Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 11 2017 lúc 2:30

Gợi ý làm bài

a) Vẽ sơ đồ

Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

b) Nhận xét tình hình phát triển và sự phân bố

- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (chiếm 23,7% năm 2007).

- Công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

Bình luận (0)
Trần Anh Tài
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Minh Nguyệt
24 tháng 2 2016 lúc 16:48

a) Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta giai đoạn 2000-2007 (giá so sánh 1994, đơn vị : nghìn tỉ đồng)

             Năm       2000     2005      2007
Giá trị sản xuất công nghiệp          49,4       97,7     135,2

Nhận xét : 

- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần

- Ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp ( chiếm 23,7% năm 2007)

b) Sự phân bố các trung tâm công nghiệp chế biến

Các trung tâm công nghiệp chế biên phân bố rộng khắp cả nước nhưng không đều giữa các vùng, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Miền Trung

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 8 2017 lúc 5:04

HƯỚNG DẪN

a) Vai trò của ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm

- Thông qua hoạt động chế biến, các sản phẩm nông nghiệp - thuỷ sản vừa có chất lượng cao, lại vừa dễ bảo quản, thuận tiện cho việc chuyên chở.

- Xây dựng ngành công nghiệp này đòi hỏi vốn đầu tư ít hơn nhiều so với các ngành công nghiệp nặng, vốn quay vòng lại nhanh hơn. Việc thu hồi vốn diễn ra sau một thời gian ngắn làm tăng tốc độ tích luỹ cho nền kinh tế.

- Tạo nên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

- Thúc đẩy việc sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn.

b) Chứng minh nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ từ nông nghiệp và thuỷ sản tương đối phong phú. Nhiều vùng chuyên canh quy mô lớn về cây trồng (lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả) và vật nuôi (gia súc lớn, gia súc nhỏ, gia cầm, thuỷ sản) đã được hình thành, tạo cơ sở thuận lợi, đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ thường xuyên, ổn định cho công nghiệp chế biến.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, cả trong nước và ngoài nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được đầu tư phát triển.

- Nguồn lao động dồi dào.

- Chính sách phát triển (công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 8 2018 lúc 6:16

HƯỚNG DẪN

a) Sự phân bố

- Lương thực: phân bố khắp nơi, chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều: tập trung ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

- Rượu, bia, nước giải khát: ở các đô thị lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng...).

- Đường, sữa, bánh kẹo: phân bố khắp nơi, tập trung ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Cần Thơ.

- Sản phẩm chăn nuôi: tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá, Bình Định, Khánh Hoà...

- Thuỷ, hải sản: tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

b) Nhận xét

- Phân bố rộng rãi trong cả nước.

- Gần nguồn nguyên liệu, gần nơi tiêu thụ.

c) Giải thích

- Nguyên liệu (từ trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản) có mặt ở khắp nơi.

- Một số nguyên liệu tươi sống không để được lâu, vận chuyển gặp khó khăn.

- Sản phẩm đáp ứng nhu cầu thường xuyên và thiết yếu của dân cư.

Bình luận (0)
Cuong Vu manh
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 4 2017 lúc 4:27

HƯỚNG DẪN

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thường tập trung ở các đô thị, nhất là các đô thị lớn và vừa. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phấm phân bố cả ở đô thị và đồng bằng, ven biển, miền núi.

- Nguyên nhân:

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ít gắn trực tiếp với nguyên liệu trong tự nhiên, chủ yếu từ sản phẩm của công nghiệp cơ khí, hóa chất, dệt... nên dễ vận chuyển, bảo quản; do vậy phân bố hướng tập trung vào nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là nơi có quy mô dân số lớn và mật độ tập trung cao như ở các đô thị.

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có một số phân ngành sử dụng nguyên liệu tươi sống từ tự nhiên (mía đường, chế biến thủy sản, xay xát...) khó bảo quản, khó vận chuyển nên thường phân bố tập trung ở những vùng sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng, ven biển. Một số phân ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm khác (bia, rượu, nước giải khát...) có nguồn nguyên liệu dễ bảo quản và vận chuyển nên thường tập trung hướng vào nhu cầu tiêu thụ, ở các đô thị, nhất là đô thị lớn.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 5 2018 lúc 9:51

HƯỚNG DẪN

- Các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phân bố ở cả các đồng bằng và miền núi, trung du, ven biển; cả ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam...

- Nguyên nhân:

+ Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ở khắp nơi từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp...

+ Nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm rộng khắp.

+ Điều kiện phát triển thuận lợi: không cần vốn lớn, lao động có trình độ chuyên môn cao, máy móc hiện đại, kĩ thuật cao; quay vòng vốn nhanh, dễ xây dựng và dễ đầu tư...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 11 2019 lúc 13:26

- Nông nghiệp:

+ Lúa gạo phân bố ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia. Đây là cây lương thực chính nên được trồng ở những nơi có điều kiện thích hợp như: khí hậu nóng ẩm, nước tưới dồi dào.

+ Cây công nghiệp là cao su, cà phê, mía,... tập trung trên các cao nguyên do yêu cầu về đất, khí hậu khắt khe hơn.

- Công nghiệp:

+ Luyện kim: có ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, thường ở các trung tâm công nghiệp gần biển, do có nguyên liệu hoặc nhập nguyên liệu.

+ Chế tạo máy: có ở hầu hết các quốc gia và chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp gần biển do thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu cũng như xuất sản phẩm đã được chế biến.

+ Công nghiệp hóa chất: phân bố chủ yếu ở In-đômê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru- nây, Thái Lan và Việt Nam.

+ Công nghiệp thực phẩm: có mặt ở hầu hết các quốc gia.

Bình luận (0)
ngọc nguyễn
Xem chi tiết