Nêu đặc điểm và hậu quả của dân cư và xã hội ( bài 5 phần 2 tiết 1 )
Hãy nêu đặc điểm dân cư xã hội, dân số, phân bố dân cư, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, các thành phần chủng tộc.
Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm dân cư xã hội với phát triển kinh tế xã hội.
- So sánh mật độ dân số của ĐB sông Hồng với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, cả nước?
- Nhận xét trình độ dân cư, xã hội của vùng ĐB sông Hồng?
- Nêu đặc điểm dân cư, xã hội của vùng?
- Nêu những thuận lợi, khó khăn về đặc điểm dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế, xã hội?
Tham khao:
Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 4,78 lần trung bình cả nước. gấp 10,3 lần Trung du miền núi Bắc Bộ và 14,6 lần Tây Nguyên.
Dân cư:
+ Vùng tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số cao nhất cả nước (1179 người/km2).
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước (1,1% <1,4%) nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.
- Xã hội:
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, trên mức trung bình cả nước (9,3 > 7,4%).
+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn cả nước (26%<26,5%).
+ Thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp (280,3 nghìn đồng < 295 nghìn đồng), cho thấy sự chênh lệch lớn về mức sống của các bộ phận dân cư.
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước (94,5% >90,3%), trình độ người dân thành thị cao.
+ Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (73,7 năm > 70,9 năm).
+ Tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp hơn mức trung bình cả nước (19,9% > 23,6%).
- Quy mô dân số: khoảng 11.5 triệu người, chiếm 14.4% dân số cả nước (năm 2002).
- Thành phần dân tộc: TDMNBB là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người:
+ Tây Bắc: Thái, Mường, Dao, Mông...
+ Đông Bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông...
+ Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.
- Trình độ phát triển kinh tế của các dân tộc có sự chênh lệch:
+ Đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với địa hình đồi núi.
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa vùng Đông Bắc với Tây Bắc.
- Đặc điểm:
+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.
Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.
Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.
- Thuận lợi:
+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
+ Đa dạng về văn hoá.
- Khó khăn:
+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.
+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.
BÀI 29 + 30 + 31: DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI + KINH TẾ CHÂU PHI
Dựa vào thông tin trang 89 ( phần b), bài 29.
hãy trình bày sự phân bố dân cư?
Dựa vào thông tin trang 91, 92 ( phần 2) bài 29:
hãy nêu Hậu quả của việc gia tăng dân số tự nhiên cao?
Hãy Liên hệ thực tế; vấn đề phân biệt chủng tộc; yêu hòa bình,…?
Dựa vào thông tin trang 93,94, 97,98,99 bài 30, 31
Nêu Tình hình kinh tế Châu Phi.?
Nêu Nguyên nhân và hậu quả của quá trình đô thị hóa nhanh ở Châu Phi.?
Hãy Phân tích, nhận xét bảng số liệu tình hình dân số của 1 số quốc gia.?
1, a, Trình bày đặc điểm dân cư - xã hội Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ ?
b, Tại sao nói: Công nghiệp Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu thế giới ?
2, a, Đặc điểm địa hình của châu Đại Dương ?
b, Đặc điểm khì hậu của châu Nam Cực ?
c, Hậu quả do sự tan băng ở Nam Cực ?
3, a, Đặc điểm tự nhiên ( khí hậu, địa hình) của Châu Âu ?
b, Đặc điểm dân cư Châu Âu ?
4, Ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương với khí hậu Châu Âu ?
5, Phân tích biểu đò khí hậu các môi trường của Châu Âu ( 3 biểu đồ trang 156, 157 SGK Địa Lý 7)
MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH VỚI MÌNH ĐANG CẦN RẤT GẤP.
mọi người giúp mình với mình đang cần gấp để ôn thi.
Cảm ơn mọi người nhiều
Nêu đặc điểm nổi bật của dân cư xã hội châu Á? So sánh thành phần chủng tộc của Châu Á và Châu Âu ( 3 điểm ) *
Tham khảo!
Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới. Năm 2002, dân số châu Á là 3766 triệu người (chưa tính số dân của Liên bang Nga).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vẫn còn cao (1,3% năm 2002).
- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là chủng tộc Môngôlôit và ơrôpêôít. Có sự hoà huyết giữa các chủng tộc và các dân tộc trong mỗi quốc gia.
- Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo có số tín đồ lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki Tô giáo, An Độ giáo
So sánh:
Thành phần chủng tộc của Châu Á bao gồm: Môn – gô – lô – it, Ơ – rô – pê – ô – it và số ít Ô – xtra- lô – it.Thành phần chủng tộc của Châu Âu chủ yếu là: Ơ – rô – pê – ô – it.
=>Dân cư Châu Á có thành phần chủng tộc phong phú và đa dạng hơn so với Châu Âu.
Em tham khảo:
Ý 1:
Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới. Năm 2002, dân số châu Á là 3766 triệu người (chưa tính số dân của Liên bang Nga).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vẫn còn cao (1,3% năm 2002).
- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là chủng tộc Môngôlôit và ơrôpêôít. Có sự hoà huyết giữa các chủng tộc và các dân tộc trong mỗi quốc gia.
- Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo có số tín đồ lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki Tô giáo, An Độ giáo
Ý 2:
- So với châu Âu, thành phần chủng tộc châu Á đa dạng hơn (có cả ba chủng tộc), trong khi đó châu Âu chủ yếu là thành phần chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.
