Những câu hỏi liên quan
anime
Xem chi tiết
cô của đơn
Xem chi tiết
cô của đơn
18 tháng 10 2018 lúc 21:41

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính

Bình luận (0)
Hoàng Thế Hải
18 tháng 10 2018 lúc 21:28

Bạn tham khảo bài này nha

Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
*Nước_Mắm_Có_Gas*
18 tháng 10 2018 lúc 21:29

chiếc lá như ...

Bình luận (0)
nhi tam
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
18 tháng 10 2021 lúc 12:04

tham khảo:

 Cô bé chết vì đói và lạnh. Đây là một cái chết không đáng có, một cái chết hết sức đáng thương của một em bé bất hạnh. Em bé chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi như đang mĩm cười là hình ảnh thật đẹp. Dường như em không chết mà đi vào cõi bất tử, nơi có tình yêu thương bao la của bà. Hình ảnh em bé chết rét ngoài đường phố, trong đêm giao thừa đã gợi lên bao xót xa trong lòng người đọc. Chúng ta phải  thương xót, đồng cảm, có trách nhiệm với cuộc sống đáng thương của cô bé.2 

Chúng ta cso thể nói cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại là bởi vì
+Cụ Bơ-men đã hi sinh cả mạng sống của mik để cứu lấy một cô hạo sĩ

+Cụ đã dỗ hết sức lực còn lại để hoàn thành bức vẽ trong đêm mưa bão

+Chính kiệt tác của cụ Bơ-men đã giúp cho Giôn-xi ko còn thấy bi quan nữa

+Ông đã vẽ một bức tranh mà ngay cả người họa sĩ cũng ko nhận ra

+Ông có nột tấm lòng thương người,giúp người khác hết sức có thể

Bình luận (1)
Tung Duy
Xem chi tiết
bùi ngân phương
21 tháng 10 2021 lúc 19:38

Trong nhịp sống hối hả, tất bật, quay cuồng, những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính liệu có cuốn con người vào guồng quay lạnh nhạt? Không! Ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ tỏa sáng. Ngay trong khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O.Henry bằng tấm lòng chân thật của mình đã diễn tả biết bao vẻ đẹp của tình yêu thương giữa những con người, đặc biệt thầm kín qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng.

 

Có một tình đời trong chiếc lá…

Chiếc lá dù chỉ là một chi tiết rất nhỏ thôi nhưng được trở đi trở lại rất nhiều lần trong tác phẩm. Vừa là biểu tượng của tình thương, vừa là biểu tượng của đức hy sinh cao cả… Chiếc lá ấy có thể là chiếc lá thực sự còn sót lại trên cây thường xuân. Nó đã dũng cảm bám chắc vào cuống lá, mặc cho mưa tuôn bão thổi, mặc cho gió lạnh hoành hành. Chiếc lá bị vùi dập dưới cơn mưa mà vẫn kiên cường, trút hết sức sống còn lại cố níu cành, để làm mẫu vẽ cho một con người cao cả, để một chiếc lá khác trỗi dậy sức sống mới. Khi chiếc lá cuối cùng trên cây vừa lìa cành cũng là lúc một màu xanh từ một chiếc lá khác rung rinh. Chiếc lá ấy chính là tác phẩm hội họa, là kiệt tác của cụ Bơ-men trong đêm mưa rét. Tuổi cao sức yếu mà lại dám đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, làm việc lặng lẽ âm thầm như vậy quả thực dũng cảm. Trong một phút xuất thần, bằng tình yêu thương vô bờ đối với Giôn-xi, bằng sự quyết tâm mãnh liệt để cứu sống một cô gái, cụ Bơ-men đã vẽ thành công tác phẩm, thỏa nguyện những ước mơ ám ảnh cả một đời. Tiền đề cho chiếc lá ấy tồn tại, chính là tình đời…

