Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Trần Kim
Xem chi tiết
Minh Trần
15 tháng 4 2021 lúc 14:23

Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn đối với nhà Thanh là thuần phục hoàn toàn, còn của Quang Trung là mềm dẻo nhưng kiên quyết đối với nhà Thanh

Puo.Mii (Pú)
16 tháng 4 2021 lúc 20:28

Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn có gì khác so với thời Quang Trung?

 

 

 Thời Quang Trung

 Thời Nguyễn

 Ngoại giao

 

 Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng vẫn kiên quyết, bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc. Thuần phục nhà Thanh nhưng khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.

 Ngoại thương

 

 - Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều thứ thuế
 - Mở cửa ải, thông chợ búa​
 - Buôn bán với các nước : Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai, ...
 - Hạn chế buôn bán với các nước phương Tây​

 

Em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại thời Nguyễn.

→ Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.

→ Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

Nhung Nguyen
Xem chi tiết
Nhi 8a
Xem chi tiết
Minh Hồng
17 tháng 11 2021 lúc 23:50

Tham khảo

* Về đối nội:

- Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau lên cầm quyền ở Mĩ. Tuy bề ngoài hai đảng này có vẻ đối lập nhau, nhưng thực chất đều thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại nhằm: phục vụ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền kếch sù ở Mĩ.

- Để phục vụ mưu đó bá chủ thế giới, những năm đầu tiên sau chiến tranh:

+ Ban hành hàng loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng sản Mĩ họat động

+ Chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.

- Tuy sau này do áp lực đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, một vài đạo luật đã phải hủy bỏ, nhưng chính quyền của các đời tổng thống vẫn tiếp tục thực hiện hàng - loạt chính sách nhằm ngăn cản phong trào công nhân, thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc đối với người da đen và da màu...

- Mặc dù gặp không ít khó khăn trở ngại, các phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn tiếp tục và có thời kì bùng lên dữ dội như các “mùa hè nóng bỏng” của người da đen diễn ra trong những năm 1963, 1969 - 1975, phong trào phản chiến trong những năm Mĩ xâm lược Việt Nam 1969 - 1972...

* Về đối ngoại:

- Với một tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm:

+ Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

+ Thiết lập sự thống trị trên tòan thế giới.

- Mĩ đã tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược...

- Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

- Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10 năm (1991 - 2000) và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học - kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ rao riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.

Võ Đăng Khoa
Xem chi tiết
Đoàn Thị Hồng Vân
30 tháng 3 2016 lúc 15:54

* Những cải cách

- Về kinh tế:

+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các “Đaibátxư”.

+ Cải cách ruộng đất

+ Thực hiện các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng nam, nữ...

- Về chính trị: loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt, bộ máy chiến tranh. Ban hành Hiến pháp mới (1947), Nhật Bản là nước Quân chủ lập hiến, Nhật Bản cam kết từ bỏ chiến tranh, không duy trì quân đội.

* Chính sách đối ngoại(1945 – 2000)

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ

- 9/1951, Nhật Bản kí hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật. Sau này, hiệp ước an ninh được gia hạn nhiều lần và 1996 kéo dài vĩnh viễn

- Sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản cố gắng tự chủ hơn trong đối ngoại, mở rộng quan hệ với Tây Âu, chú trọng quan hệ với Châu Á và Đông Nam Á

- Ngày nay, Nhật nỗ lực vươn lên thành 1 cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế.

* Nhật Bản từ 1991 – 2000:

- Kinh tế: Nhật vẫn là 1 trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.

- Khoa học – kĩ thuật: phát triển ở trình độ cao, 1990 phóng 49 vệ tinh, hợp tác với Mĩ, Liên Xô trong chương trình vũ trụ quốc tế.

- Văn hóa: vẫn giữ được giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa, kết hợp hài hòa truyền thống và hiện đại.

 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 5 2019 lúc 9:18

Đáp án B

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 1 2018 lúc 13:17

ĐÁP ÁN B

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 9 2019 lúc 11:38

Chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng làm bá chủ thế giới.

Vương Hân Nghiên
Xem chi tiết
Buddy
15 tháng 4 2021 lúc 21:09

Tích cực: Duy trì quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.

- Hạn chế: Thực hiện chính sách ngoại giao "đóng cửa", khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây. => Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.

 



 

Dang Khoa ~xh
15 tháng 4 2021 lúc 21:11

- Tích cực: Duy trì quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.

- Hạn chế: Thực hiện chính sách ngoại giao "đóng cửa", khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây.

=> Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.

Hậu quả:

- Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến

❤ ~~ Yến ~~ ❤
15 tháng 4 2021 lúc 21:12

Nhận xét:

Tích cực: Duy trì quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.

Hạn chế: Thực hiện chính sách ngoại giao "đóng cửa", khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây.

Hậu quả:

Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.

Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
13 tháng 5 2016 lúc 17:37

- Vua Quang Trung dự đoán sau khi quân Thanh bại trận, vua nhà Thanh sẽ nổi giận mà sai đội quân khác tấn công Tây Sơn, vì vậy vua Quang Trung đã viết thư giảng hòa với lời ngoại giao khôn khéo nên vua nhà Thanh đã chấp thuận lời giảng hòa. Quan hệ giữa hai nước trở lại bình thường.

- Nhận xét: Chính sách ngoại giao của Quang Trung vừa khôn khéo, kiên quyết nhưng mềm dẻo và linh hoạt với phương Bắc. Giúp nâng cao lòng tự hào của dân tộc, vừa mềm dẻo để giữ vững nền độc lập cho dân tộc.

Nguyễn Thế Bảo
13 tháng 5 2016 lúc 18:13

Bạn tham khảo tại nêu và nhận xét chính sách ngoại giao khôn khéo của quang trung đối với nhà thanh - Lớp 6/7 Hỏi Đáp - Đặt câu hỏi và nhận câu trả lời về mọi vấn đề trong cuộc sống nhé

Chúc bạn học tốt!hihi

Kiều Diễm
21 tháng 3 2020 lúc 2:36

Bài 26 : Quang Trung xây dựng đất nước

Khách vãng lai đã xóa