Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hiiiii~

Trình bày nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần trong đoạn trích "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri.

Lưu ý: Phần này là viết đoạn văn, trên mạng là phân tích nghệ thuật bằng bài văn.

Cô Nguyễn Thu Hương Giúp em với ạ!

Các bạn box Văn giúp mình với nhé!

Lê Dung
29 tháng 10 2017 lúc 21:13

Trong đoạn trích chiếc lá cuối cùng, nhà văn O hen - ri - bằng tấm chân tình của mình, đã giúp người đọc phát hiện bao vẻ đẹp của tình thương yêu giữa những người lao động nghèo khổ qua NT đảo ngược tình huống hai lần. Lần thứ nhất, giôn - xi - một họa sĩ trẻ mắc căn bệnh viêm phổi, bệnh tình và sự nghèo túng đã khiến Giôn- xi ngã gục trên con đường tìm về với sự sống. Thế nên, cô nằm trên giường bệnh và phó mặc mình cho những chiếc lá thường xuân: khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì lúc đó...cô cũng sẽ ra đi...Chính suy nghĩ đó khiến cho bệnh tình của cô trở nên trầm trọng. Nhưng rồi, sau hai đêm bão tuyết, chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân vẫn bám trụ lại, cố níu kéo sinh mạng bé nhỏ của mình, mặc dù nó chẳng còn sức lực nào cả,. Chiếc lá đó đã tiếp cho giôn - xi thêm nghị lực sống và đã qua khỏi bệnh tật. Nhưng...trong khi giôn - xi sắp khỏi bệnh thì cụ bơ - men - cũng là một họa sĩ nghèo qua đời vì lao phổi. Chiếc lá thường xuân giúp Giôn-xi vượt qua cơn nguy hiểm là kiệt tác cụ Bơ-men đã vẽ trên tường trong đêm mưa gió dữ dội, tàn bạo, cái đêm mà chiếc lá cuối cùng không chịu nổi sức gió đã lìa cành, đó chính là lần thứ hai. Ngay từ đầu, Giôn-xi đã đem đến bao lo lắng, thương cảm khi từng giờ phút chiến đầu và dần buông xuôi trước tử thần, nhưng theo thời gian, tình huống bỗng đảo ngược, Giôn-xi trở nên yêu đời, ham sống, tạo nên tiếng thở phào nhẹ nhõm. Ngược lại, cụ Bơ-men khoẻ mạnh bỗng chết vì bệnh viêm phổi, một cái chết để lại những giọt nước mắt cảm động. Cả hai lần đảo ngược tình huống đều xoay quanh một trục: Bênh viêm phổi, chiếc lá cuối cùng, có khác chăng là hành trình đi từ sự sống đến cái chết của một hoạ sĩ già để kéo cô gái trẻ từ cõi chết ngược về sự sống. Nghệ thuật đặc sắc ấy đã góp phần làm nên sức hấp dẫn của truyện.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
29 tháng 10 2017 lúc 21:27

Ôn tập ngữ văn lớp 8

Bài này mị chụp lại nhé, ko pai cả mị

Hàn Vũ
29 tháng 10 2017 lúc 21:36

Cốt truyện của chiếc lá cuối cùng thạt đơn giản. Câu chuyện sống đc ko chỉ vì ý nghĩa nhân đạo và sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc hoạ nhân vật đầy tài năng của tác giả. Về mạt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế 2 lần gây bất ngờ cho người đọc. lần thứ nhất là khi Giôn-xi đến trạng thái tuyệt vọng,buông thả mọi ý chí, phó mặc cho thần chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng. Người đọc nghẹt thở tưởng như vô phương cúư chũă trước 1 con người ko còn 1 tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng điều kì diệu thay chiếc lá cuối cùng ko rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rời GIôn-xi bắt đầu bình phục. Lần đảo ngược thứ 2 tiếp liền sau khi Gion-xi bình phục . Ở đoạn văn trên cụ già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống của Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy lời kể cua Xiu làm cho Giôn-xi và cả nguời đọc chúng ta songs lại 1 sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình yêu thương, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người hoạ sĩ già. Chính sự bất ngờ này đã đưa cụ Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.Chiếc lá cuối cùng do cụ vẽ đã đánh lui thần chết cứu sống Giôn-xi. Cái chết của cụ đẹp hơn mọi bài ca. Nếu chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người thì cu bơ-men cao đẹp thay đã xả thân vì sự sống của Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi nhưng chiếc lá cuối cùng là 1 kiệt tác cụ để lại cho đời vì sự sống và hạnh phúc của con người thì còn lại mãi mãi.

