Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phàn Tử Hắc
Xem chi tiết
kaio Nguyễn
8 tháng 11 2017 lúc 9:29

Câu 5: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các nước như Anh ,Pháp ,Mĩ tiến hành CẢI CÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI;các nước như Đức , I-ta-li-a, Nhật Bản ĐÃ TIẾN HÀNH PHÁT XÍT HÓA CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

Vũ Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
kaio Nguyễn
16 tháng 11 2017 lúc 18:51

2)

GIAI ĐOẠN NỘI DUNG CHỦ YẾU
1918-1923 Các nước châu Âu,kể cả các nước thắng trận và bại trân đều bị suy sụp về kinh tế
1924-1929 Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng
1929-1939 Cuộc khủng hoảng kinh tế

3)trả lời:Do nước Đức là nước thua trận trong cuộc đại chiến tranh lần thứ nhất bị mất hết thuộc địa và suy sụp về kinh tế. Sau đó lại gặp cuộc khủng hoảng nên làm cho tình hình kinh tế Đức tồi tệ hơn so với các nước châu Âu

Bạch Hà An
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh
23 tháng 2 2016 lúc 9:56

- Cuối tháng 10-1929, cuộc khủng hoảng bất ngờ nổ ra ở Mĩ, bắt đầu từ lĩnh vực tài chính - ngân hàng, sau đó nhanh chóng lan sang các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.

- Cuộc khủng hoảng đã chấm dứt thời kì hoàng kim và tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế Mĩ. Năm 1932, sản xuất công nghiệp chỉ còn 53% (so với 1929), 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp...

- Các mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng trong cả nước. 

Đặng Linh
Xem chi tiết
Học nữa học mãi cố gắng...
4 tháng 12 2017 lúc 12:20

4

Năm 1929. cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.
Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929. dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.
Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 1 2019 lúc 18:08

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929 – 1933) đối với nước Mĩ rất nghiêm trọng:

* Kinh tế :

- Ảnh hưởng nghiêm trọng các ngành sản xuất công nông và thương nghiệp:

     + sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% so với năm 1929

     + 40% tổng số ngân hàng phải đóng cửa (10 vạn)

     + 11,5 công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản

* Chính trị- xã hội:

     + Nạn thất nghiệp, nghèo đói tràn lan, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn

     + Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ

An Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 2 2018 lúc 9:19

Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã đe dọa nghiêm trọng cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Cần thay đổi con đường phát triển của mình sao cho phù hợp với tình hình cụ thể thời kì này.

Đáp án cần chọn là: A

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 1 2019 lúc 6:46

- Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.

+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
11 tháng 4 2017 lúc 12:05

-Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị-xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.

-Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

-Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường, đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.