Những câu hỏi liên quan
Kirigaya Kazuto
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 10 2016 lúc 12:17

Các sự việc trong truyện Sự tích Hồ Gươm được kể theo trình tự:thời gian

Bình luận (0)
Linh Phương
15 tháng 10 2016 lúc 12:19

TRình tự Thời gian

Bình luận (0)
Dương Kim Phương Anh
3 tháng 10 2017 lúc 19:15

Các sự việc trong truyện Sự Tích Hồ Gươm đc kể theo trình tự : Thời gian .

Bình luận (0)
Ngô Thị Diễm Hằng
Xem chi tiết
hoàng tử
5 tháng 10 2021 lúc 9:22

KO NHA

Bình luận (0)
minh nguyet
5 tháng 10 2021 lúc 9:37

Không em nha vì như vậy sẽ khiến nội dung câu chuyện bị đảo lộn

Bình luận (0)
6C02- Lê Đức Anh
5 tháng 10 2021 lúc 15:04

ko

 

Bình luận (0)
Xaciri
Xem chi tiết
꧁༺Nguyên༻꧂
Xem chi tiết
Tung Duong
28 tháng 9 2021 lúc 21:28

Bạn tham khảo:

Nội dung: ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV và giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Truyện “Sự tích Hồ Gươm” ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
✎﹏нươиɢ⁀ᶦᵈᵒᶫ
28 tháng 9 2021 lúc 21:29

Nội dung: ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV và giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc

HT~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
彡★ Trần Nhật Huy 彡★
Xem chi tiết
ng.nkat ank
11 tháng 10 2021 lúc 7:36

Thánh gióng ( Sự kiện chính )

- Sự ra đời kì lạ và lớn lên của Thánh gióng ( Bà mẹ ướm chân vào vết chân to , Thánh Gióng lên 3 tuổi vẫn không biết đi biết nói )

- Giặc xâm chiếm , Thánh Gióng lớn nhanh như thổi ( Vua cho tìm người đánh giặc , nghe tin Gióng liền gọi Sứ Giả lại kêu làm giáp sắt ,....Thánh Gióng ăn nhiều nhà không có gạo liền kêu gọi bà con góp gạo nuôi Gióng)

- Gióng đánh tan giặc 

- Gióng bay lên trời 

 Em thích câu chuyện Thánh Gióng vì câu chuyện nói về người anh hùng đánh giặc cứu nước

Sự tích Hồ Gươm

 - Giặc Minh xâm chiếm nước Nam . Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm đánh tan giặc

- Người chài tên Thận 3 lần kéo được lưỡi gươm . Chàng tham gia nghĩa quân

- Lê Lợi tìm được chuôi gươm nạm ngọc

- Lưỡi gươm và chuôi gươm vừa như in . Lê Thận tặng cho vua

- Vua đánh tan giặc

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Hương Giang
Xem chi tiết

Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của thời gian Hà Nội vẫn mang trong mình những nét đẹp cổ thủ đô văn hiến. Và nhắc đến câu chuyện về Hà Nội, dấu ấn đầu tiên của đọng lại trong chúng ta có lẽ là hồ Gươm nơi còn lưu giữ câu chuyện về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trả gươm rùa thần, trong lòng hồ Tả Vọng. Chuyện kể rằng:

Vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu muôn vàn khổ cực. Mọi người căm hận chúng đến tận xương tủy. Nghĩa quân Lam Sơn, lúc ấy đang trong buổi đầu phất cờ khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, bị thua trận nhiều. Long Quân biết chuyện quyết đinh cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để dẹp giặc.Hồi ấy, ở Thanh Hóa có người dân chài tên là Lê Thận. Một đêm nọ, đi đánh cá ở bờ sông vắng, sau hai lần quang chài Thận chỉ kéo được ột thanh sắt. Đến lần thứ 3, vẫn là thanh sắt đó Thận mới soi đèn xem kĩ, thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm bèn đem về nhà.

Về sau, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn chàng hăng hái, gan dạ không hề sợ nguy hiểm. Một lần Lê Lợi đến thăm nhà Thận. Trong căn nhà tranh, bỗng dưng chủ tướng thấy có ánh sáng lạ tỏa ra từ một góc nhà, ông đến xem thì thấy đó là ánh sáng của lưỡi gươm trên đó có hai chữ Thuận Thiên. Nhưng lúc ấy tất cả mọi người vẫn không hề biết đó là gươm báu.

Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi cùng tướng sĩ phải rút chạy mỗi người một ngả. Khi đi ngang qua môt khu rừng Lê Lợi bỗng thấy trên ngọn cây đa có ánh sáng lạ. Ông trèo lên cây mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này, Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm có khắc chữ Thuận Thiên ở nhà Thận, ông dắt chuôi gươm bên mình. Khi trở về bèn lệnh cho Lê Thận mang lưỡi gươm đến và hỏi nguồn gốc thanh gươm. Lúc ấy, Thận mới từ tốn kể lại câu chuyện ba lần vớt được thanh gươm nơi bến sông vắng. Biết đây là ý trời, Lê Thận dâng thanh gươm cho chủ tướng, mà tâu rằng: “ Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.”

Sau khi mọi người biết đó là gươm thần, nghĩa quân Lê Lợi ngày một nhuệ khí . Quân ta ra trận nào, thắng trận ấy bách chiến bách thắng. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày được vang xa, binh lực của quân ta cũng tăng lên gấp bội. Nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, chiếm được nhiều kho lương thực để nuôi nghĩa quân và phân phát cho nhân dân. Cứ như thế quân ta nhanh chóng quét sạch kẻ thù, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi của nước ta. Cuộc sống nhân dân bình yên, no ấm.

Đuổi được giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong một lần ngự uyển quanh hồ Tả Vọng, Long Vương đã sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng của vua đi đến giữa hồ, vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên động đậy. Cùng lúc đó, hai bên mạn thuyền bỗng dưng có con sóng lớn, vua thấy thế bèn sai quân dừng thuyền lại. Rùa vàng liền tiếng đến phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói, vua hiểu ý, bèn lấy thanh gươm bên mình hướng về phía rùa vàng. Rùa vàng ngay lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.

Từ đó về sau hồ Tả Vọng có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi ấy gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vè vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng người anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ. Chúng ngang nhiên làm nhiều điều bạo ngược và xem dân ta như cỏ rác. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. sau khi quang lưới xuống bến thì kéo lên được một thanh sắt. Lê Thận quang thanh sắt ấy đi rồi đến chổ khác để thả lưới. Lần tứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắc vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sự nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tùng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở về với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngả chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào thắt lưng và liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này để báo đền tổ quốc.

Từ đó, Nghĩa quân Lam Sơm mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiểu ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quý báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

nhầm r mik sửa nhé bạn 

 Chi tiết Long Quân cho mượn gươm thần là một chi tiết kì ảo hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc. Gươm thần là một vũ khí vô cùng quý giá. Khi đất nước có giặc, Long Quân cho Lê Lợi - thủ lĩnh nghĩa quân, đại diện cho chính nghĩa,cho nhân dân mượn gươm thần. Đó chính là thể hiện sự đồng tình và phù trợ của thần linh,của tiền nhân đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc. Khi đất nước thanh bình, Long Quân đòi lại gươm thần cùng là có ý nhắc Lê Lợi: khi đất nước lâm nguy thì dùng vũ khí đánh giặc còn khi non sông đã thái bình thì chăm dân trị nước, nếu dùng vũ khí cũng như sức mạnh của binh đao sẽ không được lòng dân. Đó là bài học không chỉ để nhắc Lê Lợi mà còn nhắc nhở tất cả các vua chúa mọi thời đại về cách sử dụng vũ khí. Hơn nữa, vũ khí của Long Quân để trợ giúp chính nghĩa nên chỉ trợ giúp khi cần.

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Ngọc Lan Hương
Xem chi tiết
nthv_.
24 tháng 9 2021 lúc 9:18

Tham khảo:

Tôi chính là Rùa Vàng đã cho vua Lê Lợi mượn kiếm để đánh giặc giữ nước. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện vì sao hồ Tả Vọng lại được đổi tên là Hồ Gươm.

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm bao điều bạo ngược. Tận mắt chứng kiến cảnh ấy, tôi vô cùng đau lòng. Bây giờ, thế lực ta còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Nhưng đức Long Quân chưa biết tìm cách nào để chọn ra người tài, xứng đáng nhận ấn kiếm. Tôi được giao nhiệm vụ đi tìm người xứng đáng để trao kiếm báu. Tôi bèn chia kiếm làm hai nửa, một nửa thì có lưỡi gươm, nửa kia là chuôi gươm. Lưỡi gươm thì tôi thả xuống biển còn chuôi thì giấu trong rừng. Thời đó, có chàng trai tên Lê Thận, người Thanh Hóa, làm nghề chài lưới ven sông. Một đêm nọ, anh thả lưới bắt cá nhưng tôi bèn ngậm lưỡi gươm đặt vào lưới của anh ta. Anh ta kéo lưới lên ba lần đều thấy lưỡi gươm mắc vào lưới bèn mang về nhà. Lúc đầu, Lê Thận tưởng đó chỉ là một thanh sắt nhưng khi anh ta đưa lại cạnh mồi lửa thì mới biết đó là một lưỡi gươm. Anh ta đem cất lưỡi gươm cẩn thận nhưng vẫn không biết là gươm quý. Về sau, Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một lần, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy từng đến nhà Lê Thận. Trong bóng tối, thanh sắt sáng rực lên. Tôi biết thanh gươm đã chọn được người làm chủ. Khi Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên, thấy khắc hai chữ "Thuận Thiên" nhưng ông ta vẫn chưa biết đó là báu vật.

Trong một lần bị giặc đuổi, tôi đã dẫn Lê Lợi đến chỗ có chuôi gươm nạm ngọc. Tôi đã giấu nó trên ngọn đa. Khi Lê Lợi đến, nó phát sáng thì chắc chắn Lê Lợi sẽ nhìn thấy. Quả nhiên, Lê Lợi đã leo lên ngọn đa, nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi đem giắt chuôi gươm vào thắt lưng.

Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người, Lê Lợi đem câu chuyện kể cho mọi người nghe. Khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi gươm thì vừa in. Thế là tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ Long Quân giao. Từ khi có kiếm báu, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên vùn vụt. Thanh gươm trong tay Lê Lợi tung hoành khắp nơi khiến giặc Minh khiếp vía. Có gươm thần trong tay, Lê Lợi càng trở nên mạnh mẽ, chẳng khác nào rồng mọc thêm cánh. Gươm mở đường cho họ đánh đến khi quét sạch bóng giặc trên đất nước.

Khi đất nước đã hòa bình, Long Quân sai tôi đòi lại kiếm. Nhân dịp vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, tôi bèn tiến lại gần thuyền vua và nói "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua nâng gươm tiến về phía tôi, tôi đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

Sau lần đó, Lê Lợi đã cho đổi tên hồ Tả Vọng là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Cái tên đó nhắc mọi người nhớ đến ơn của Long Quân cho mượn kiếm báu đánh giặc.

Bình luận (1)
minh nguyet
24 tháng 9 2021 lúc 9:20

Em tham khảo nhé:

            Xin chào các bạn, tôi là "Hồ Gươm". Nếu bạn sống ở Việt Nam, chắc biết tôi chứ nhỉ, tôi nổi tiếng mà, hình ảnh tôi còn được lên trên cả tivi, báo, sách, ... đặc biệt tôi còn được sống và gắn liền với một thời đại, nhân vật lịch sử nữa đó! Chắc bạn đã tò mò về cuộc đời của tôi rồi chứ gì, được rồi, tôi sẽ kể cho bạn nghe về cuộc đời của tôi nhé!  Chuyện bắt đầu từ khi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo diễn ra.Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước. Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi gươm. Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn.  Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sự nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tùng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở về với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại. Khi bị giặc đuổi Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc. Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in. Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh bình, nhân dân chuyên lo việc ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền. Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần. Hồ Tả Vọng xưa kia nay là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm tôi đó.

Bình luận (0)
Trân Trần
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
30 tháng 9 2021 lúc 8:57

Tham khảo:

Tổ quốc ta là tổ quốc của anh hùng. Từ trong khói lửa chiến tranh, những người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất hiên ngang bước ra, đem lại hòa bình cho muôn dân trăm họ. Lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ dành cho những tráng sĩ ấy, được nhân dân thể hiện vào những hình tượng vĩ đại trong các tác phẩm văn học dân gian, như Thánh Gióng, Lê Lợi… Đối với muôn dân, học không chỉ là con người bình thường, mà là những kẻ có sức mạnh phi thường, có xuất thân kì lạ, được thánh thần ủng hộ. Đó là niềm tin bất diệt, sự kính ngưỡng bất tận của nhân dân ta dành cho những người anh hùng cứu nước.

 

Thành ngữ: đầu đội trời chân đạp đất

Bình luận (1)
Trân Trần
Xem chi tiết
nthv_.
30 tháng 9 2021 lúc 9:06

Tham khảo:

Thành ngữ: in đậm.

Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Đó là một truyền thống vẻ vang, xiết bao tự hào của chúng em khi được học lại những trang sử oai hùng có trong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. Tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Thành gióng nhiều năm không biết nói biết cười nhưng bỗng dưng lớn nhanh như thổi chỉ vì nghe tiếng rao cần người giúp nước. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng trước sau như một của nhân dân và nghĩa quân ta trong thời kỳ chống giặc Minh. Tất cả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của cha ông ta và góp phần quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ đó khiến em thêm yêu, thêm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với các cha ông, đối với Tổ quốc mình.

 

Bình luận (1)