Mai Hà Chi
30 tháng 10 2017 lúc 0:52

Cùng với nghệ thuật khắc họa ba nhân vật với những đặc điểm tâm lí và hành động khác nhau đầy ấn tượng,nhà văn O Hen-ri đã xây dựng hai tình huống đảo ngược bất ngờ rất thú vị . Đầu tiên ,từ câu chuyện Gioon-xi, một cô họa sĩ trẻ với bao hoài bão ước mơ nhưng vì bệnh tình và hoàn cảnh nên dần dần tiến tới cái chết .Nhưng cuối cùng cô gái lại khỏe lại ,yêu đời, vươn dậy ,chiến thắng bệnh tật và chiến thắng cái chết . Và ở tình huống thứ hai : cụ bơ-men đang sống rất khỏe mạn và bình thường ,ai lại ngờ đến cuối truyện cụ lại qua đời ,cũng lại là căn bệnh viêm phổi ngày nào của cô gái Gion-xi . Cũng nhờ một chiếc lá cuối cùng ấy , đã cứu sống Giôn-xi ,giúp cô vực dậy mà cũng là nguyên nhân làm cho cụ Bơ-men ốm nặng rồi mất. Hai tình huống đảo ngược trái chiều nhau - một cụ già đi từ sự sống đến cái chết để dẫn dắt, đưa một cô gái đi từ cõi chết trở về với sự sống bình yên. Tình huống được nhà văn kể lại thật tự nhiên ,logic như sự tuần hoàn tự nhiên của cuộc đời ,vô cùng xúc động và sâu lắng . Cả hai tình huống ấy đều có liên quan đến căn bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng ,đều gắn kết với những vẻ đẹp của ba nhân vật . Tất cả những điều đó đem lại cho thiên truyện một dư vị khó quên !

P/s : Muộn rồi nghĩ gì quất bừa vậy :v

Trần Quốc Lộc
1 tháng 11 2017 lúc 22:32

Gợi ý:

Giôn -xi từ 1 cô gái ốm yếu bệnh tật và trở nên tuyệt vọng thì trở nên khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.

Cụ Bơ-men từ 1 người khỏe mạnh bình thường bỗng trở nedn bệnh tật và qua đời.

Giang
29 tháng 10 2017 lúc 20:30

Cô cho hai đề mà, sao đưa lên có một câu thôi z? Mấy câu kia biết làm r à?

Lê Dung
29 tháng 10 2017 lúc 20:31

chờ tí, mình làm cho

Lê Dung
29 tháng 10 2017 lúc 20:31

xin câu này nhé :v

Hiiiii~
29 tháng 10 2017 lúc 20:33

BFF_1234Trần Thọ ĐạtĐặng Thị Huyền TrangThư SoobinMai Phương aNHPhạm Hoàng GiangLinh Phươngvũ tiến đạtĐỗ Hương GiangNguyễn Bảo TrungNguyễn Thị Hồng NhungLê Phương ThanhWindyNguyễn Thị MaiMai Hà ChiTrần Ngọc Định

Như Ý Idid
29 tháng 10 2017 lúc 20:49

Truyện kể về cuộc sống của những người họa sĩ nghèo nhưng lại rất giàu về lòng yêu thương, nhân từ và độ lượng.

