viết 1 đoạn văn bằng lời của mình về bài A1 sgk trang 60
Viết 1 đoạn văn ngắn về bất lợi khi sống ở thành phố bằng Tiếng Anh
Viết 1 đoạn văn ngắn về bất lợi khi sống ở thành phố bằng Tiếng Anh( từ gợi ý sgk trang 23 bài 1 )Viết trình tự giống bài 4.
Không lấy bài trên mạng.(hứa tick 20 câu trả lời gần nhất của những ai trả lời không lấy bài trên mạng)
No mạng :
I have traveled to many places and experienced many different cities. However, my favorite city is Danang. Danang is known as the most livable city in Vietnam. Here the air is very fresh. Everyone here is extremely friendly. In many other cities, many theft, in Da Nang, theft is strictly handled. Peace of mind makes people feel secure to live. Danang has very pleasant weather. There are many famous tourist spots here. I really like the beach in Danang. When I was in Da Nang, I somehow felt all the good things in this life. I suddenly forgot the hustle of Hanoi. Instead, I’m living my own self-satisfaction. The consciousness of the people here is very good. Due to the measurement, the traffic condition is also excellent. In Da Nang you can experience free wifi wherever you go – great, right? I am so proud of being Vietnamese, proud that there is such a wonderful place in this beautiful S-shaped country like Da Nang.
* Dịch:
Tôi từng được đi du lịch ở nhiều nơi và trải nghiệm tại nhiều thành phố khác nhau. Tuy nhiên thành phố mà tôi thích nhất đó là Đà Nẵng. Đà Nẵng nổi tiếng là thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Ở đây không khí rất trong lành. Mọi người ở đây vô cùng thân thiện. Ở nhiều thành phố khác, rất nhiều trộm cắp thì ở Đà Nẵng tình trạng trộm cắp được xử lý nghiêm ngặt. Cảm giác yên bình khiến cho mọi người yên tâm mà sống. Đà Nẵng có thời tiết rất dễ chịu. Ở đây có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng. Tôi rất thích bãi biển ở Đà Nẵng. Khi ở Đà Nẵng tôi mới phần nào cảm nhận được hết những điều tốt đẹp của cuộc sống này. Tôi bỗng chốc quên đi sự vội vã của Hà Nội. Thay vào đó tôi đang sống cho chính cảm giác mãn nguyện của bản thân. Ý thức của người dân ở đây rất tốt. Do đo, tình trạng giao thông cũng vô cùng tuyệt vời. Ở Đà Nẵng bạn được trải nghiệm wifi miễn phí dù đi đến bất cứ đâu – thật tuyệt vời phải không nào? Tôi thật tự hào khi là người Việt Nam, tự hào rằng trên đất nước hình chữ S xinh đẹp này đã có một nơi tuyệt vời như Đà Nẵng.
Bài 2 :
Each person has different preferences. Some people like a peaceful, gentle life in a warm countryside, some strangers like the cheerful bustle of the street. If anyone has ever lived in the city, there are many benefits to being here. The city is a place of economic development. It is not difficult for you to find a job. Therefore, many people tend to come to big cities to live and develop. While living in the city, you can meet many knowledgeable and knowledgeable people. From there add self-improvement. Quality of life in cities will be fundamentally better than in the countryside. The quality of training in the city is also better than that in the countryside. Most of the quality schools are located in cities. In the city there are many modern and convenient entertainment areas. This is a safe and reasonable place to play for all families. As a young person who likes new and comfortable things, I enjoy life in this beautiful city.
