nghe thuật truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng hay và hấp dẫn ở điểm nào
1.Nêu ý nghĩa tiếng cười của truyện"Ếch ngồi đáy giếng" và"Thầy bói xem voi"
2.Truyện ngụ ngôn"Thầy bói xem voi"hấp dẫn người đọc,người nghe ở chỗ nào?
1,Câu truyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
2,Không lập luận một cách trực tiếp mà lập luận một cách gián tiếp bằng câu chuyện kế Thầy bói xem voi với những nhân vật là 5 thầy bói bị mù. Với những chi tiết, lời thoại chọn lọc, đầy dụng ý và cuối cùng luận điểm được rút ra một cách thú vị, bất ngờ.
1. Ếch Ngồi Đáy Giếng giáo dục chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cô gắng học tập để mở rộng tầm hiểu biết, tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng, nông cạn. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi đừng nên chủ quan, kiêu ngạo chỉ vì sự chủ quan, kiêu ngạo có thể dẫn đến sự thất bại .
2.Mổi thầy sờ một bộ phận của con voi và phán rằng voi giông: con đĩa, đòn càn, cái quạt thóc, cột đình, chổi sể cùn.
chúc bạn hok tốt
Bài học được rút ra trong bài Thầy bói xem voi:
- Phải tìm hiểu sự vật bằng các phương cách tiếp cận thích hợp
- Phải xem xét một cách khách quan, toàn diện
- Phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác
- Không dùng vũ lực để giải quyết vấn đề nhận thức
Câu 1:trong văn bản "Ếch ngồi đáy giếng " tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu ? Tìm và viết lại những từ ngữ thể hiện rõ biện pháp đó ?
Câu 2 :Kể 1 câu truyện xảy ra trong đời sống có ý nghĩa như câu thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng
Câu 3 : Truyện "Treo biển " gây cười ở chỗ nào ? Truyện ngụ ngôn bài học gì về cuộc đời ?
Câu 4: Chỉ ra điểm giống và khác nhau của truyện ngụ ngôn và truyện cười
Bài học của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng?
A. Sống ở môi trường tù túng, nhỏ bé, không giao lưu làm hạn chết sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh
B. Sống trong môi trường như thế lâu dần sự hiểu biết của con người trở nên nông cạn
C. Hiểu biết hạn hẹp dẫn tới tâm lí chủ quan, kiêu ngạo
D. Cả 3 đáp án trên
Đọc trước truyện Ếch ngồi đáy giếng. Hãy nhớ lại một số truyện ngụ ngôn đã học ở Tiểu học và tìm hiểu thêm các nguồn khác nhau (sách, báo, Internet,...), ghi chép lại những thông tin về truyện ngụ ngôn như đặc điểm thể loại, đề tài, nhân vật, một số tác giả truyện ngụ ngôn nổi tiếng,...
Tham khảo!
Một số truyện ngụ ngôn đã học: Thầy bói xem voi, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay,…
Bài tập: Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.
Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.
Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Có nhiều người trẻ, ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Do đó, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.
Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quý báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố gắng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù có thế nào thì tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuyện loài người. Bất kì ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.
Truyện ngụ ngôn là gì . Nêu ý nghĩa truyện " Ếch ngồi đáy giếng
1. Bài học rút ra từ " Ếch Ngồi Đáy Giếng" 2.Đặc điểm truyện ngụ ngôn trong văn bản "Ếch Đáy Giếng`` 3.Tìm trên mội văn bản khác thể loại trong bài 2 4.nêu công dụng của đấu chấm lửng Đặc câu có sử dụng dấu chấm lửng .
giúp mình làm trong tối nay nhé mình cần gấp lắm
Chứng minh truyện " Ếch ngồi đáy giếng " là truyện ngụ ngôn .
Truyện mượn chuyện của con vật để nói chuyện con người, đồng thời truyện khuyên nhủ và cho ta một bài học không nên chủ quan, phải biết mở rộng tầm hiểu biết.
Mik nghĩ vậy, bạn xem lại hoặc tham khảo mn nha!
vìCâu truyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
nênbài " Ếch ngồi đáy giếng" là truyện ngụ ngôn rất hóm hỉnh và lý thú, mượn chuyện của loài vật để nói bóng gió, nói kín đáo về con người.
Truyện " Ếch ngồi đáy giếng " là truyện bằng văn xuôi. Mượn truyện về một con ếch chỉ coi bầu trời nhỏ bé qua một miệng giếng chật hẹp, nó nghênh ngang,ngổ ngáo khi ra đc bờ nên đã bị một con trâu giẫm bẹp để khuyên nhủ ng ta bài học k đc chủ quan, kiêu ngạo phải biết cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mik.
Nếu bn mún viết khác thì dựa vào khái niệm truyện ngụ ngôn và nội dung bài " Ếch ngồi đáy giếng" mik viết k đc hay cho lắm ^-^
Vì sao ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn?
Vì: Ngụ ngôn là một thể loại của văn học giáo huấn, mang nội dung đạo đức, có hình thức thơ hoặc văn xuôi tương đối ngắn, sử dụng phúng dụ như một nguyên tắc tổ chức tác phẩm. Tác phẩm trên đã thể hiện được điều đó.
Vì truyện "Ếch ngồi đáy giếng"La muon chuyen cua con vat!
vì truyện ếch ngồi đáy giếng nhằm chế giễu,thói huênh hoang, tầm hiểu biết hạn hẹp mà coi trời vung của ếch. Đồng thời cx nói 1 cách ẩn dụ, kín đáo , nói bóng gió những thói hư tật xấu, những kẻ kiêu ngạo chủ quan , cho mk là to lớn chẳng coi ai ra gì trong xã hội xưa