Có một tình đời trong chiếc lá…

Người họa sĩ già đã lặng lẽ ra đi, sau khi dồn hết sức lực, trút bỏ mọi hơi thở còn lại của mình để giành lại tuổi trẻ và sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng ấy mang một màu xanh của hy vọng, hy vọng trả lại màu xanh cho chiếc lá đã rụng, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ gần như đã gần tuyệt vọng, trả lại niềm tin, nghị lực cho những con người yếu đuối. Chính sức sống kiên cường ấy đã thổi vào tâm hồn Giôn-xi hơi ấm của niềm tin, kéo cô từ vực thẳm vô vọng lên chiến thắng bệnh tật. Nhưng điều quan trọng và đẹp đẽ nhất trong chiếc lá chẳng bao giờ rung rinh ấy là tình yêu thương bao la của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Trong đêm đông giá rét, đôi tay người họa sĩ cũng theo đó mà run rẩy, mà cứ run rẩy như vậy thì muốn vẽ hoàn thành một bức tranh cũng thật khó. Nhưng bức tranh không chỉ được vẽ bằng bút lông, bằng màu mà còn được vẽ bằng tình yêu thương, sự hy sinh cao cả, thầm lặng. Cụ Bơ-men đã ra đi, nhưng tình đời trong chiếc lá thì còn sống mãi…

 

Có thể nói, với hình ảnh chiếc lá cây thường xuân, O.Henry đã ngợi ca tình yêu thương, tấm lòng vị tha của những con người đồng cảnh ngộ. Ngòi bút O.Henry không trực tiếp kể chuyện và cũng không kể lại cái đêm chiếc lá được vẽ ra mà để cho Xiu thuật lại, tạo sự hấp dẫn, bất ngờ cho người đọc, càng làm nổi bật đức hy sinh của người họa sĩ già. Và người họa sĩ già đã chết vì viêm phổi, sau cái đêm giá lạnh phơi mình ngoài gió đông. Chiếc lá lặng im không rung rinh vì nó là một bức tranh, hay nó lặng lẽ trước cái tình đời và cái chết của người họa sĩ già với tấm lòng cao cả?

Bình luận (1)
đỗ mỹ duyên
Xem chi tiết
đỗ mỹ duyên
19 tháng 12 2019 lúc 9:26

mong các bạn giúp cho mình. mình cảm ơn rất nhiều

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
~ I Love You ~ ( TLD & K...
Xem chi tiết
Hồ Khánh Linh
14 tháng 10 2018 lúc 17:14

1* Nhân vật Giôn - xi:
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

2* Nhân vật cụ Bơ Men:
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

Bạn lấy đoạn nào cx đc nhé !!! :3

Bình luận (1)
Lê Thị Trang
18 tháng 10 2018 lúc 8:19

O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men.

Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc. Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.

Bình luận (0)
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
8 tháng 10 2017 lúc 16:14

O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men. Hình ảnh Giôn-xi đang nhìn ra cửa sổ nhìn chiếc lá được cụ Bơ Men vẽ Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc. Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
8 tháng 10 2017 lúc 18:08

Tìm hiểu nhân vật Xiu, ta càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý, tình người hiếm có trong xã hội ấy. Câu chuyện gồm một số nhân vật ngoài nhân vật bác sĩ, có ba nhân vật được đặt tên là Giôn-xi, Xiu và Be-man, hai phụ nữ và một ông già. Họ đều là các họa sĩ. Đây là thế giới của những nghệ sĩ nghèo. Họ tìm đến quảng trường Gri-niz gần công viên Oa-sinh-tơn. Một cô từ bang Men tới, cô kia quê ở Ca-li- phoóc-ni-a. Sở thích của họ vẽ nghệ thuật, vẽ món rau diếp xoăn trộn dầu dấm và kiểu ống tay rộng hợp nhau, cùng với nghề hội họa đã gắn hai cô thành một đôi bạn thân thiết. Họ thuê chung phòng ở đấy và hàng ngày làm việc sát con đường dẫn tới nghệ thuật bằng những bức tranh minh họa cho những truyện ngắn của các tạp chí, do các nhà văn trẻ viết.

Họ làm bạn với nhau từ tháng năm và tới tháng mười một thì phải đương đầu với một thử thách lớn. Giôn-xi bị ốm. Đối với những người nghèo, dù là họa sĩ, thì đói rét và bệnh tật thường xuyên là khách không mời, đã gõ cửa rình rập và đe dọa họ.