+ Châu Á chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-ít: da vàng, mũi tẹt, mắt và tóc đen, tóc thẳng, dáng người thấp bé.
+ Châu Âu phổ biển chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít: da trắng, mũi cao thẳng, tóc vàng và xoăn, dáng người cao to.
Dựa vào bảng 25.3, hình 25.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày những đặc điểm dân cư và xã hội và Trung Quốc.
- Cho biết, đặc điểm dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc?
Tham khảo:
Đặc điểm dân cư và xã hội
♦ Đặc điểm dân cư:
- Quy mô dân số: Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới với hơn 1,43 tỉ người, tỉ lệ gia tăng dân số là 0,39% (năm 2020).
- Mật độ dân số:
+ Mật độ dân số trung bình ở Trung Quốc khá cao, khoảng 150 người/km2 (năm 2020).
+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông chiếm khoảng 1/2 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung đến 90% dân cư sinh sống, miền Tây có dân cư rất thưa thớt, nhiều nơi có mật độ dân số dưới 10 người/km2.
- Thành phần dân cư: Trung Quốc có khoảng 56 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:
+ Chiếm đa số là dân tộc Hán (trên 90%).
+ Các dân tộc ít người như Mãn, Hồi, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ,... sống chủ yếu ở vùng núi và biên giới.
- Cơ cấu dân số:
+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.
+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.
- Vấn đề đô thị hóa:
+ Trung Quốc có tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, đạt 61,0% (năm 2020).
+ Đến 2020, Trung Quốc có 41 thành phố trên 3 triệu dân, trong đó Thượng Hải và Bắc Kinh là 2 thành phố đông dân nhất của Trung Quốc.
♦ Đặc điểm xã hội:
- Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ và là một trong những chiếc nôi của nền văn minh cổ đại trên thế giới, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.
- Trung Quốc tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, năm 2020 tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 96%.
- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, thể hiện qua chỉ số HDI đạt mức cao (0,764) và GNI/người là 10 530 USD (năm 2020).
- Chính sách công nghiệp hoá nông thôn của Trung Quốc đã làm thay đổi bộ mặt các làng xã.
Dựa vào hình 19.2, 19.3, 19.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày những đặc điểm dân cư và xã hội của Liên bang Nga.
- Cho biết, đặc điểm dân cư và xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của Liên bang Nga?
Tham khảo!
+ Số dân đông, năm 2005 là 143 triệu người, là nước có số dân đông thứ 8 trên thế giới. Dân số đông đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Gia tăng dân số tự nhiên chỉ có số âm và xuất cư nhiều nên số dân ngày càng giảm. Đó là nguy cơ thiếu lao động, dân số ngày càng già hóa ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
+ Cơ cấu dân số già, tỉ lệ nữ lớn hơn nam đã gây ra nhiều mặt khó khăn cho việc phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
+ Người dân Nga có trình độ học vấn cao, tỉ lệ biết chữ đạt 99%. Do đó, cung cấp nguồn lao động có chất lượn cao cho các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ khoa học – kĩ thuật.
Liên Bang Nga có nhiều dân tộc, tạo nên nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc.
+ Dân cư phân bố không đều, dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu và thưa thớt ở vùng phía Đông. Điều này ảnh hưởng đến việc khai thác thế mạnh của miền Đông, một vùng giàu tài nguyên nhưng lại thưa thớt dân.
+ Qúa trình đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị trên 70%, người dân chủ yếu sống ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh. Điều này làm giảm áp lực về xã hội, môi trường cho các thành phố lớn.
Nêu thế mạnh của đặc điểm dân cư và xã hội châu Á
- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới. Năm 2002, dân số châu Á là 3766 triệu người (chưa tính số dân của Liên bang Nga). - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vẫn còn cao (1,3% năm 2002). - Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là chủng tộc Môngôlôit và ơrôpêôít. Có sự hoà huyết giữa các chủng tộc và các dân tộc trong mỗi quốc gia. - Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo có số tín đồ lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki Tô giáo, An Độ giáo.
- Đông dân.
- Thuộc nhiều chủn tộc khác nhau.
- Là nơi xuất hiện nhiều tôn giáo lớn.
=> Phong phú đa dạng về dân tộc lẫn văn hóa.
Câu 1: Đặc điểm dân cư Nam Á , phân bố dân cư và giải thích
Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa địa hình ,khí hậu , cảnh quan phía Tây ,Đông của khu vực Nam Á
Câu 3: Đặc điểm kinh tế, xã hội khu vực Nam Á
Câu 1
Sự phần bố dân cư của Nam Á không đều:
– Dân cư tập trung đông ở các ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn như: đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển chân dãy Gát Tây và Gát Đông, khu vực sườn nam Hi-ma-lay-a.
– Dân cư thưa thớt ở: trên dãy Hi-ma-lay-a, hoang mạc Tha, sơn nguyên Pa-ki-xtan, sơn nguyên Đê-can.
Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:
– Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…). Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng bẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên cùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…
– Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư tập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông…
– Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).
– Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn- Hằng có lịch sử khai thác lâu đời nên dân cư tập trung động đúc.
Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Nam Á
- Trước đây khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.
- Tuy nhiên nền kinh tế- xã hội trong khu vực thiếu ổn định.
- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:
+ Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới.
+ Cơ cấu ngành đa dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,...còn phát triển đòi hỏi các ngành công nghệ cao, vi tính, điện tử, máy tính,...
+ Nông nghiệp: phát triển với cuộc "cách mạng Xanh" và cuộc "cách mạng Trắng".