so sánh trường học ở Mỹ và Việt Nam giống và khác nhau thế nào
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa địa hình ở Bắc Mỹ với Trung và Nam Mỹ.
do vận động địa chất, dồn nén hai đại lục này theo một kiểu nên nó cũng không khác nhiều:
-giống:điều có 3 dạng địa hình:núi cao ở phía tây,đồng bằng ở giữa và sơn nguyên ở phía đông
-khác:
+nam mĩ:dãy núi andet cao và đồ sộ hơn(nhưng ốm), đồng bằng rộng và bằng phẳng hơn,có nhiều đồng bằng liên tiếp
+bắc mĩ:hệ thống núi coc di e thì kém hơn(nhưng mập),còn đồng bằng thì dạng "lòng chảo"
mk trả lời trước nha cho mk
1. Dựa vào kiến thức đã học hãy so sánh sự giống và khác nhau về cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ và Nam Mĩ ?
2. Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amadôn?
3. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có ý nghĩa như thế nào với các nước Bắc Mỹ
4. Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mỹ? Giải thích vì sao dải đất duyên hải Tây Anđét lại có hoang mạc?
5. Trình bày đặc điểm dân cư ở Trung và Nam Mỹ
6. Nêu sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mỹ? Để giảm bớt sự bất hợp lý đó, các nước Trung và Nam Mỹ làm gì?
tham khảo
1.
Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, là một lãnh thổ rộng lớn gồm Bắc Mĩ, Trung - Nam Mĩ.
Sự giống và khác nhau về cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ và Nam Mĩ
>> Giống nhau:
- Diện tích địa hình rộng lớn.
- Có dãy núi cao và đồ sộ ở phía tây, ở giữa là đồng bằng, phía đông là sơn nguyên.
- Có nhiều sông, kênh, rạch trải dài trên khắp lãnh thổ.
- Hai dãy núi cao, đồ sộ ở Bắc và Nam Mĩ đều chạy dọc bờ phía tây của lục địa. Trải dài trên nhiều vĩ độ.
>> Khác nhau:
*Bắc Mĩ:
- Hệ thống Cooc-đi-e chiếm một nửa diện tích trên địa hình Bắc Mĩ.
- Độ cao trung bình của dãy Cooc-đi-e là 3000-4000m.
- Bắc Mĩ có một đồng bằng là đồng bằng trung tâm, có hệ thống sông ngòi hơn đồng bằng Nam Mĩ. Có nhiều rừng lá kim và rừng lá rộng.
- Ở đồng bằng trung tâm có nhiều khoáng sản như chì, khí đốt, sắt, dầu mỏ,....
- Bắc Mĩ ở phía đông còn có núi già A-pa-lat chạy theo hướng bắc - tây nam.
- Địa hình Bắc Mĩ thấp dần từ tây sang đông.
*Nam Mĩ:
- Dãy An-đet chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ của Nam Mĩ.
- Diện tích chủ yếu là đồng bằng A-ma-dôn, đồng bằng La-pla-ta, đồng bằng Pam-pa có nhiều sông ngòi, kênh rạch. Có nhiều rừng nhiệt đới, xavan và rừng thưa bao phủ.
- Phía đông có sơn nguyên Bra-xin, rừng cây phát triển rậm rạp.
- Địa hình Nam Mĩ cao ở phía tây và phía đông và thấp ở giữa.
2.vì:
- Rừng Amazon đang bị phá hủy trầm trọng
- Rừng Amazon điều hòa khí hậu , hệ sinh thái,....
Nói chung , rừng Amazon có vai trò quan trọng đối với xã hội , rừng Amazon có nguy cơ sẽ bị tàn phá nên phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon
3.
-Khối kinh tế này được thành lập để kết hợp thế mạnh của cả ba nước, tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh trạnh nên thị trường thế giới
-Hoa Kì và Ca-na-đa là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, công nghê hiện đại. Mê-hi-cô có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
-Trong nội bộ NAFTA, Hoa Kì chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa.
4.Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mỹ? Giải thích vì sao dải đất duyên hải Tây Anđét lại có hoang mạc?
⇒ Có 6 khiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mỹ:
Rừng xích đaọ xanh quanh năm phân bố chủ yếu ở đồng bằng A-ma - dônRừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng - tiRừng thưa xavan phân bố chủ yếu ở phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng tiThảo nguyên Pam - pa phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng Pam - paHoang mạc và bán hoang mạc phân bố chủ yếu ở phía Tây An đét và cao nguyên Pa - ta - gô - niThiên nhiên thay đổi từ chân núi lên đỉnh núi cao từ Bắc - Nam phân bố chủ yếu ở vùng núi An đét⇒ Dải đất duyên hải phía Tây An đét có hoang mạc vì hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ven biển, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Dòng biển lạnh Pê-ru rất lạnh chảy sát bờ biển, làm cho hơi nước từ biển vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù. Khi không khí vào đến đất liền đã mất hơi nước, trở nên khô; mưa rất hiếm tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển.