Đọc “Chiếc lá cuối cùng” chúng ta không chỉ bị cuốn hút bởi những tình cảm cao thượng của chính những con người nghèo khó như Xiu, Bơ- men và kiệt tác của bác Bơ- men mà còn bị cuốn hút bởi nghệ thuật xây dựng truyện hết sức độc đáo của tác giả: Nghệ thuật đảo ngược tình huống của truyện.

Trong truyện, tác giả đã hai lần đảo ngược tình huống. Đọc từ đầu cho đến gần hết truyện, người đọc chứng kiến được nỗi tuyệt vọng, chán đời của Giôn-xi ngày càng tăng. Cơn bệnh sưng phổi cùng với cuộc sống nghèo khổ là nguyên nhân của nỗi tuyệt vọng ấy. Giôn –xi nằm đếm những chiếc lá thường xuân đang rụng dần ngoài kia qua khung cửa sổ và thầm nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân trên bức tường kia rụng hết cũng là lúc cô từ giã cuộc đời này. Người đọc lo âu, thương cảm cho nỗi tuyệt vọng ấy. thế nhưng đến cuối truyện, nỗi tuyệt vọng của Giôn-xi đã được thay bằng niềm yêu đời, yêu cuộc sống và bệnh tật cũng dần qua cơn nguy hiểm. Bạn đọc như thở phào nhẹ nhõm, sự lo âu giờ không còn nữa. Đó là lần đảo ngược tình huống thứ nhất. Vậy lần đảo ngược tình huống thứ hai là gì? Trong câu chuyện, cụ Bơ-men mặc dù đã lớn tuổi nhưng so với Giôn-xi sức khỏe của cụ hơn hẳn. Trong cuộc đời họa sĩ của mình, cụ ao ước vẽ được một kiệt tác để đời nhưng đã 40 mươi năm nay vẫn chưa thực hiện được. Trong đêm mưa gió, bão bùng, tuyết rơi dày đặc khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống, cụ đã bất chấp thời tiết vẽ nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”. Bức tranh chính là khát vọng, là ao ước chân chính của người học sĩ. Điều quan trọng hơn là bức tranh ấy đã chứa đựng không biết bao nhiêu tình cảm nồng ấm, sự hy sinh thầm lặng. Nó không chỉ vẽ bằng đường nét, màu sắc mà còn được vẽ bằng cả tấm lòng nhân hậu. Bức tranh ấy đã đem lại sự sống cho Giôn- xi nhưng cũng chính vì nó, vì lòng thương người mà cụ Bơ-men phải từ giã cuộc đời. Cái chết của cụ làm cho mọi người phải sửng sốt, ngậm ngùi, xót xa.

Đó là hai lần đảo ngược tình thế. Nhờ nghệ thuật này tạo nên sự bất ngờ, hứng thú cho người đọc. Cái thú vị, độc đáo của tác phẩm chính là ở đó.

“Chiếc lá cuối cùng” là tác phẩm thành công cả nội dung lẫn nghệ thuật. Phải chăng tác phẩm là tiếng lòng của chính nhà văn. Tình yêu thương, sự hy sinh của cụ Bơ-men cũng chính là tình cảm của tác giả dành cho những người nghèo khổ trong xã hội. Qua tác phầm cho ta hiểu và thấm thía rằng cuộc sống không có gì quí bằng tình yêu thương, tình yêu thương sẽ trường tồn bất diệt trong thời gian.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
29 tháng 10 2017 lúc 21:11

Có câu hỏi tương tự đấy nhấn vào tìm đi Trần Hoàng Nghĩa


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Thanh Mai
Xem chi tiết
Gia Hân Lê
Xem chi tiết
Vinh Nguyễn12345678910
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Đạt Nguyễn
Xem chi tiết
Sĩ Bí Ăn Võ
Xem chi tiết
Lê Trúc Lynk
Xem chi tiết
traam anhh
Xem chi tiết