 loại khoáng sản khác nhau.

 - Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như:

 + Than (nơi phân bố: chủ yếu ở Quảng Ninh)

 + Dầu mỏ (nơi phân bố: vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu)

 + Sắt (nơi phân bố: Thái Nguyên và Hà Tĩnh)

 + Crôm (nơi phân bố: Thanh Hóa)

 + A - pa - tít (nơi phân bố: Lào Cai)

 + Bô - xít (nơi phân bố: các tỉnh Tây Nguyên)

 + Ti - tan (nơi phân bố: Thái Nguyên)

 + Than bùn (nơi phân bố: Cà Mau)

 + Thiếc (nơi phân bố: Cao Bằng)

 + Vàng (nơi phân bố: Đồng Miêu)

 + Chì - Kẽm (nơi phân bố: Bắc Kạn)

 + Đồng (nơi phân bố: Sơn La)

 + Đá Quý (nơi phân bố: Nghệ An)

 + Đất hiếm (nơi phân bố: Lai Châu)

Tham khảo bạn nhé :)))))

 

gia bảo
Xem chi tiết
AKARI GAMING™
2 tháng 5 2019 lúc 7:41

Các loại khoáng sản như:đồng , chì , kẽm , thiếc, vàng ,  bạc,......

응 우옌 민 후엔
2 tháng 5 2019 lúc 7:46

Các khoáng sản có nguồn gốc nội sinh là: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc...

Bạn tìm hiểu thêm tại: SGK Địa lí 6, trang 50 để biết thêm nhé (chi tiết câu trả lời có tại trang 50 như theo dẫn)

Hà Tĩnh
Xem chi tiết
Hquynh
5 tháng 5 2021 lúc 21:35

TK:

- Vị trí, giới hạn: nằm ở cực Nam của Trái Đất. Gồm lục địa Nam Cực, các đảo ven lục địa

 - Diện tích: 14,2 triệu km2km2

- Khí hậu: đc gọi là " cực lạnh" của thế giới, nđộ thấp nhất ( - 94,5 oCoC), nằm trong vùng khí áp cao, có gió bão nhiều nhất thế giới.

- Địa hình: toàn bộ lục địa Nam Cực đc bao phủ bởi băng tuyết, tạo thành các cao nguyên khổng lồ, thể tích băng: 35 triệu/ km2km2.

+ Ngày nay, do biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên khiến băng tuyết ở châu Nam Cực tan ra ngày càng nhanh.

2. Tài nguyên, sinh vật:

* Sinh vật:

- Thực vật: ko có

- Động vật: + Phong phú: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, các loài chim và nguồn hải sản tôm, cá,.. sống ở ven lục địa và trên các đảo

+ Do con người đánh bắt quá mức dẫn đến cá voi xanh có nguy cơ tuyệt chủng

- Con người: chủ yếu là các nhà nghiên cứu khoa học, vẫn chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.

* Khoáng sản: phong phú, dồi dào: than đá, sắt, đồng, dầu khí,...

Oanh Ngọc
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
8 tháng 7 2020 lúc 13:54

-Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.

-Hiện nay các mỏ khoáng sản có xu hướng cạn kiệt nguyên nhân chủ yếu là quản lí lỏng lẻo, khai thác quá mức, thăm dò đánh giá chưa chuẩn xác về số lượng, trữ lượng, sử dụng chưa tiết kiệm, hiệu qủa.

Thành Hero
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 3 2017 lúc 23:25

Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản:

Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, dù giàu có đến đâu chúng ta cũng phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Hiện nay một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí.
Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ờ một số vùng của nước ta như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu v.v... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
26 tháng 9 2018 lúc 15:27

Đáp án A

Tuyen Vo van
Xem chi tiết
Nguyễn Huệ Lộc
Xem chi tiết
Trịnh Long
23 tháng 5 2020 lúc 11:00

Câu 2:

* Lợi thế:

- Tăng cường buôn bán trao đổi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, mở rộng thị trường xuất khẩu.

+ Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.

+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

+ Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.

- Tăng cường hợp tác toàn diện với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng....

- Dự án phát triển hành lang Đông – Tây góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh ở miền Trung nước ta, đổi mới cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

* Khó khăn:

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...

Câu 3:

a. Diện tích, giới hạn.

- Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.

- Diện tích : 3.477.000 km2 , rộng và tương đối kín.

- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông.

- Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.

- Chế độ gió:

+ Tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió hướng đông bắc.

+ Tháng 5 đến tháng 9:gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

+ Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s

- Chế độ nhiệt:

+ Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền.

+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.

- Chế độ mưa:

+ 1100 – 1300mm/ năm.

+ Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.

- Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.

- Chế độ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).

- Độ mặn trung bình: 30 – 33%o