5.Đặc điểm dân cư ở Trung và Nam Mỹ:
- Người Anh-điêng là bộ tộc người bản địa của Trung và Nam Mĩ.
- Thành phần chủng tộc: Phần lớn là người lai.
- Ngôn ngữ: chính là tiếng La tinh.
- Văn hóa: La tinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa Anhđiêng, Phi, Âu.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao 1,7%
- Dân cư phân bố không đồng đều, phụ thuộc vào địa hình, khí hậu.
+ Tập trung ở một số miền ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên có khí hậu mát mẻ, khô ráo.
+ Vùng thưa dân nhất (mật độ dân số thấp nhất) là đồng bằng sông A-ma-dôn.
6.Sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mỹ?
-Chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề ảnh hưởng nghiệm trọng đến ngành nông nghiệp ,hình thức phổ biến ở đây là đại điền trang và tiểu điền trang.
-Đại điền trang thuộc sở hữu của điền chủ chưa chiếm đên 5% dân số nhưng sở hữu tới 60% diện tích đất trồng khiến nhiều nông dân không có đất phải đi làm thuê với lối quảng canh lạc hậu cho ra năng suất thấp.
-Còn tiểu điền trang là trang trại nhỏ thuộc còn gia đình chủ yếu trồng cây lương thực để tự cung tự cấp.
Để giảm bớt sự bất hợp lý đó, các nước Trung và Nam Mỹ làm gì?
-Ban hành luật cải cách ruộng đất
-Tổ chức khai hoang lập đất mới
-Mua lại đất của điền chủ công ty nước ngoài để chia cho nông dân cày.
-Tuy nhiên chỉ có nhà nước xã hội chủ nghĩa Cuba là thành công trong cải cách ruộng đất.
Refer
câu 1
câu 2
Rừng A-ma-dôn là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá. Do đó, rừng A-ma-dôn đóng vai trò rất quan trọng đối với khu vực và toàn thế giới. Nếu con người không có ý thức và không đặt vấn đề bảo vệ rừng mà cứ khai thác rừng A-ma-dôn thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm môi trường rừng A-ma-dôn bị hủy hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.
câu 3:
- NAFTA được thiết lập nhằm kết hợp sức mạnh của ba nước Hoa Kỳ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô, tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- NAFTA cho phép các nước Hoa Kì, Ca-na-đa chuyển giao công nghệ cho Mê-hi-cô để tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu của nước này, tập trung vào phát triển các ngành công nghệ kĩ thuật cao trên lãnh thổ Hoa Kì và Ca-na-đa, vừa mở rộng thị trường nội địa, vừa tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giớI
CÂU 4:
+
- Rừng thưa và xavan phát triển ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra – xin.
- Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An – đét thuộc Ac – hen – ti – na.
- Rừng xích đạo điển hình nhất trên thế giới bao phủ đồng bằng A – ma – dôn.
- Hoang mạc A – ta – ca – ma hình thành ở ven biển phía Tây dãy An – đét
+ Sở dĩ, dải đất duyên hải phía Tây của dãy An –đét lại có hoang mạc là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Đây là dòng biển chạy sát bờ phía tây, hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành
CÂU 5:
Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo
-Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao ( trên 1,7%). Dân cư tập trung ở 1 số miền ven biển, cửa sông hoặc trên cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ; còn các vùng ở sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.
CÂU 6:
+
Chế độ sở hữu ruộng đất của trung và Nam Mỹ rất bất hợp lý:
– Các đại điền chủ chỉ chiếm 5% dân số, nhưng lại sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác, chuyên trồng các loại cây công nghiệp để phục vụ yêu cầu xuất khẩu.
– Tuyệt đại bộ phận nông dân lại không có đất canh tác. Đất của nông dân có quy mô nhỏ, đất xấu dùng để trồng lương thực phục vụ nhu cầu trong nước, vì vậy phần lớn các nước đều thiếu lương thực.
+một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã ban hành luật cải cách ruộng đất, tổ chức khai hoang đất mới và mua lại đất của điền chủ, các công ti tư bản chia cho dân.
Nông nghiệp Bắc Mỹ và Nam Mỹ giống và khác nhau ở những điểm nào?
-Nông nghiệp Bắc Mĩ
+Nhờ có cac2 điều kiện tự nhiên thuận lợi, khoa học kĩ thuật tiên tiến nên nông nghiệp Bắc Mĩ đạt trình độ cao.
+Sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì và Canada chiếm vị trí hàng đầu.
+Sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.
-Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ
+Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí.
+Lệ thuộc vào nước ngoài.
+Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả.
+Phải nhập lương thực và thực phẩm.
Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
* Giống nhau:
- Tính chất: đều là hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới nhằm chiếm đất giành dân và đặt ách thống trị thực dân mới của Mĩ.
- Thủ đoạn: đều tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, đồng thời phá hoại miền Bắc, có sự phối hợp trên cả 3 mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
* Khác nhau:
Đặc điểm | Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” | Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” |
Lực lượng tham chiến | Gồm 3 loại quân: quân Mĩ (giữ vai trò quan trọng), quân Đồng Minh và quân đội Sài Gòn | Gồm 3 loại quân: quân đội Sài Gòn (chủ yếu), quân Mĩ và quân Đồng Minh (tham chiến giai đoạn đầu) |
Vai trò của người Mĩ trên chiến trường | Chỉ huy, cố vấn, tham chiến trực tiếp | Chỉ huy, cố vấn, tham chiến (giai đoạn đầu) |
Quy mô, mức độ ác liệt | - Quy mô lớn hơn “chiến tranh đặc biệt”, mở rộng ra cả miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại. - Ác liệt hơn “chiến tranh đặc biệt” giai đoạn trước đó. |
- Quy mô lớn hơn, toàn diện hơn “chiến tranh cục bộ”, mở rộng ra toàn Đông Dương và thế giới (bằng thủ đoạn ngoại giao). - Ác liệt nhất |
Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) và "Việt nam hóa chiến tranh" (1969 - 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
Về điểm giống nhau.
+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.
+ Đều bị thất bại.
Khác nhau:
Về lực lượng tham chiến chính .
+ Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn.
+ Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần về nước.
Về địa bàn diễn ra.
+ Chiến tranh đặc biệt: miền Nam.
+ Chiến tranh cục bộ: vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương.
Về thủ đoạn cơ bản.
+ Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.
+ Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Dùng người Việt trị người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
Về tính chất ác liệt:
Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.
Sau chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.
so sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến lược chiến tranh cục bộ với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của mĩ ở miền nam
Tham khảo:
1. GIỐNG NHAU |
Hình thức: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ. |
Phương tiện, chi phí chiến tranh: - Hiện đại bậc nhất của Mỹ, do Mỹ cung cấp. - Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn. - Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh. - Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân. |
Mục tiêu chiến tranh: - Nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á. |
2. KHÁC NHAU | ||
TIÊU CHÍ | CHIẾN TRANH CỤC BỘ (1965 – 1968) | Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh (1969 – 1973) |
Lực lượng | Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn. | Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mĩ chỉ huy. |
Phạm vi - quy mô | Toàn Việt Nam | Toàn Đông Dương |
Âm mưu | Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt | - “Dùng người Việt đánh người Việt” và “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. - Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mĩ. |
Thủ đoạn | - Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam. - Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đát thánh Việt cộng”. - Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế - quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. | - Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mĩ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”. - Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. - Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam. - Sẵn sàng Mĩ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện. |
Refer
+ Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định. + Việt Nam hoá chiến tranh: Dùng ngưòi Việt trị ngưòi Việt, dùng người Đông Dương đánh ngưòi Đông Dương, rút dần quân Mĩ để gảim xương máu cho ngưòi Mĩ thực hiện âm mưu "thay màu da đổi xác chết".
TK
1. GIỐNG NHAU |
Hình thức: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ. |
Phương tiện, chi phí chiến tranh: - Hiện đại bậc nhất của Mỹ, do Mỹ cung cấp. - Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn. - Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh. - Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân. |
Mục tiêu chiến tranh: - Nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á. |
2. KHÁC NHAU | ||
TIÊU CHÍ | CHIẾN TRANH CỤC BỘ (1965 – 1968) | Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh (1969 – 1973) |
Lực lượng | Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn. | Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mĩ chỉ huy. |
Phạm vi - quy mô | Toàn Việt Nam | Toàn Đông Dương |
Âm mưu | Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt | - “Dùng người Việt đánh người Việt” và “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. - Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mĩ. |
Thủ đoạn | - Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam. - Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đát thánh Việt cộng”. - Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế - quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. | - Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mĩ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”. - Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. - Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam. - Sẵn sàng Mĩ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện. |
So sánh cây trong môi trường nước, môi trường đất giống và khác nhau ở điểm nào.