Chọn một nhân vật trong trạng thái ốm đau bệnh tật làm tiêu điểm cho hành vi hoạt động của các nhân vật khác là đòn bẩy để từ đó làm nổi lên các tình cảm nhân đạo, tạo ra thước đo phẩm chất nhân vật. Đây là cách làm quen thuộc ở ngòi bút O Hen-ri, cũng là một cách tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt tới cách giải quyết đột biến, bất ngờ khi kết thúc truyện. Bệnh tật ở đây là bệnh viêm phổi - một gã đàn ông vô địch - lực sĩ ngoại hạng sẵn sàng so tải với mọi đối thủ. Hắn đánh vào Giôn-xi một phụ nữ nhỏ bé, thiếu máu và khiến cô ta nằm lăn ra bất động. Nghèo, không tiền thuốc, không thân nhân, cô có một niềm tin đau đớn là chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế gian này cứ lơi lỏng dằn từng cái một thì ý nghĩa kì quặc kia hình như lại càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn. Sự so sánh cuộc đời con người với chiếc lá thường xuân mong manh trước làn gió nhẹ trong giá rét phũ phàng của mùa đông là một sự so sánh tuyệt vời sâu sắc.

Cô đã tin điều bất hạnh: cô sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Trước tình trạng bệnh hoạn trầm trọng, bế tắc về thể chất cũng như tinh thần của bạn, Xiu tận tình chăm sóc bạn, cả hai cùng nghèo, Xiu coi bạn như người thân của mình. Xiu là người nghe bác sĩ báo cụ thể về bệnh tình, sức khỏe của bạn:“Bệnh tình của cô ấy có thể nói là mười phần chỉ còn hi vọng được thôi. Nếu chị làm cho cô ta hỏi được một câu về mốt tay áo mới của áo choàng mùa đông thì tôi xin thưa với chị là khả năng khỏi bệnh của cô ấy là một tròn năm chứ không phải trên mười nữa”.

Sau khi bác sĩ đi khỏi, Xiu vào phòng làm việc và khóc ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản. Xiu mang cả bản vẽ vào phòng bạn để làm việc. Thấy bạn đếm ngược, Xiu cũng lo lắng theo dõi bạn, và sau đó lại trách bạn, giải thích sai lạc ý nghĩa bi quan và lạ lùng của người bệnh.

"Ô chị chưa bao giờ lại nghe thấy một chuyện vô lí đến như thế... Xiu làm ra vẻ mạnh bạo khinh thường... Những chiếc lá thường xuân già đó thì có liên quan gì đến việc em khỏi bệnh kia chứ?... Ấy sáng nay ông bác sĩ đã nói với chị là em sẽ chóng bình phục thôi, đúng ra là ông ta nói thế nào nhỉ... khả năng khỏi là mười phần chắc chín: ông ta nói thế!”. Xiu lo lắng cho bạn bằng cả đồng tiền vừa kiếm được: “Giờ thì em cô ăn tí cháo nhé và để Xiu... quay về với bản vẽ của mình, có thế chị mới bán được tranh cho lão chủ bút, để mua rượu Booc-đô cho đứa em ốm của chị và mua sườn lợn cho cái bản thân háu ăn của chị nữa chứ’.

Xiu còn an ủi người bệnh: "...Giôn-xi yêu quý” - Xiu nói và cúi xuống bên người bạn, ... “Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa cho đến khi chị xong việc được không? Mai chị phải trao những bức tranh này rồi. Chị cần ánh sáng, nếu không thì chị đã kéo mành mành xuống rồi đấy”.

Qua đó ta thấy Xiu quả là người bạn hiếm có, cô còn bồn chồn tâm sự với cụ Be- man: Cô ấy yếu đuối và mảnh mai như một chiếc lá, quả thật, rất có thể sẽ bay đi mất, khi mối ràng buộc mong manh giữa cô ấy ở trên trần thế này suy yếu.

Xiu là người ân cần, ngọt ngào với Giôn-xi lúc cô ương bướng nhất: "Em thân yêu", - Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối... “Nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa thì hãy nghĩ đến chị, chị sẽ làm gì đây?”

