Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Cao Thi Thuy Duong
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
19 tháng 9 2016 lúc 19:30

- Về kinh tế :

+ Nhà Đường thực hiện chế độ quân điền, phân cấp ruộng đất cho nông dân (gồm hai loại : ruộng khẩu phần và ruộng vĩnh nghiệp) và thu thuế của nông dân một cách cố định theo chế độ tô, dung, điệu.

+ Nhờ đó, nông dân có ruộng đất và yên ổn làm ăn, kinh tế phát triển nhanh chóng. Kinh tế công thương nghiệp, cả nội thương và ngoại thương đều phát triển theo đà phát triển của nông nghiệp.

-  Về chính trị :

+ Đối nội : nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh, của người tộc cai quản các địa phương, đạt chức Tiết độ sứ. Chính quyền phong kiến thời Đường được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

+ Đối ngoại : thực hiện chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ. Trung Quốc thời Đường đã trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

nguyễn hoàng khánh chi
19 tháng 9 2016 lúc 19:32

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời nhà Đường:

Thời nhà Đường,bộ máy nhà nước được củng cố và hòan thiện

đối nội : Cử người cai quản các địa phương.

- Mở nhiều khoa thi tuyển chọn nhân tài

- Giảm thuế, chia ruộng cho nông dân.

đối ngoại: Tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ

kinh tế mình ko biết

 

Min Suga
27 tháng 9 2018 lúc 20:04

Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.

Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

Lam Bao Ngoc
Xem chi tiết
Vũ Hương Hải Vi
20 tháng 2 2018 lúc 20:55

Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Các sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Người ta đã đắp đập, ngăn sông tạo thành hồ lớn và dùng sức nước chảy từ trên cao xuống để chạy tua-bin sản xuất ra điện. Các hồ chứa này còn có tác dụng giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường

Dưới thời lý, đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước. Các vua nhà Lý như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông đều theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

Thời Lý, chùa mọc lên khắp kinh thành, làng xã. Triều đình bỏ tiền ra xây dựng hàng trăm ngôi chùa. Ở các làng, nhân dân cũng đóng góp tiền của xây dựng chùa, hầu như làng xã nào cũng có chùa.

Doan Vy Han
Xem chi tiết
ST
20 tháng 1 2016 lúc 19:29

diện tích khăn trải bàn là

2 x 1,5 = 3m2

diện tích hình thoi là

( 2x 1,5 ) : 2 = 1,5 m2

Hoa Thiên Cốt
20 tháng 1 2016 lúc 19:37

diện tích khăn trải bàn là  3m2

diện tích hình thoi là 1,5m2

Hai Yen Pham
Xem chi tiết
Trần Hoàng Sơn
25 tháng 5 2016 lúc 16:09

Đề nghị bạn viết tiếng Việt có dấu nhé, nếu không sẽ không được giúp đỡ đâu.

Huy Hoang Vuong Toan
Xem chi tiết
Ái Nữ
5 tháng 5 2017 lúc 11:50

Chỉ còn vài ngày nữa thôi bánh xe của thời gian sẽ chấm vạch bước sang một năm mới. Không khí trong làng cũng nhộn nhịp hẳn lên.

Từ sáng sớm, mọi người í ới gọi nhau đi chợ Tết. Trên khuôn mặt của từng người sáng bừng một niềm vui, háo hức đón xuân. Ai ai cũng tất bật, khẩn trương dường như họ vội vã đuổi theo cỗ xe thời gian đang tăng tốc về đích. Ngoài chợ, những dãy hàng hoa tươi, cây cảnh la liệt hứa hẹn một cái Tết tưng bừng. Những tiếng chào mời mua hàng, tiếng rao hàng, tiếng xe cộ làm cho âm thanh của buổi chợ Tết thêm náo loạn.Trong làng vang lên những tiếng kêu " en ... ét" của những chú lợn được các gia đình đụng sớm. Con đường làng cũng nhộn nhịp hẳn lên bởi mọi người nghỉ hết việc đồng áng đổ ra đường đi sắm Tết. Bọn trẻ vui sướng hơn ai hết bởi chúng được nghỉ học trước Tết mấy ngày rủ nhau đi chơi khắp làng ngắm nghía những chiếc đèn lồng treo sớm mà xuýt xoa, mắt lấp lánh niềm vui. Những hàng cây bên đường được mùa xuân thay cho tấm áo mới đang hãnh diện khoe cùng gió xuân. Con sông chảy quanh làng vẫn thầm lặng hy sinh như người mẹ nuôi nấng những đứa con của mình, cần mẫn chở nước về dự trữ cho cánh đồng để bà con yên tâm ăn Tết. Em cũng được cùng mẹ cho đi sắm Tết, thật là vui biết bao, tay xách nách mang mà chẳng thấy nặng chút nào.

Thích thú nhất là tự tay trang trí nhà cửa để đón xuân. Em say sưa ngắm không biết chán cây đào có dàn đèn nhấp nháy lộng lẫy sắc xuân. Bàn thờ nhà ai cũng được bày biện đẹp mắt và mang ý nghĩa hướng về tổ tiên, nguồn cội. Càng giáp Tết, không khí càng thêm náo nức bởi những người xa quê kéo về mỗi ngày một đông, đường quê tấp nập ô tô, xe máy. Trong làng vang lên giọng ca nhí của ca sĩ Xuân Mai: " Tết Tết Tết sắp đến rồi ..." làm lòng ai cũng xốn xang.

Tết cổ truyền của dân tộc đúng là một nét văn hoá đẹp trên quê hương em. Em yêu cái tết quê em

Thai Thu Hang
Xem chi tiết
Công chúa Ange
27 tháng 1 2016 lúc 17:48

ok

HOANGTRUNGKIEN
27 tháng 1 2016 lúc 17:59

ngu

HOANGTRUNGKIEN
27 tháng 1 2016 lúc 18:00

thích thì chiều

TRUONG THI KIEU DIEM
Xem chi tiết
Fudo
9 tháng 6 2018 lúc 12:37

Những từ gạch chân ở đâu thế bạn ?

ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
9 tháng 6 2018 lúc 13:57

Bạn ko biết  gạch chân ak.

Bùi Thị Bảo Phúc
Xem chi tiết
Bui Hai Anh
Xem chi tiết
Tung Duong
25 tháng 1 2019 lúc 19:49

Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.

Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc . Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời . Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.

 

Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.
Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt.

Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em . Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.

Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây sà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.

Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hìmh ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.

Không cân biết tên
25 tháng 1 2019 lúc 19:56

Phan Cong Anh chép mạng đó

Bui Hai Anh
25 tháng 1 2019 lúc 19:58

Thank you