* Dịch:
Mỗi người có sở thích khác nhau. Có người thích cuộc sống bình yên nhẹ nhàng ở một vùng quê ấm áp, có người lạ thích sự nhộn nhịp vui tươi của phố xá. Nếu ai đã từng sống ở thành phố thì sẽ thấy có rất nhiều lợi ích khi ở đây. Thành phố là nơi có kinh tế phát triển. Không khó để bạn tìm kiếm một công việc. Do đó nên nhiều người thường có xu hướng đến những thành phố lớn để sinh sống và phát triển. Khi sinh sống tại thành phố bạn có thể được tiếp xúc với nhiều người có trí hướng và hiểu biết rộng. Từ đó thêm hoàn thiện bản thân. Chất lượng sống ở thành phố về cơ bản sẽ tốt hơn ở nông thôn. Chất lượng đào tạo ở thành phố cũng tốt hơn ở nông thôn. Hầu hết những trường học chất lượng đều nằm ở những thành phố. Ở thành phố có rất nhiều khu vui chơi giải trí hiện đại và tiện nghi. Nơi đây là địa điểm vui chơi an toàn và hợp lí cho mọi gia đình. Là một người trẻ trung và thích những điều mới mẻ, tiện nghi thì tôi thích một cuộc sống ở thành phố xinh đẹp này.
Viết 1 đoạn văn ngắn về bất lợi khi sống ở thành phố bằng Tiếng Anh
Viết 1 đoạn văn ngắn về bất lợi khi sống ở thành phố bằng Tiếng Anh( từ gợi ý sgk trang 23 bài 1 )Viết trình tự giống bài 4.
Không lấy bài trên mạng.(hứa tick 10 câu trả lời gần nhất của những ai trả lời không lấy bài trên mạng)
Dựa theo bài thơ,hãy viết một đoạn văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch ( Phần Luyện tập,trang 68, SGK tập 2 )
*Giúp mình nha*
_desu_
Vào năm 1951, tại chiến khu Việt Bắc, tôi đã có cơ được làm việc cùng Bác Hồ. Vào một buổi tối nọ, lúc đó trời đã rất khuya mà lại còn mưa vậy mà tôi vẫn thấy Bác ngồi đó. Bác ngồi im bên bếp lửa nhóm lửa cho chúng tôi. Tôi thương Bác lắm, Bác như 1 người cha của tôi vậy. Bác đứng dậy, đi dém chăn cho từng người một. Bác sợ mọi người giật mình nên đi rất nhẹ nhàng. Cuối cùng tôi hỏi Bác:" Bác ơi, Bác chưa ngủ, bác có lạnh lắm không?" Bác trả lời :" Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc!" Tôi dậy đã đến lần thứ 3, Bác vẫn ngồi đó. Tôi khuyên Bác đi ngủ vì trời sắp sáng. Nhưng Bác không chịu. Bác nói : Bác thương đoàn dân công phải sống khổ cực. Tôi cũng thức luôn cùng bác
Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!
Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:
– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:
– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:
– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!
Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:
– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?
Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.
Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.
Bạn tham khảo nha!
Ok!!
MB: Tôi là một chiến sĩ được tham gia vào chiến dịch Biên giới Thu-Đông vào năm 1950. Lần này, tôi rất vinh hạnh khi được ở cạnh Bác trong một đêm. Kỉ niệm ấy tôi không bao giờ quên.
TB: Đêm nọ, ngoài trời mưa lâm thâm, tối như mực, khí trời se se lạnh, tôi giật mình thức giấc và đã rất ngạc nhiên, xúc động khi chứng kiến cảnh Bác không ngủ và những cử chỉ ân cần, săn sóc chu đáo của Bác dành cho các anh chiến sĩ lúc mọi người ngủ sâu. Bác ngồi im lặng nhìn bếp lửa với vẻ mặt trầm ngâm, chòm râu im phăng phắc. Tôi càng thương và kính trọng bác nhiều khi tận mắt chứng kiến những việc làm của "người cha" đốt lửa cho anh nằm, dém chăn cho từng người một...Lần thứ ba thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi đó, tôi mời Bác đi ngủ nhưng Bác từ chối.
KB: Thấu hiểu được tình thương của Bác dành cho chiến sĩ, tôi thức luôn cùng Bác. Được ở cạnh Bác, tôi thấy tâm hồn mình đã lớn hơn và học được ở Bác rất nhiều điều quý giá.
Chúc bạn học tốt nha ^^
viết đoạn văn ngắn 6-8 câu nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao số 1 (sgk ngữ văn 7 trang 35)
Trong bài ca dao 1, bằng lời hát ru, người mẹ muốn nói với con cần ghi nhớ công ơn của cha mẹ dành cho con cái.
