Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 11 2017 lúc 2:30

Gợi ý làm bài

a) Vẽ sơ đồ

Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

b) Nhận xét tình hình phát triển và sự phân bố

- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (chiếm 23,7% năm 2007).

- Công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

văn thiên việt chiến
Xem chi tiết
nguyễn linh
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
25 tháng 10 2023 lúc 8:34

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển lương thực ở nước ta?

Tình hình phát triển lương thực ở nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn. Từ một nước nhập khẩu lúa vào những năm 1980, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhờ áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, cải tiến giống, và mở rộng diện tích trồng lúa, năng suất và chất lượng lúa của nước ta đã được nâng cao đáng kể.

Nguyễn  Việt Dũng
25 tháng 10 2023 lúc 8:34

Câu 2: Trình bày tình hình phát chuyển cây công nghiệp ở nước ta?

Cây công nghiệp ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, với nhiều loại cây như cao su, cà phê, hạt điều, tiêu và dầu dừa. Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Diện tích trồng và năng suất của các cây công nghiệp cũng đã tăng trưởng mạnh, nhờ việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất.

Nguyễn  Việt Dũng
25 tháng 10 2023 lúc 8:34

Câu 3: Tại sao ngành chế biến lương thực phẩm là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất các ngành công nghiệp?

Ngành chế biến lương thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp bởi vì nhu cầu tiêu thụ thực phẩm luôn ổn định và tăng trưởng. Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu tự nhiên và lao động giá rẻ. Hơn nữa, việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến đã mang lại giá trị gia tăng và thu nhập cho nước ta.

Phạm
Xem chi tiết
Phương Dung
25 tháng 12 2020 lúc 17:15

Tình hình phát triển:

- Cơ cấu ngành đa dạng: gồm phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau.

- Giá trị sản xuất từ năm 2000 đến 2007 tăng

- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp.

- Ngày càng hình thành nhiều trung tâm công nghiệp.

Phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:

- Phân bố rộng rãi khắp các vùng lãnh thổ đất nước, đặc biệt là ở các thành phố, thị xã và đồng bằng lớn.

- Phân bố gắn với vùng nguyên liệu (nông nghiệp, thủy sản) và thị trường tiêu thụ.

Quangquang
25 tháng 12 2020 lúc 19:14

Tình hình phát triển:

- Cơ cấu ngành đa dạng: gồm phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau.

- Giá trị sản xuất từ năm 2000 đến 2007 tăng

- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp.

- Ngày càng hình thành nhiều trung tâm công nghiệp.

Phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:

- Phân bố rộng rãi khắp các vùng lãnh thổ đất nước, đặc biệt là ở các thành phố, thị xã và đồng bằng lớn.

- Phân bố gắn với vùng nguyên liệu (nông nghiệp, thủy sản) và thị trường tiêu thụ.

Trần Anh Tài
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Minh Nguyệt
24 tháng 2 2016 lúc 16:48

a) Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta giai đoạn 2000-2007 (giá so sánh 1994, đơn vị : nghìn tỉ đồng)

             Năm       2000     2005      2007
Giá trị sản xuất công nghiệp          49,4       97,7     135,2

Nhận xét : 

- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần

- Ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp ( chiếm 23,7% năm 2007)

b) Sự phân bố các trung tâm công nghiệp chế biến

Các trung tâm công nghiệp chế biên phân bố rộng khắp cả nước nhưng không đều giữa các vùng, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Miền Trung

KIỀU TRANG :>
Xem chi tiết

-Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản,… và thị trường tiêu thụ rộng lớn là những yếu tố chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng.

=> Ngày càng phát triển mạnh mẽ

- Công nghiệp chế biến lương thực ,thực phẩm có phạm vi phân bố rộng khắp cả nước. Đặc biệt là ở các vùng đồng bằng, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
31 tháng 3 2017 lúc 22:07

Tình hình sản xuất và phân bố

+ Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt

+ Công nghiệp xay xát

– Phát triển mạnh, tốc độ tăng nhanh do nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu (sản lượng xay xát tăng từ 8 triệu tấn năm 1990 lên 39,4 triệu tấn năm 2005).

– Phân bố thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long.

+ Công nghiệp mía đường

– Sản lượng đường kính tăng nhanh (gần 2,7 vạn tấn năm 1990 lên 1,1 triệu tấn năm 2005). Cần cân đối giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến gắn với cơ chế thị trường.

– Phân bố : đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (trong đó tiêu biểu Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Dương, Long An…).

+ Công nghiệp chế biến chè, cà phê, thuốc lá

-Phát triển mạnh, phụ thuộc vào sự biến động của thị trường.

