dựa vào atlat địa lí việt nam và sự hiểu biết hãy phân tích giá trị của hệ sinh thái rừng ? Địa phương em đã có chính sách bảo vệ rừng như thế nào
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển?
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam
− Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản…); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.
− Nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, titan…).
− Nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.
− Đường bờ biển dài với hơn 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển – đảo.
b) Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ning vùng biển nước ta.
− Đối với kinh tế
+ Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
+ Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển).
− Đối với an ninh
+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm và ý nghĩa của tài nguyên rừng trong phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái
Gợi ý làm bài
a) Đặc điểm tài nguyên rừng
- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, lại có các bãi bồi ven biển, thuận lợi cho phát triển tài nguyên rừng.
- Trước đây hơn nửa thế kỉ, Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng. Hiện nay, tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi.
- Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng gần 11,6 triệu ha, độ che phủ tính chung toàn quốc là 35%. Trong điều kiện của nước ta (ba phần tư diện tích là đồi núi) thì tỉ lệ này vẫn còn thấp.
- Tài nguyên rừng được chia thành các các loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
b) Ý nghĩa của tài nguyên rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái
- Tài nguyên rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là vấn đề giữ gìn môi trường sinh thái.
- Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.
- Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển. Rừng phòng hộ có tác dụng phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay,...).
- Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên (Cúc Phương, Ba Vì, Bạch Mã, Cát Tiên,...), góp phần bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
HƯỚNG DẪN
- Tác động đến khí hậu:
+ Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
+ Làm giảm thời tiết khắc nghiệt.
+ Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính hải dương, điều hoà hơn.
- Tác động đến địa hình: Làm cho địa hình ven biển nước ta rất đa dạng (vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, cồn cát, vũng vịnh nước sâu...).
- Tác động đến các hệ sinh thái vùng ven biển: Làm cho các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
+ Hệ sinh thái rùng ngập mặn có diện tích rộng và năng suất sinh học cao.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo... đa dạng, phong phú.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp
- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, thuận lợi để xây dựng một số ngành công nghiệp trọng điểm dựa trên thế mạnh lâu dài về tài nguyên.
- Một số loại khoáng sản có trữ lượng nhỏ, khó khai thác làm hạn chế hiệu quả và gây khó khăn cho công tác quản lí, thường đi đôi với quy mô cơ sở công nghiệp nhỏ.
- Nhiều khoáng sán đòi hỏi công nghệ hiện đại, trong điều kiện nước ta chưa tự khai thác được, cần liên doanh, hợp tác với nước ngoài.
- Sự phân bố khoáng sản có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ câu công nghiệp của nhiều vùng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết dân cư và nguồn lao động có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố công nghiệp? Ở nước ta vấn đề này như thế nào?
Gợi ý làm bài
a) Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố công nghiệp, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ:
- Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt - may, giày - da, chế biến thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề thường gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,... Nguồn lao động với trình độ chuyên môn kĩ thuật và khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật mới là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp khác.
- Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về cơ cấu và hướng chuyên môn hoá của các ngành và xí nghiệp công nghiệp, từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp không gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành của nó.
b) Ở nước ta hiện nay
- Dân cư và lao động nước ta tạo nhiều thuận lợi cho phát triển và phân bố công nghiệp: nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, tay nghề cao, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, giá nhân công rẻ,...; thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tuy nhiên, cũng còn một số mặt hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp như: tính lành nghề, tính chuyên môn hoá, tác phong công nghiệp, thể lực,... ở một bộ phận người lao động.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta?
HƯỚNG DẪN
− Là nơi có nhiều khả năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển
+ Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt,…
+ Sinh vật: nguồn lợi thủy sản, rạn san hô.
+ Tài nguyên du lịch: phong cảnh đẹp, môi trường biển và khí hậu tốt.
+ Giao thông vận tải biển: nằm kề các đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
+ Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
− Có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a) Nhận xét sự biến động về diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng của nước ta giai đoạn 2000-2007
b) Kể tên những tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh : từ trên 40-60% và trên 60% ( năm 2007)
c) Kể tên những tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp trên 100 tỉ đồng ( năm 2007)
a) Nhận xét :
- Trong giai đaonh 2000-2007, tổng diện tích rừng của nước ta có xu hương tăng, từ 10.915,6 nghìn ha ( năm 2000) lên 12739,6 nghìn ha ( 2007), tăng gấp 1,17 lần. Trong đó
+ Diện tích rừng trồng tăng từ 1.471,4 nghìn ha ( 2000) lên 2.551,4 nghìn ha (2007), tăng gấp 1,73 lần
+ Diện tích rừng tự nhiên tăng từ 9.444,2 nghìn ha ( 2000) lên 10.188,2 nghìn ha (2007), tăng gấp 1,08 lần
- Diện tích rừng trồng có tốc độ tăng nhanh hơn diện tích rừng tự nhiên
b) Tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh
- Từ 40 đếm 60% : Đắk Nông, Đăk Lắc, Gia Lai ( Tây Nguyên), Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Thuận ( Duyên hải Nam Trung Bộ), Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Bắc Trung Bộ), Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh ( Trung du và miền núi Bắc Bộ)
- Trên 60% : Lâm Đồng, Kon Tum (Tây Nguyên), Quảng Bình ( Bắc Trung Bộ), Tuyên Quang (Trung du và miền núi Bắc Bộ)
c) Những tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp trên 100 tỉ đồng ( năm 2007)
- Bắc Trung Bộ : Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế
- Trung du và miền núi Bắc Bộ : Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên.
- Duyên hải Nam Trung Bộ : Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
- Tây Nguyên : Gia Lai, Đăk Lắc
- Đông Nam Bộ : Tây Ninh
- Đồng bằng sông Cửu Long : Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cà Mau
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào dưới đây có diện tích rừng trên 60% so với diện tích toàn tỉnh tính đến năm 2007?
A. Quảng Bình.
B. Hà Tĩnh.
C. Nghệ An.
D. Thanh Hóa.
Chọn đáp án A
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, ta thấy các tỉnh có diện tích rừng trên 60% so với diện tích toàn tỉnh tính đến năm 2007 là: Quảng Bình, Tuyên Quang, Kon Tum, Lâm Đồng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào dưới đây có diện tích rừng trên 60% so với diện tích toàn tỉnh tính đến năm 2007?
A. Nghệ An.
B. Hà Tĩnh.
C. Thanh Hóa.
D. Quảng Bình.
Chọn đáp án D
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, ta thấy các tỉnh có diện tích rừng trên 60% so với diện tích toàn tỉnh tính đến năm 2007 là: Quảng Bình, Tuyên Quang, Kon Tum, Lâm Đồng.