Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
hadat
Xem chi tiết
A Lan
Xem chi tiết
Minh Thư
6 tháng 12 2016 lúc 11:49

Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra.

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Phạm Thu Uyên
6 tháng 12 2016 lúc 20:47

ahihi, méc cô nhá!!!!!!

 

Nguyễn Thu Hiền
Xem chi tiết
Dương Lam Hàng
9 tháng 11 2017 lúc 20:22

Đó là một kiệt tác vì:

+ Bức vẽ vô cùng chân thật, sinh động đến nỗi có thể đánh lừa cả con mắt của 2 họa sĩ trẻ

+ Có lẽ nó không được vẽ bằng những chất liệu bình thường mà đó chính là bằng cả tình yêu thương, tấm lòng của cụ Bơ- men dành cho Gion-xi

+ Chính bức vẽ ấy đã cứu sống một con người, giúp Gion-xi từ một con người muốn chết trở nên mong muốn được sống.

pham trung thanh
9 tháng 11 2017 lúc 20:22

Do chiếc lá chứa đựng tình thương của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Chiếc lá có ý nghĩa to lớn, đã giúp giôn-xi lấy lại được tình yeuu cuộc sống

Thắng  Hoàng
9 tháng 11 2017 lúc 20:22

Vi y nghia chuyen la no^i ve nhung nguoi bi benh 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 12 2019 lúc 10:20

- Truyện có hiện tượng hai lần đảo ngược:

   + Ban đầu, Giôn-xi bị bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ- men vẫn khỏe mạnh

   + Sau đó, Giôn-xi hồi sinh, khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men chết sau hai ngày vì dầm mưa gió suốt đêm.

- Hiện tượng đảo ngược tình huống truyện:

   + Tạo sự bất ngờ, thú vị

   + Khẳng định nghệ thuật chân chính thực sự mang lại sự hồi sinh.

   + Khiến độc giả rung cảm trước tình cảm, tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ

Hoàng Thanh Mai
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Mai
16 tháng 12 2016 lúc 13:22

Linh Phương ơi giúp mk câu này vshuhu

thu dang
Xem chi tiết
thu dang
23 tháng 12 2020 lúc 21:05

giúp mình nha mình cần gấp

Hquynh
23 tháng 12 2020 lúc 21:18

ok bn

a, Trong văn bản chiếc lá cuối cùng có nghệ thuật đảo ngược tình huống là

- Nghệ thuật đảo ngược tình huống 1:Giôn- xi đang ngày càng tiến gần đến vs cái chết khi từng chiếc lá của cây thường xuân lìa khỏi cành, nhưng thật kì diệu chiêc lá cuối cùng vẫn còn đó vì thế khát vọng sống và niềm đam mê nghệ thuật trở lại trong cô

-Nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 :Nhưng ko ai ngờ đến sau khi giôn- xi bình phục , cụ bơmen ngươi khỏe mạnh nhưng vì vẽ chiêc lá mà cụ bị mắc bệnh xưng phổi và qua đời ngay sau đó

Đó là ý kiến của mình nếu đúng like nha. Sorry mình ko lm đc câu bbucminh

Vương Hoài Linh
Xem chi tiết
hanazuki
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
10 tháng 12 2021 lúc 21:03

Tham khảo

 

phan-tich-hai-tinh-huong-dao-nguoc-trong-truyen-ngan-chiec-la-cuoi-cung-cua-ohenri

Hai tình huống đảo ngược trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Henri

Mở bài:

Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và  cảm động.

Thân bài:

Tình huống đảo ngược trước tiên diễn ra với nhân vật Giôn – xi. Hoàn cảnh túng thiếu lại ốm nặng, cô luôn tự nói với mình rằng cô sẽ không sống lâu nữa và khi cây thường xuân rụng hết lá cô cũng chết.Thấy thân cây chỉ còn vài chiếc lá Giôn-xi và Xiu đều nghĩ rằng ngày mai sẽ chẳng còn chiếc lá nào bám trên cành cây nữa. Vì vậy, Xiu cũng đã vô cùng tuyệt vọng. Cô không còn gì để khuyên Giôn-xi trước thái độ quả quyết của cô ấy. Nếu ai đọc cũng đều nghĩ cứ cố chấp như vậy Giôn-xi sẽ chết. Nhưng cũng vào đúng cái lúc người đọc tin rằng lá thường xuân rụng hết thì một tình huống bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán

 

Lần thứ nhất, Ơ hen-ri viết: “Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và bao cơn gió phũ phàng…”. “Vẫn còn một chiếc là thường xuân bám trên bức tường gạch”. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu. Giôn-xi nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, và khẳng định: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách. Lại một ngày, một đêm mưa gió trôi qua.Sáng hôm sau, Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên.

Lần thứ hai, cả người trong truyện và người đọc đều vô cùng bất ngờ và sửng sốt vì chiếc lá thường xuân vẫn còn trụ lại trên cành. Chiếc lá đã chiến thắng được thời tiết, tạo ra thay đổi trong suy nghĩ của Giôn-xi. Cuối cùng, cô ấy đã nhận ra sự bi quan của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu một mạng người ,không còn chán đời như trước và có thêm khát vọng sống .Cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho thấy rằng em đã ích kỉ như thế nào .Ngày sau khi làm lại cuộc đời ,Giôn-xi bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Vậy là Giôn-xi đã từ cõi chết trở về sự sống

Sự đảo ngược tình huống còn diễn ra đối với cụ Bơ-men. Khác Giôn-xi, lâu nay, cụ vẫn khỏe mạnh. Thế mà, thật bất ngờ, hai ngày sau khi Giôn-xi hồi sinh, cụ lại ra đi cũng bởi căn bệnh viêm phổi. Bơ-men chết, người ta mới hiểu hết tấm lòng cao thượng của người nghệ sĩ đã thất bại trong đường đời.

Thì ra ngay trong khi làm mẫu cho Xiu, cụ Bơ-men đã có một quyết định sâu sắc .Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Để thực hiện giải pháp tình thế ấy, cụ Bơ men đã bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Có lẽ cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của đời mình. Điều mà cụ Bơ-men quan tâm lúc đó là làm thế nào để Giôn-xi thôi không bị ám ảnh bởi cái chết của Giôn-xi giúp cô tiếp tục vươn lên giữa cuộc đời. Giôn-xi đã thức tỉnh nhờ nhận ra sức sống mãnh liệt của chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men.

 Kết bài:

Cụ Bơ-men chính là đại diên của sự cao thượng, đại diện cho tấm lòng thương người, đức hi sinh cao cả. Truyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng chỉ là một bức vẽ nhưng nó đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người. Hiệu quả mà nó thì vô cùng lớn lao. Vì vậy nó thành kiệt tác.

nguyễn thùy trúc linh
Xem chi tiết