Xiu cũng là người đầu tiên được nghe những chuyển biến tâm hồn của Giôn-Xi lúc cô bắt đầu nhận ra sự bi quan là sai quấy. Đặc biệt là Xiu lại được nghe Giôn-xi ước mơ. Một giờ sau cô lại nói: “Xiu ơi, em hi vọng một ngày nào đó sẽ đuợc về vịnh Na-plơ”.

Lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Chị đã thắng nhưng chị chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. Chị phải cho Giôn-xi ý thức rõ hơn nữa cái giá của sự chiến thắng. Thật vậy, Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là Be-man: "... Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị - cô nói - Hôm nay cụ Be-man đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi... hãy nhìn ra cửa sổ kia... tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh... đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Be-man đấy. Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
8 tháng 10 2017 lúc 18:08

Tìm hiểu nhân vật Giôn-xi, ta sẽ hiểu tấm lòng nhân đạo của O Hen-ri. Trong truyện Chiếc lá cuối cùng ngoài nhân vật bác sĩ, có ba nhân vật được đặt tên là Giôn-xi, Xiu và Be-man, hai phụ nữ và một ông già. Họ đều là các họa sĩ nghèo. Họ sống trong khung cảnh đường xá nhà cửa đều tồi tàn. Đây là thế giới của những nghệ sĩ nghèo. Họ tìm đến quảng trường Gri-niz gần công viên Oa-sinh-tơn vì phố này có khả năng rất quý. Hãy tưởng tượng một tay thu ngân nào đó mang hóa đơn đòi tiền sơn hay giấy và vải vẽ đi qua con đường này đột nhiên lại gặp ngay chính mình quay trở ra, tiền nợ không thu được một xu nhỏ. Và cái quảng trường ấy bị chia nhỏ thành những quảng trường “chằng chịt” khiến cho phạm vi không gian càng bị thu hẹp lại. Và công việc họ làm chắc chắn không đưa lại cho họ thu nhập cao trong khi đó họ có khá nhiều điều cần phải đối phó.

Khoảng thời gian mà hai cô gái quen nhau chưa nhiều. Họ làm bạn với nhau từ tháng năm và tới tháng mười một thì họ phải đương đầu với một thử thách lớn. Giôn-xi bị ốm. Trước kia, Giôn-xi từng mơ ước sẽ vẽ một bức tranh về vịnh Na-plơ. Cả ba nghệ sĩ gắn bó với nhau bởi ước mơ vươn tới nghệ thuật cao siêu. Giờ đây, nghèo túng, không có tiền thuốc thang khiến Giôn-xi rơi vào tâm trạng tuyệt vọng. Cô đếm những chiếc lá của cây leo bám bên kia tường, nghĩ rằng mình sẽ không cưỡng lại được với mùa đông lạnh lẽo. Nàng mất hết nghị lực sống, chỉ còn chờ đón cái chết. Giôn-xi bất hạnh, bất lực trước bệnh tật, bất động trên chiếc giường sắt sơn. Không gian trở nên chật hẹp hơn, sự vật trở nên tĩnh lặng. Duy đôi mắt của người bệnh là dấu hiệu của sự sống, song đôi mất ấy cứ trân trân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh. Cái nhìn trân trân, bất động khiến cho mọi hoạt động như ngưng lại, màu sắc của bức tranh ảm đạm hơn, và tiếp đó được gia tảng qua trạng thái tinh thần của người bệnh qua nhận xét của bác sĩ: Cái cung cách con người ta cứ sắp hàng đứng sẵn bên phía anh chủ thầu đám ma, làm cho mọi thứ thuốc men đều trở thành vô dụng.

Từ tình trạng yếu đuối, mất nghị lực, Giôn-xi có những suy nghĩ lạ lùng, bi quan. Thực vậy, Giôn-xi cảm giác về cái chết không thể tránh được. Cô bệnh nặng, ít hi vọng được sống. Lại bị ám ảnh bởi một liên tưởng từ chiếc lá rời cành lay lắt trong gió mưa, và cô yên trí là mình không thể khỏi được, nên lạnh lùng làm cái việc nhìn qua cửa sổ trong tư thế nằm trên giường bệnh đếm từng chiếc lá thường xuân đang rụng dần trong gió lạnh. Đối với Giôn-xi, chiếc lá là biểu tượng của thước đo thời gian, thước đo cuộc đời cô. Cô đã xây dựng cho mình một niềm tin bất hạnh: cô sẽ ra đi khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Đó là một niềm tin đớn đau theo chủ nghĩa bi quan, rất hợp lí với một họa sĩ có tâm hồn đa cảm và thể trạng yếu ớt lại đang bị bệnh tật giày vò trong nghèo đói.