- Bài ca dao sử dụng lời hát ru, người nghe sẽ dễ thấm nhuần tư tưởng hơn, chính điều này khiến cho ca dao dễ đi vào lòng người hơn.
- Hình ảnh so sánh trong bài: Công cha- núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước biển Đông để thấy được sự mênh mông, vĩnh hằng của trời đất, thiên nhiên để so sánh.
- Những câu ca dao tương tự nói đến công cha, nghĩa mẹ, tương tự như ở bài 1:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức cả năm canh
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang
Trong bài ca dao 1, bằng lời hát ru, người mẹ muốn nói với con cần ghi nhớ công ơn của cha mẹ dành cho con cái.
- Bài ca dao sử dụng lời hát ru, người nghe sẽ dễ thấm nhuần tư tưởng hơn, chính điều này khiến cho ca dao dễ đi vào lòng người hơn.
- Hình ảnh so sánh trong bài: Công cha- núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước biển Đông để thấy được sự mênh mông, vĩnh hằng của trời đất, thiên nhiên để so sánh.
- Những câu ca dao tương tự nói đến công cha, nghĩa mẹ, tương tự như ở bài 1:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức cả năm canh
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
Học tốt :)
1 Viết đoạn văn 3 đến 5 câu về vẻ đẹp được gợi ra trong đoạn văn "Chợ Năm Căn...chợ vùng rừng Cà Mau"(Bài Sông nước Cà Mau sgk Ngữ văn 6)
2 Nêu cảm nhận của em về đoạn văn "Mùa xuân ... mùa xuân đấy" (đoạn 3 trang 28 sgk ngữ văn 6)
Viết đoạn văn 8 câu phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao thứ 2 trang 38 SGK văn 7 tập 1
Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì ? ... Như thế có tác dụng gợi lên sự rộng dài, to lớn, và vì vậy ta có cảm giác ... thuật: đảo ngữ, điệp ngữ và phép đối xứng giúp cho người đọc như ... ca dao thường được diễn đạt bằng thể thơ lục bát . ... dùng nghệ thuật đối xứng , điệp ngữ , so sánh và đảo từ.
Tham khảo :
Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
https://loigiaihay.com › cach-lam-bai-van-bieu-cam-ve-tac-pham-van-hoc-...
ĐỀ BÀI:
Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về 1 KHỔ của bài thơ "Về thăm mẹ"
(SGK Tiếng Việt 6 tập 1, trang 40).
Giúp mik zới, mik đang cần gấp lém!!!
**Tham khảo**
Tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống có lẽ chính là tình mẫu tử. Viết về đề tài này, bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
Bài thơ chính là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ. Nhân vật trữ tình trở về quê thăm người mẹ trong hoàn cảnh một chiều đông, lại có mưa rơi. Điều đó khiến cho nỗi nhớ càng mẹ càng trở nên da diết, cồn cào:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Hình ảnh bếp lửa cũng đã rất quen thuộc trong thơ ca. Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
Tác giả đã nhớ về mẹ khi nhìn thấy hình ảnh “bếp lửa” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Không chỉ vậy, những sự vật trong căn nhà nhỏ cũng khiến cho nhân vật trữ tình nhớ đến mẹ:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Những sự vật bình dị, nhưng đã thể hiện sự hy sinh, tình yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình.
Để rồi, lòng con bồi hồi cứ mãi “thơ thẩn vào ra” mong ngóng mẹ trở về. Hai câu thơ cuối là đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người con lúc này:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Quả là tình cảm mẫu tử sâu sắc. Người con cảm thấy nghẹn ngào, thương xót cho sự vất vả của mẹ.
Bài thơ “Về thăm mẹ” đã giúp người đọc thấy được tình yêu thương của người con dành cho mẹ của mình.
Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.
Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.
Chúc bạn học tốt
Nhớ tick nha
Đọc đoạn văn (trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi:
d) Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?
d, Bố cục bài viết mạch lạc, chặt chẽ
Câu 4 (trang 79, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Theo em nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này.
Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ.
Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng” , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Thị Mầu là con người của nghệ thuật.