* Giống nhau :
+ Nhiệt độ quanh năm cao hơn 20oC
+ Là vùng thích hợp trồng cây lương thực (lúa nước)
+ Đều là khu vực tập trung đông dân
* Khác nhau :
+ MT nhiệt đới : Lượng mưa tap trung chủ yếu ở một mùa . Thảm thực vực thay đổi dần về phía 2 chí tuyến .
+ MT nhiệt đới gió mùa : Lương mưa thay đổi tuỳ theo mùa gió . Thảm thực vật hay đổi tủy vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong một năm
Mình nhầm câu đây mới là câu trả lời đúng nhé!!
-Giống nhau: Đều có chứa chất dinh dưỡng.
-Khác nhau: +Đất: Cây đứng thẳng.
+Nước: Câu không đứng thẳng.
Giống nhau: Môi trường đất và nước đều cung cấp oxi, nước, dinh dưỡng cho cây.
Khác nhau:
Môi trường đất: Môi trường đất giúp cây đứng vững.
Môi trường nước: Môi trường nước để cây đứng vững cần giá cho cây.
Nông nghiệp Bắc Mỹ và Nam Mỹ giống và khác nhau ở những điểm nào?
Helppppp meee, giúp mình với !!!
Tham khảo:
Nông nghiệp Bắc Mĩ
+Nhờ có các điều kiện tự nhiên thuận lợi, khoa học kĩ thuật tiên tiến nên nông nghiệp Bắc Mĩ đạt trình độ cao.
+Sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì và Canada chiếm vị trí hàng đầu.
+Sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.
Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ
+Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí.
+Lệ thuộc vào nước ngoài.
+Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả.
+Phải nhập lương thực và thực phẩm.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
a) Giống nhau
- Hình dạng lãnh thổ đều hẹp ngang, đều có đường biên giới với Lào.
- Phía đông là vùng Biển Đông rộng lớn, tất cả các tỉnh đều giáp với biển với đường bờ biển dài.
- Địa hình:
+ Có sự phân hóa từ tây sang đông: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
+ Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển bị chia cắt bởi các dãy núi ăn lan ra sát biển.
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng: đất đai, rừng, biển, khoáng sản,...
+ Đất đai: đất feralit ở vùng đồi núi phía tây, đất phù sa ở các đồng bằng ven biển nơi có các lưu vực sông chảy qua, đất cát ven biển.
+ Nguồn nước: có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông ngắn và dốc, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp (thuỷ điện, hoá chất, dệt, chế biến thực phẩm,...) và sinh họat. Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt, một số nơi còn có nguồn nước khoáng.
+ Có diện tích rừng ở vùng đồi núi phía tây, trong rừng có nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị. Cả hai vùng đều có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới.
+ Cả hai vùng đều có nguồn tài nguyên khoáng sản.
+ Khí hậu: trên nền chung của khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông; chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
+ Tài nguyên biển: cả hai vùng đều có nguồn hải sản phong phú, có các bãi tôm, bãi cá; vùng đất ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản; có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu; có nhiều bãi biển nổi tiếng, phong cảnh đẹp.
+ Có nhiều thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ biển,...
b) Khác nhau
- Bắc Trung Bộ có đường biên giới giáp với Lào dài hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Địa hình:
+ Vùng Bắc Trung Bộ có ít nhánh núi ăn lan ra sát biển và bờ biển ít khúc khuỷu hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Cũng chính vì vậy mà vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng, vịnh hơn,...
+ Bắc Trung Bộ có nhiều đồng bằng lớn hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Khoáng sản: Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Bắc Trung Bộ: có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa), sét, cao lanh (Quảng Bình), đá quý Quỳ Châu (Nghệ An).
+ Duyên hải Nam Trung Bộ: trong vùng có một số khoáng sản như titan (Bình Định, Nha Trang,...), vàng (Quảng Nam, Bình Định), sắt (Quảng Ngãi), cát thuỷ tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng (Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối.
- Tài nguyên rừng: Bắc Trung Bộ có tài nguyên rừng lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Bắc Trung Bộ:
· Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.
· Có các vườn quốc gia: Bến Én (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); khu dự trữ sinh quyển thế giới: Tây Nghệ An (Nghệ An).
+ Duyên hải Nam Trung Bộ:
· Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gỗ.
· Có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
- Khí hậu:
+ Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh vừa; có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hạ.
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nóng quanh năm; về mùa hạ có gió phơn Tây Nam hoạt động yếu hơn; phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thương ít mưa, khô hạn kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng kinh tế biển lớn hơn, có hai quẩn đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.