Cô đang rơi vào tâm trạng cô đơn rất đau đớn. Trong khắp thế gian, cái cô đơn nhất là một tâm hồn đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bỉ ẩn của mình. Những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng cái một thì ý nghĩ kì quặc kia hình như lại càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn. Sự so sánh cuộc đời con người với chiếc lá mong manh trước làn gió mạnh trong giá rét phũ phàng của mùa đông là một sự so sánh tuyệt vời sâu sắc. Đồng thời nó cũng nói lên sự đồng cảm xót xa của nhà văn trước đồng loại. Nghèo, đơn độc, sống nhờ tình thương của bạn bè, trong cơn bệnh ngặt nghèo Giôn-xi tự cảm thấy mình là gánh nặng cho người khác, cô đau khổ tự giày vì thấy người khác phải chăm sóc mình, phải bận tâm vì mình. Trong ánh hoàng hôn, Giôn-xi vẫn trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc bám lấy cái cuống của nó ở trên tường và rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại lồng lộn, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và từ mái hiên tháp kiểu Hà Lan mưa rơi lộp độp xuống mặt đất.

Tuy nhiên, chiếc màn xanh lại được kéo lên khi buổi sáng lại về. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Và Giôn - xi cảm thấy sự yếu đuối của mình là không đúng. Có một ái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy... rồi hi vọng một ngày nào đó sẽ được về vịnh Na - plơ lại trỗi dậy trong cô. Cùng với niềm hi vọng ấy, nhựa sống lại được lên men, nghị lực và mầm sống lại hồi sinh, khiến bác sĩ phải thốt lên: "được năm phần mười rồi" , "chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng".

"Và cô ấy khỏi nguy hiềm rồi". Cái gì đã khiến cho Giôn-xi hồi phục? Có thể một phần do thuốc men của bác sĩ, một phần nhỏ Xiu chăm sóc chu đáo nhưng rõ ràng nhất, cái điều đã lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dẫn về cõi hư vô màu xanh của chiếc lá thường xuân, chiếc lá cuối cùng trên bức tường đối diện gian phòng của họ. Chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi. Bởi vì đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Be-man. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Và để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy cụ Be-man đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộc sống của chính mình. Nghệ thuật chân chính mang trong nó chức năng sinh thành và tái tạo. Nó đã thức dậy niềm tin vào cuộc sống, mở đường cho những khát vọng lớn lao, chắp cánh cho những ước mơ tái tạo...

Tình thương của Xiu một phần đã cứu sống Giôn-xi. Một tình bạn, tình người như vậy thật hiếm hoi trong xã hội tư sản. Nhân vật Xiu cùng với nhân vật Giôn-Xi và cụ Bơ-men đã bộc lộ rõ chủ đề của truyện: nghệ thuật tài hoa xuất phát từ tình người, tình nhân đạo và có thể chiến thắng thần chết.

Bình luận (0)
sadboiz sitinh
Xem chi tiết
sơn cao
Xem chi tiết
lạc lạc
29 tháng 10 2021 lúc 15:10

tham khảo

Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Hãy nhìn xem, xung quanh ta là nghịch cảnh bủa vây, luôn chực chờ để xô ta ngã. Nhưng có ý chí, nghị lực tay lái vững vàng trước thử thách phong ba. Khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujicic sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Bill Gates phá sản trong lần đầu tiên nhưng sau đó lại trở thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng và họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa, thậm chí là thần tượng để mọi người noi theo. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, sống dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, không ý chí tiến thủ. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện tài, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Hãy luôn nhớ: “Nếu tri thức là sức mạnh giúp ta chiến thắng sự ngu dốt thì ý chí nghị lực lại là vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù”.

Bình luận (0)