+ Chè : Sản lượng hàng năm hơn 12,7 vận tấn (búp khô). Phân bố : Trung di miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

+ Cà phê : Đạt trên 80 vạn tấn cà phê nhân. Phân bố Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Thuốc lá : Sản xuất hàng năm trên 4 tỉ bao thuốc lá. Chủ yếu ở Đông Nam Bộ.

+ Công nghiệp rượu, bia, nước ngọt

– Phát triển nhanh.

+ Rượu : từ 160 – 220 triệu lít.

+ Bia : 1,3 – 1,4 tỉ lít bia.

– Phân bố : hầu khắp các tỉnh, tập trung chủ yếu là các đô thị lớn.

+ Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi

– Chưa phát triển mạnh, còn vị trí thứ yếu so với ngành trồng trọt. Đây là ngành mới được phát triển những năm gần đây.

+ Sữa và các sản phẩm từ sữa: 300 – 400 triệu hộp sữa, bơ, phomat. Tập trung chủ yếu một số đô thị lớn và một số địa phương chăn nuôi bò sữa.

+ Sản xuất thịt hộp và các sản phẩm từ thịt: như thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích…Phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Công nghiệp chế biến thủy, hải sản

+ Nước mắm:

-Ra đời rất sớm. Sản lượng hàng năm đạt 190-200 triệu lít, một phần dành cho xuất khẩu.

-Có mặt ở nhiều nơi. Nổi tiếng như: Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc…

+ Chế biến tôm đông lạnh và một số sản phẩm khác:

-Mới phát triển nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh.

-Phân bố: Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long…

+ Chế biến và đóng hộp thủy, hải sản:

-Phát triển chậm. Chủ yếu là bào ngư, sò huyết, cá ba sa, cá tra…

-Chủ yếu: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh

+ Làm muối :

– Sản lượng khoảng 90 vạn tấn / năm

– Phân bố rộng rãi, tiêu biểu ở Cà Ná (Ninh Thuận), Văn Lý (Nam Định)

Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 21:56

Các ngành công nghiệp trọng điểm

Sản phẩm tiêu biểu

Tên sản phẩm

Tỉ trọng so với cả nước (%)

Khai thác nhiên liệu

Dầu thô

100,0

Điện

Điện sản xuất

47,4

Cơ khí – Điện tử

Động cơ điêden

77,8

Hoá chất

Sơn hoá học

78,1

Vật liệu xây dựng

Xi măng

17,6

Dệt may

Quần áo

47,5

Chế biến lương thực thực phẩm

Bia

39,8

Nguyễn Văn 	Tý
Xem chi tiết

Công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ ngành nông,lâm và ngư nghiệp. Vì thế nên phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ý nghĩa với phát triển và phân bố nông nghiệp như :

+ Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định.

+ Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.

+ Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.

+ Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 1 2018 lúc 3:09

Tình hình phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất điện tử của Nhật Bản.

   - Công nghiệp Nhật Bản sử dụng 30% dân số hoạt động kinh tế và đóng góp khoảng 30% GDP, giá trị sản lượng công nghiệp thứ nhì thế giới (sau Hoa Kì).

   - Công nghiệp chế tạo: chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu.

      + Tàu biển:

         • Chiếm 41% xuất khẩu của thế giới.

         • Phân bố: I-ô-cô-ha-ma, Ô-xa-ca, Cô-bê.

      + Xe gắn máy: sản xuất khoảng 60% của thế giới, phân bố ở đảo Hôn-su.

      + Ô tô: sản xuất 25% của thế giới.

   - Sản xuất điện tử: ngành mũi nhọn của Nhật Bản gồm có sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫ, rô-bốt phân bố khắp nơi.

saiga God
Xem chi tiết
Dark_Hole
21 tháng 2 2022 lúc 11:13

lỗi đề rồi em nhé

Dark_Hole
21 tháng 2 2022 lúc 11:17

Tham khảo: 

1. Vai trò

- Là ngành quan trọng, cơ bản.

- Cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế và cho sinh hoạt.

- Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.

- Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

2. Cơ cấu

- Gồm có công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.

- Khai thác than:

+ Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa); Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá), sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Đức, Úc…).

- Khai thác dầu mỏ:

+ Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất...

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 400 – 500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi, Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc...).

- Công nghiệp điện lực:

+ Vai trò: Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều... Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh.

- Vai trò: Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

- Gồm 4 phân ngành: Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm); Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch…); Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, đồ chơi điện tử, đầu đĩa…); Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại…).

- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường; không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước; không chiếm diện tích rộng; có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Phân bố: Các nước đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU…