Những câu hỏi liên quan
bùithanhthao
Xem chi tiết

Gia cảnh của Mã Lương thật đáng thương. Em mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lại rất nghèo. Khó khăn đến vậy, những tưởng em sẽ chỉ còn biết đầu tắt mặt tối kiếm sống qua ngày, nhưng không, em còn có một ham mê cháy bỏng. Đó là vẽ. Em nghèo lắm, em còn không có đủ tiền để mua bút kia, thế mà em vẫn mơ ước, mơ ước đượcvẽ. Có thể nói Mã Lương đã vươn lên trên số phận của mình dù chỉ là trong ước mong. Như thế đã là quý, là hiếm rồi vì ước mơ ấy thật cao đẹp. Ham mê ấy đã thúc đẩy em hỏi mượn bút: "Thầy có thể cho tôi mượn một cây bút không?". Câu hỏi bạo dạn, đàng hoàng, đĩnh đạc và em như thấy trong đó có sự hồi hộp. Không hiểu mơ ước nhỏ bé của Mã Lương có được người thầy kia thông cảm không? Tiếng quát của thầy giáo: "Một thằng bé con nghèo xác nghèo xơ mà lại muốn học vẽ à! Mày điên đấy phải không?" cắt đứt suy nghĩ đó. Trước tiếng nói phũ phàng của "ông thầy", Mã Lương không tự ái, mà chỉ thấy day dứt về một điều vô lí trong xã hội. Em muốn chứng minh rằng "con nhà nghèo cũng học vẽ được". Hơn bao giờ hết, ước mơ lại bùng cháy trong em. Ta hồi hộp không hiểu Mã Lương sẽ thực hiện ước mơ như thế nào?

 

ichigo
Xem chi tiết
Nguyễn văn lol
31 tháng 10 2018 lúc 16:00

Em sẽ viết những điều giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn

Việt Dũng Murad
31 tháng 10 2018 lúc 16:01

Cây bút thần là một truyện cố tích đặc sắc của kho tàng cổ tích Trung Quốc và nhân loại. Truyện kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, với cây bút thần trong tay đã giúp ích rất lớn cho cuộc đời.

Mã Lương - tên cậu bé đó - thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Đây là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.

Tài năng của Mã Lương không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình say mê, cần cù luyện tập, cộng với trí thông minh và tài năng bẩm sinh. Tuy nhiên tài năng ấy chỉ có thể trở thành kì lạ khi có sự trợ giúp của lực lượng thần kì: Thần trao cho cây bút bằng vàng có thể vẽ được những vật thật.

Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao thần lại ban cho Mã Lương cây bút thần mà không ban cho một ai khác. Phải chăng, đầy là sự ban thưởng xứng đáng cho những người có tâm, có tài, có trí, khổ công học tập và rèn luyện? Và phải chăng, đặt cây bút thần vào trong tay Mã Lương, thần còn đặt vào đó một niềm tin và sự kì vọng nào đó? Và Mã Lương đã không phụ lòng kì vọng của thần linh. Với cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ những người nghèo khổ trong làng. Điều đáng nói ở đây là Mã Lương không vẽ cho họ thóc lúa, trâu bò, dê lợn, vàng bạc..., cậu chỉ vẽ cho hộ cày, cuốc, đèn, thuổng... Tại sao vậy? Có thể nói, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng ý nghĩa lại rất sâu sắc. Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có để họ chỉ việc hưởng thụ. Cậu bé vẽ cho họ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống đế’ họ sản xuất, tạo ra của cải. Từ việc làm của Mã Lương, tác giả dân gian muốn nêu ra một quan niệm sống đẹp: của cải do con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra. Quan niệm sống ấy chứa đựng cả một tinh thần nhân bản, tạo ra cho truyện cổ tích này một lớp ánh sáng nhân văn chiếu rọi vào tầm hồn bạn đọc.

     

Phạm Minh Quân
31 tháng 10 2018 lúc 16:27

Truyện Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính phải được nuôi dưỡng từ thực tế, gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người. Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.

Lê Thị Vân Anh
Xem chi tiết
lưu phương thảo
27 tháng 10 2016 lúc 19:33

tớ không đồng ý vì cây bút thần ko là nhân vật trong truyện bởi vì cây but thần ko hoạt động như con người

 

văn tài
28 tháng 10 2016 lúc 13:45

- theo mình thì không đồng ý,cây bút thần chỉ là sự vật để cho nhân vật Mã Lương thể hiện tài năng của mình.

-Nếu cây bút thần là nhân vật thì nhân vật này không có cảm xúc hoặc có(mình không biết có đúng không) và ý nghĩa chính là câu chuyện nói lên tài năng nghệ thuật của nhân vật "cây bút thần"hiu

Nguyễn Thị Trà My
31 tháng 10 2016 lúc 19:08

- Theo mình thì cây bút thần chỉ là một sự vật để cho Mã Lương thể hiện tài năng chứ không phải là một nhân vật

- Mình nghĩ là cây bút thần có ý nghĩa là đại diện cho chính nghĩa, giúp cho Mã Lương diệt những kẻ ác

Mình chỉ nghĩ vậy thôi chứ cũng ko bt có đúng hay ko nữa, bạn xem mà tham khảo nha

 

 

Lê Yên Hạnh
Xem chi tiết
ngo thi phuong
22 tháng 10 2016 lúc 18:33

Hi hi! Khó quá Hạnh à

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 11 2018 lúc 5:41

Mã Lương dùng bút thần để:

- Giúp đỡ người nghèo khó, thể hiện tấm lòng lương thiện đối với những người cùng khổ.

- Tiêu diệt, trừng trị những kẻ có quyền lực, tham lam, độc ác, chỉ biết bóc lột dân chúng và ăn chơi hưởng thụ.

Huỳnh Lê Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 8 2019 lúc 9:29

1) Sự việc chính:

-Mã Lương có tài vẽ giỏi

-Mã Lương vẽ cho người nghèo

-- Với kẻ tham lam: kiên quyết không vẽ, hoặc vẽ sai lệch so với yêu cầu

2)Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trên núi, ven sông, dưới nước, trên tường… nhưng vì nghèo, dẫu ước ao em vẫn không mua được bút vẽ.

3)Một hôm nằm mơ em được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.

4)

Mã Lương vẽ cho người nghèo:

- Vẽ cho người nghèo: những vật dụng cần thiết, là công cụ lao động chứ không phải là vàng bạc, đồ ăn

- Với kẻ tham lam: kiên quyết không vẽ, hoặc vẽ sai lệch so với yêu cầu

+ Mã Lương vẽ các phương tiện trốn thoát khỏi nhà địa chủ và trừng phạt hắn

+ Em giả vờ nghe theo lời của nhà vua rồi vẽ bão tố nhấn chìm tên vua độc ác

→ Mã Lương vẽ cho người nghèo, em cự tuyệt vẽ cho những kẻ tham lam, độc ác. Mã Lương cũng thực hiện sứ mệnh của mình khi vẽ cung tên, báo tố nhấn chìm kẻ độc ác như tên địa chủ và vua.

Lưu Hạ Vy
12 tháng 10 2016 lúc 15:31
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài CÂY BÚT THẦN(Truyện cổ tích Trung Quốc)

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Sọ Dừa).II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1*. Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ mọi người, chống lại kẻ tham lam, độc ác... rất phổ biến trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích Việt Nam có một số nhân vật tương tự Mã Lương như Thạch Sanh, Sọ Dừa...2. Mã Lương vẽ giỏi vì em không những có tài năng mà còn rất ham mê học vẽ. Vì có tài lại ham mê học tập như vậy nên Mã Lương đã được tiên ông tặng cho cây bút thần có thể giúp em vẽ được những mọi vật sống động như ý muốn. Tuy nhiên, chỉ Mã Lương mới sử dụng được cây bút đó, điều đó cho thấy nghệ thuật chân chính chỉ có được trong tay những người tài năng, đức độ.3. Với những người nghèo, Mã Lương không vẽ những của cải sẵn có để hưởng thụ. Em vẽ cho họ cái cày, cái cuốc, cái thùng - những vật dụng sinh hoạt và phương tiện lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Việc làm của Mã Lương rất có ý nghĩa vì nó giúp cho con người đỡ vất vả nhưng không vì thế mà coi thường giá trị lao động.Với những kẻ tham lam, độc ác, hoặc là Mã Lương kiên quyết cự tuyệt (như đối với tên địa chủ) hoặc là em chế giễu (vẽ con cóc, con gà trụi lông cho vua) Cuối cùng em dùng cây bút thần để kết liễu bọn chúng.Mã Lương được các vị thần linh tặng cây bút thần cũng có nghĩa là được trao sứ mệnh giúp đỡ dân nghèo, trừ diệt những kẻ tàn ác, tham lam.4. Trong truyện có nhiều chi tiết lí thú và gợi cảm:- Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay và cất tiếng hót. Mã Lương vẽ cá, cá bơi lội tung tăng.- Tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết đói hoặc chết rét nhưng em đã dùng cây bút thần vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi.- Vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em vẽ một con cóc ghẻ, bắt vẽ phượng em lại vẽ một con gà trụi lông.- Mã Lương giả vờ theo ý nhà vua, em vẽ biển, vẽ cá, vẽ cả thuyền cho vua đi xem cá, cuối cùng em vẽ cuồng phong bão tố nhấn chìm tên vua tham lam.5. Truyện Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính luôn gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người. Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trên núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, dẫu ước ao em vẫn không mua được bút vẽ.Một hôm nằm mơ em được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng. Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo.Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói. Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang để trèo ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ cầm dao đuổi theo.Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý em để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.2. Lời kể:Muốn kể truyện này, ngoài việc phải thể hiện được thứ tự các tình tiết của câu chuyện, cần xác định rõ giọng kể.- Giọng trần thuật (Ví dụ: "Người ta kẻ lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương... một chiếc");- Giọng đối thoại (ví dụ: "– Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều").Cụ thể:- Đoạn kể về sự kì diệu của cây bút thần ("vẽ chim, chim tung cánh bay lên trời... vẽ cá, cá vẫy đuôi bơi lượn") thể hiện giọng hào hứng, vui thích.- Đoạn tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết, mò xuống xem lại thấy em đang ngồi bên lò sưởi ăn bánh... cần thể hiện sự kinh ngạc.- Đoạn Mã Lương làm trái ý nhà vua (vẽ cóc, vẽ gà trụi lông...) kể làm sao diễn tả được sự bất ngờ, khoái trá.- Khi Mã Lương trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam cần thể hiện được sự đắc chí, hả hê.Có hai đoạn đối thoại. Đoạn đầu là khi tiên ông cho Mã Lương cây bút thần, đoạn sau trong chi tiết Mã Lương vẽ thuyền rồng cho vua và triều thần ra khơi xem cá.- Trong đoạn đầu cần thể hiện được niềm sung sướng của Mã Lương khi có được cây bút em hằng mơ ước.- Đoạn sau cần theo sát tâm trạng của tên vua, từ ngạc nhiên ("Biển này sao không có cá nhỉ?") đến sốt ruột thúc giục ("Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!"), cuối cùng là hoảng sợ cuống cuồng ("Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa").3. Nhắc lại định nghĩa về truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích đã học.Gợi ý:- Về định nghĩa truyện cổ tích (xem trong bài Sọ Dừa).

 

- Về tên các truyện cổ tích đã học (xem mục lục và tự thống kê). Mk cho bn cả bài soạn nha ! Chúc bn hok tốt!

Tham khảo :

Với những người nghèo, Mã Lương không vẽ những của cải sẵn có để hưởng thụ. Em vẽ cho họ cái cày, cái cuốc, cái thùng – những vật dụng sinh hoạt và phương tiện lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Việc làm của Mã Lương rất có ý nghĩa vì nó giúp cho con người đỡ vất vả nhưng không vì thế mà coi thường giá trị lao động.

Với những kẻ tham lam, độc ác, hoặc là Mã Lương kiên quyết cự tuyệt (như đối với tên địa chủ) hoặc là em chế giễu (vẽ con cóc, con gà trụi lông cho vua) Cuối cùng em dùng cây bút thần để kết liễu bọn chúng.

Mã Lương được các vị thần linh tặng cây bút thần cũng có nghĩa là được trao sứ mệnh giúp đỡ dân nghèo, trừ diệt những kẻ tàn ác, tham lam.

Uzumaki Naruto
Xem chi tiết
Phương Thảo
27 tháng 10 2016 lúc 21:27

a) Hình tượng cây bút thần là biểu tượng cho chính nghĩa,cho quan niệm sống của dân gian "Cái thiện luôn thắng cái ác",chú bé Mã Lương"Ở hiền gặp lành"được tiên cho cây bút thần để giúp đỡ người nghèo,trừng trị cái ác. Trong tay chú bé cây bút đã giúp bao người nghèo khổ có cái ăn cái mặc khỏi sợ đói rét. Cây bút thần đã "chống" lại cái ác đã biến những hình vẽ của tên vua tham lam thành những thứ ghê sợ kinh tởm và giết tên vua độc ác,nham hiểm để trừ họa cho dân cho nước. Vì vậy cây bút thần đại diện cho cái thiện và qua hình tượng cây bút người dân đã thầm nói lên ước mơ của mình.

 

Phan Vũ Như Quỳnh
Xem chi tiết
Trần Bảo Ngọc Hòa
7 tháng 10 2017 lúc 21:05

Cây bút thần mà ông tiên đã tặng cho Mã Lương trong giấc mộng chỉ là một chi tiết kì ảo thần thoại. Nhưng nhờ cây bút thần mà Mã Lương đã giúp đỡ được nhiều người nghèo. Có cây bút thần Mã Lương đã dùng nó để chủ động trừng phạt tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Nhưng mình thích nhất là lòng say mê học tập, sự vượt khó của Mã Lương. Lấy que củi vạch xuống đất, nhúng tay xuống nước để vẽ. Mã Lương đã vượt qua hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo ra phương tiện để học riêng.

Mã Lương đã cho em một bài học sáng giá : bền chí say mê sẽ đạt được khát vọng. Vì nếu Mã Lương không dày công luyện tập, thì có bút thần cũng không vẽ được cái gì.

Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua sự kiên trì, say mê tập luyện. Và cái chính của câu chuyện là khuyên con người nhiệt tình và lao động và biết quan tâm đến đồng loại.   

Uyển Vy
7 tháng 10 2017 lúc 18:00

Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại. Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương. Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo. Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.

Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương. Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá... Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng. Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy. Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.

Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng. Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng. Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu. Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.

Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng. Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì. Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả. Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:

                " Hãy cho bền chí câu cua

            Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!"

Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại.

oOo Hello the world oOo
7 tháng 10 2017 lúc 19:11

Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại. Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương. Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo. Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.

Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương. Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá... Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng. Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy. Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.

Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng. Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng. Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu. Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.

Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng. Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì. Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả. Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:

Hãy cho bền chí câu cua

Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!

Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại.

Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thanh Ngân
18 tháng 7 2021 lúc 15:23

Khuyên bạn ấy không nên làm như vậy, nếu bạn ấy còn tiếp tục hành động như vậy sẽ báo cho thầy cô

Crush Mai Hương
18 tháng 7 2021 lúc 15:25

cách dễ nhất là khoe cô giáo giải quyết 

cách 2 : nếu bạn đó nhà nghèo thì em cũng nên bỏ qua và cho bạn ấy cây bút đó

Kim An
18 tháng 7 2021 lúc 15:26

Tham khảo nhó:

Em sẽ nhắc nhở bạn, khuyên bạn đừng nên làm như vậy, nếu bạn vẫn còn tái phạm thì em sẽ báo cáo với thầy cô!

Nguyễn Thu Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Yến
28 tháng 12 2021 lúc 9:29

cbut chi

Khách vãng lai đã xóa